Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

HÀNH TRÌNH "ĐI TÌM ĐỒNG ĐỘI" (Kỳ 3)

Đỗ Hà Bắc, Lớp 7B (1971-1972)


Ngày 30/11/2012, cửa khẩu Hữu Nghị Quan
          Buổi trưa, tình cờ gặp cô Niệm khi Đoàn chúng tôi vừa qua biên giới chuẩn bị lên xe về Quế Lâm. Hóa ra cô Niệm biết được chương trình của Trường nên đã đón chúng tôi và không quên tặng mỗi thành viên một món quà nho nhỏ làm kỷ niệm cho chuyến đi này. Xưa nay cô vẫn thế. Tôi cũng không quên hỏi cô về Những ngôi mộ Việt Nam. Cô nói đã báo với Trường rồi. Lúc này tôi mới biết cô đã chuyển công tác và gia đình về Nam Ninh và không thể về dự Lễ kỷ niệm ở Quế Lâm. Đêm đó mãi gần 2h sáng Đoàn Việt Nam mới đến Quế Lâm do sự cố xe hỏng 4 tiếng trên đường cao tốc. BGH nhà trường vẫn chờ đón Đoàn và bố trí ăn nghỉ tại khách sạn 5 sao (Guilin Plaza).

  Từ trái sang phải: Đỗ Hà Bắc (TPHCM), Hồ Thị Sáu (Quảng Nam), Lê Thị Hạnh (Đà Nẵng), cô Nguyễn Thị Hòa (Hà Nội), thầy Đặng Văn Tảo (Thái Bình), Tần Hiểu Khiết (ĐHSPQT), Hoàng Ngọc Minh (Khánh Hòa), Võ Thị Kim Thanh (TT-Huế), Trần Thị Phương Lan (Đồng Tháp), Phạm Dương Tùng (Bình Định).
          Hôm sau, Đoàn Việt Nam dự Lễ khánh thành Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và phát hành cuốn sách: “Học sinh Việt Nam - Nhật ký phỏng vấn cựu học sinh các trường học Việt Nam của trường Đại học Sư phạm Quảng Tây” tại Trường mới.
Đây chính là dẫy nhà của trường Võ Thị Sáu.
 Giờ đây đã thành: Nhà lưu niệm các trường học Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam.
 Ngay sau khi về đến khách sạn  tôi tìm gặp TẦN HIỂU KHIẾT (Trưởng ban Sinh viên Quốc tế thuộc Trung tâm quan hệ Quốc tế của Trường, Phụ trách Đoàn Việt Nam trong suốt thời gian Lễ Kỷ Niệm). Tôi hơi thất vọng khi cô Tần không hề biết gì về những đề nghị của tôi trước ngày sang Quế Lâm, cũng là mục đích của tôi trong chuyến đi này.
          Với bản tính nhanh nhẹn và chu đáo, cô Tần xin lỗi tôi và lập tức gọi điện. Gần một tiếng đồng hồ điện thoại. Nhiều lần đổi số. Tôi thấy rất rõ gương mặt căng thẳng của cô Tần. Tôi chợt hiểu: không dễ gì thỏa mãn lời đề nghị đơn giản của tôi “Xin được đến thắp nén nhang cho các bạn”. Phía Trường đang phải lội ngược dòng lịch sử 40 năm về trước. Giả sử Quế Lâm chỉ có một nghĩa trang. Cách đây 40 năm nó có thể chỉ là nghĩa địa (chôn tự do). Thợ đào huyệt lúc bấy giờ ai còn sống? Nếu còn sống ai nhớ, ai truyền lại cho các thế hệ sau rằng các em bé Việt Nam đang được chôn chỗ này chỗ kia? Liệu có chuyện di dời vì quy hoạch, vì đô thị hóa?
 Sau 6 năm du học tôi đã không tự mình đến thắp hương cho ông nội tôi ở nghĩa trang Điện Nam, Điện Bàn, Quảng Nam được quy tập sau ngày giải phóng mà chính tôi đã tham gia.
Tôi đi dự Lễ trong tâm trạng thật bồn chồn.




Mít tinh Kỷ niệm được tổ chức tại cơ sở mới của Trường, cách Trường cũ 30km.
 Nghe đâu chi phí cho toàn bộ Lễ Kỷ Niệm 80 năm thành lập trường ĐHSP Quảng Tây lên đến … 2 triệu USD.
Thật may mắn, hai ngày sau tôi được thông báo: chiều ngày mai (là ngày cuối cùng chúng tôi ở lại Quế Lâm) sẽ có người đưa tôi đi thắp hương cho các bạn. Tôi như người trong mơ.

2 nhận xét:

  1. Anh còn gì nữa thì viết tiếp đi.Sốt ruột quá!

    Trả lờiXóa
  2. Lùng bùng chèn ảnh mất 2 ngày.Nhờ ko ai trả lời. Tự mày mò mãi tối qua mới được đấy. Anh đang cố...đẩy nhanh tiến độ.

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]