Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

GỬI XH

Đúng là chim se sẻ. Tôi "nhốt" khá nhiều loài chim này trong ổ cứng. Vậy mà khi mình cần, chúng biến sạch cả...XH coi đỡ.
 
Thiếu sẻ thì bù "cò lửa" vào thôi.

Bên mình cũng thấy giống "cò" này nhưng màu trắng. Chắc tại "zú" chưa chín?

Điệu!

Bạn có thấy se sẻ trong rừng sâu bao giờ chưa? Con người có thể
sống thiếu chúng, nhưng Chúng không thể sống thiếu con người.

XH coi kỹ. Có con nào là "chim nhà mình"?


Se sẻ lúc bình minh
Chắc không có loài chim hoang dã nào thích gần người hơn chúng!
Chúng biết chia sẻ nỗi cô đơn với cả người già? Tuyệt!

9 nhận xét:

  1. Há há, cảm ơn bác TM. Bốn ảnh đầu là cò chân dài nhe, đẹp đến từng xăng ti phân, ngại ghê. Mấy chú sau là chim ri, mỏ to vật, chỉ mấy chú cuối thôi trông xấu xấu tí nhưng là bạn các cụ đấy, hehe

    Trả lờiXóa
  2. Quên chưa đưa linh: https://www.youtube.com/watch?v=CAUSq8O5mNY

    Về trẻ thơ nhé bạn tôi ơi.

    Trả lờiXóa
  3. Xem hình a TM,nghe a XH nói chim ri,ở c1 quế có bài:chim ri đi nhặt thóc vàng.Thóc đâu chẳng thấy,thấy đoàn thiếu nhi.Trống cờ biểu ngữ theo đi.Nhặt bông thóc vãi đem về nhập kho.Hôm đó chim ri hong may rùi
    -đám chim sẻ nhà má a XH hay nha,an ủi người già cô đơn một chắc,có hai chắc nó sơ tán nơi khác liền,hay ha w-)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @UL: Nếu biết nuôi chim sẻ, nó sẽ mến và theo người còn hơn cả các con chó thông minh!

      Xóa
  4. Ai nghĩ là hài thì là hài. Ai nghĩ là nghiêm chỉnh thì là nghiêm chỉnh.

    @ Đơn khiếu nại nhà xuất bản của cô Tấm.

    Tôi, ký tên dưới đơn khiếu nại này là Nguyễn Thị Tấm, con ông Hai Lúa và bà Năm Gạo. Tôi xin đại diện cho cả em gái là Nguyễn Thị Cám, khiếu nại nhà xuất bản, yêu cầu phải sửa lại vài chi tiết quan trọng trong truyện “Tấm và Cám”.

    Trước đây, chị em tôi vốn dốt nát, quