Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

LỜI HỨA

Các Quế có nhớ câu chuyện " LỜI HỨA " của Liên Xô thì phải mà các thầy đã kể cho chúng ta nghe không . Đại ý là có mấy đứa trẻ con chơi với nhau , chúng đóng vai là những người lính . Đứa đóng vai chỉ huy giao cho đứa đóng lính phải đứng gác 1 địa điểm . Khổ thay " ông chỉ huy " sau khi giao nhiệm vụ cho "lính" thì đi chơi chỗ khác và quên mất tiu . Đến chiều tối , 1 vị sỹ quan (thật) đi ngang qua thấy 1 chú bé đứng khóc nức nở , ông dừng lại hỏi thăm . Nghe xong , ông nói chú bé về nhà đi , chú bé nhất định không chịu vì chỉ huy chưa cho phép . Ông liền đứng nghiêm ra lệnh : tôi ( gì gì đấy ) ra lệnh cho đồng chí binh nhì được trở về nhà . " Binh nhì " vẫn chưa chịu , hỏi lại : thế bác cấp bậc gì , có cao hơn chỉ huy của cháu không ? May quá , bác ấy cao hơn và chú bé vui vẻ chạy về nhà .
Chắc việc giữ lời ấn tượng quá nên Quế mình cũng rất giữ lời . Điển hình là đây .


Người trong hình đã đứng tại cái nhà kèn này từ lúc nó còn tốt cho đến bây giờ gần sập . Tức là từ lúc bạn í học lớp 1 ( đầu năm 1968 ) đến giờ , chỉ vì một lời hứa . Bạn í kể rằng , có 1 anh bên trường dân tộc hẹn bạn và 1 bạn nữa tới nhà kèn này để cho tiền mua kẹo . Thế là bạn với bạn kia chia nhau đứng từ sáng đến tối mà chả thấy mạnh thường quân đâu . Đến giờ vẫn chưa thấy . Hai bạn đã truy tìm tung tích anh í trên khắp 6 tỉnh Tây Nguyên mà vẫn chưa ra .
 Nay hai bạn nhờ Ráo đăng lên đây , các bạn nào bít nhà Mạnh Thường Quân đó ở đâu thì chỉ dùm . Cám ơn lắm lắm .

21 nhận xét:

  1. Sao từ nhỏ đã bị lừa rùi hả? Tội nghiệp bạn tui chưa kìa. Thôi, về đi. Tự kiếm tiền nhé M.Linh. Lần sau đi nhà kèn nữa... Hihi.

    H.T.Hương

    Trả lờiXóa
  2. Cái này ở trường cũ, bọ ko biết. Sao gọi là nhà kèn ta?

    TGTB

    Trả lờiXóa
  3. Không bít sao lại gọi thế nhưng kêu là nhà kèn từ hồi nớ . Nhà kèn này cách nhà ở lớp 2 của Ráo có mấy bước chân thôi .

    Trả lờiXóa
  4. Nhà kèn nhẽ do mấy Quế trước kia học ở Hải phòng, mà Hải phòng có cái nhà kèn to khi sang Quế thấy nó giống nhà kèn HP thì đặt luôn tên như vậy. Còn tại sao là kèn thì tôi gúc được như sau:

    Nhà kèn tại Hải Phòng là công trình kiến trúc do người Pháp xây dựng vào đầu thế kỷ XX, cùng thời điểm xây dựng với nhà kèn Hà Nội. Nhà kèn có kiến trúc nhà 8 mái, lợp tôn dày, có vườn hoa nhỏ bao quanh tạo ra khuôn viên thoáng đãng, thanh bình. Ban đầu, người Pháp sử dụng nhà kèn làm nơi cho quân lính tập chơi kèn vào chiều thứ bảy, sáng chủ nhật hàng tuần. Thời kỳ này, vào mỗi buổi tập người Pháp thường chơi ba bài kèn, trong đó có bài dùng để đánh thức quân lính dậy.
    Nhà kèn Hải Phòng lúc đầu được làm bằng khung sắt mái lợp tôn như trong bức ảnh bên trái. Về sau được dỡ đi làm lại bằng kết cấu gạch đá bê tông cốt thép, mái ngói như các bạn vẫn thấy ngày nay.

    He he không biết bê hình sang, thôi mời cả chợ tự gúc nhé.

    Trả lờiXóa
  5. Nhà kèn là nhà để đến đó tập kèn, chơi kèn... giống như gọi là nhà ăn là nơi để ngồi ăn, đứng ăn (vì ghế bị các Quế lấy mặt làm súng diêm rùi), nhà bếp, nhà giặt... có thía mà TGTB cũng hông biết mới lọa đó!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừ hỉu rùi: Nhà cầu là đến đó tập đá cầu, nhà ga là đế đó tập yo-ga, nhà thổ là đế đó tập...thổ. Hôn biết mới lọa!!!

      Xóa
  6. Hồn nhiên kể cho chị N.H nghe, ai ngờ chị pót lên. Mà cũng thông cảm thôi, cấp 1 đứa nào chả thèm tiền, vì có được phát tiền đâu. Một hôm Loan mít nhặt được 1 hào ở căn tin, thế là liên tục các ngày sau đó, cả lũ xuống căn tin chổng mông nhỉn xuống gầm kệ căn tin xem có ai đánh rơi tiền không. Baó hại có hôm thầy Chu Thanh thấy hỏi các cháu làm gì thế ...:))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Ta đứng đây mắt nhìn tứ hướng
      Trông lại 48 năm, trông đến nhiều năm"
      Truyền thống của lũ Quế nhặt của rơi là lỉn luôn xuất phát từ cái 1 hào ni đây.

      Xóa
  7. @M.Linh : nhờ thế mà có thêm kỷ niệm được lưu giữ . Hôm đó nhờ có M.Linh chứ không thì biết đâu mà tìm vì khu vực này lại bị cắt ra khỏi CĐSP QT .
    Vụ Loan mít cực hay lun . :)) :)) :))

    Trả lờiXóa
  8. Trường cũ gốc là trường Quế Trung (SP Trung Hoa ở Quế Lâm) thành lập từ thời Tôn Trung Sơn (Trung Hoa dân quốc) chiếm một phần trong khuôn viên của Tín Lăng vương thời Minh. Trong khuôn viên chia làm nhiều khu có nhà dài với, hồ sen và các khuê các (nhà kèn) để gia đình thưởng lãm nghe tấu nhạc kèn sáo - từ đó có tên nhà kèn
    Tại nhà BGĐ khu HSMN có 2 cái khá nguyên vẹn. Đoạn giữa trường NVB với trường VTS có 3 cái (2 cái hư hỏng nặng) còn 1 cái quây lưới nhốt 2 con khỉ. Tụi nhok VTS hay ví chị Monich và Irene mỗi khi gặp các chị đi dạo chơi qua VTS. Tụi nhok cũng hay lén bẻ mắt lưỡi kẽm ở nhà kèn để bắn nhau. Hix, mù mắt như chơi
    Đó lịch sử thế đấy a. Dũng Công Trần

    Ba chột

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chột quay lại trường lúc nào mà thông thạo thế hè?

      Xóa
    2. Năm 1996 tui theo đoàn Doanh nghiệp TPHCM dự Hội chợ Nam Ninh, rồi được TQ tổ chức tour đi Quế Lâm 5 ngày. Khi cả đoàn cũng đi Dương Sóc, trên thuyền HDV giới thiệu lịch sử Quế Lâm (có phiên dịch chung và riêng, vì trong đoàn có mấy ông Ba Tàu, DN Đài Loan, Hồng Kong, Chợ Lớn đầu tư tại TPHCM) đến đoạn cầu Giải phóng, tui buộc miêng thốt: Chỗ này khi xưa tui nhảy từ trên đó xuống. Cả đoàn há hốc miệng nhìn tui như quái vật khi họ thấy cây cầu cao tới hơn mười mấy thước. Người HDV sau khi được dịch lại lời nói đã hỏi tui: "Vậy tiên sinh ở Quế Lâm khi nào?" Trúng đài tui xổ lun: 1967 - 1975. Người HDV gật đầu nói: Đúng rồi,thời gian đó tại Quế Lâm có trường của học sinh Việt Nam (họ ko nói là HSMN) những học sinh đó rất gan, họ nhảy từ cầu Giải phóng xuống sông. Hehe, thế là mặt cứ vênh lên. Hôm sau lại được tham quan thành Tín Lăng vương (trường cũ) rồi Phục Ba sơn có miếu thờ Nam Việt đại vương Phục Ba tướng quân Mã Viện. Khi biết lịch sử thấy ghét ko thèm lên núi, mấy ông Ba Tàu năn nỉ quyết ko lên, thế là ngồi dưới núi nhậu chờ đoàn xuống.
      Riêng trường mới thì ko về vì đoàn ko đi hướng đó - họ gọi là Khu đô thị Mới (giống cách gọi quận 3 cũ của Đà Nẵng)
      Ba chột

      Xóa
    3. "Khu học xá Quế Lâm nằm ở Giáp Sơn: trước năm 1949, là trường dành cho con em cán bộ cao cấp của Quốc dân Đảng. Những năm 1953-1957, là Trường Thiếu nhi Việt Nam. Từ năm 1967, dành cho các trường cấp 1, cấp 2 Nguyễn Văn Bé, Dân tộc Trung ương, Võ Thị Sáu. Nay là cụm trường sư phạm thành phố Quế Lâm. Gần công viên Lô Địch Nham."

      Xóa
  9. Nhà văn Gai-Đa có câu chuyện 1 ngày, còn Dangnguyethong có câu chuyện kéo dài cả mấy chục năm

    T.H.Hà

    Trả lờiXóa
  10. Một câu chuyện rất dễ thương,hổng đụng hàng của Quế !

    Trả lờiXóa
  11. Biết ai " phó nháy " cho Mộng Linh bức hình trong nhà Kèn đó ko ? Tớ đấy , phải cảm ơn M.Linh vì đã ko quên vị trí của nó . Cả bọn háo hức khi đứng từ xa trông thấy nó , rồi đứa kìm nén được cảm xúc thì đi theo cổng chính vào , còn ko thì chui hàng rào vào cho nhanh . Nó đây nhà Kèn , hoang tàn âm u , xuông cấp theo thời gian . Nhưng đối với những thằng nhóc Quế chúng tôi thì là cả một trời kỉ niệm . Nó là nơi ẩn nấp khi chúng tôi trốn học , là nơi đêm tối trời cho than hồng vào ống bơ rồi quay cho tàn lửa bay đầy trời như ma trơi và nó cũng là nơi làm võ đài để mấy thằng nhóc chúng tôi nói chuyện với nhau bằng chân , tay . Còn , còn nhiều kỉ niệm lắm với cái nhà Kèn thân yêu này . Vì sao gọi là nhà Kèn là vì : thỉnh thoảng vào buổi chiều các chú bộ đội T.Q ra đậy tập thổi kèn , đơn giản vậy thôi .

    Thái Ngọc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Ngọc biết ai là người trèo tường vào không, MINH CHÂU đó, mà lúc đó không chợp ảnh kịp

      Xóa
  12. @TGTB: muốn biết tại sao gọi nhà kèn, đệ ra Huế một chiều thứ bảy nào đó, tại công viên trước trường ĐHSP, bên cầu Tràng Tiền sẽ thấy!
    @Ba Chột: Hồi bên đó MF chỉ nghe tên trường là Quế Trung, sau này không hiểu sao cứ nghe cô Niệm kêu là Giáp Sơn. Nghe là lạ. Năm 2005 lần đầu MF trở lại QL với các GS Trung Quốc, thực hiện buổi giảng cho nhà nông vùng Lâm Quế, họ ra sức tìm cách cho MF thỏa ước được tìm về trường, MF không biết làm sao nói với họ là cái trường nào, vì lãnh đạo thành phố toàn những người không biết có sự tồn tại của cái trường HS Việt Nam. May mà MF nhớ cái tên Quế Trung và cầu Hoa, thế là họ đưa về đúng chóc trường cũ. Thấy trường quen quen lạ lạ, sợ mừng hụt, MF phải gọi điện thoại về cho thầy Quốc Thái! Khi thầy nói đúng rồi đó, chúc mừng em! MF mới thở phào!

    Trả lờiXóa
  13. @ Mộng Linh : Lúc mới đến em đã dẫn tụi chị ra gần tới nơi nhưng cả lũ lại bị bắt quay vô để đi theo đoàn . Đến cái nhà kèn có cái bia HDV giới thiệu gì đó ( Quế nào nghe thì nói lại cho biết coi ) , cả lũ lại len lén chuồn về lối cũ . Chị , anh Chí Dân , anh Thái Ngọc sướng quá chụp đủ kiểu về cái nhà ở năm lớp 2 . Một hồi sực nhớ không thấy chị Minh Châu đâu , anh T.Ngọc kêu ơi ơi , chị M.Châu lúc đó đang từ từ đi đến nghe kêu mừng quýnh quáng hết thấy cổng vô bèn chui " lỗ chó " lun . Anh T. Ngọc cười kha kha kha , khoái chí thấy rõ .

    Trả lờiXóa
  14. Lúc đó nào còn biết đâu là cổng trường và đâu lỗ chó, thấy chui qua được là xé rào nhảy vô, đó là tìm lại cảm giác xưa trèo tường chốn lớp đi chơi đó mí bạn. Cám ơn Mộng Linh đã xác định c. xác vị trí nơi mình muốn tìm. Nỗi vui sướng đó tới bây giờ còn nguyên vẹn, cảm thấy đã thỏa ước nguyện sau chuyến đi trở về.

    Quế TV

    Trả lờiXóa
  15. Hây dza cái lỗ Ó í là cái con Miu nè nó kêu Chị Châu,anh Ngọc kêu chị kìa,khi nớ chị ì ạch,hổn hển chạy...hehehe..Mèo biểu lỗ đây,lỗ đây..Chị Châu luýnh quýnh thò cái đầu vô..không không lỗ này,lỗ này mới nhanh..thế là lại thụt ra,tọt vô lỗ kia...nghĩ lại mắc cười chị Minh Châu Nguyễn nhể....Còn mấy cái lỗ nữa chắc chị cũng nghe theo cái con Miu này..ha.ha..

    PL

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]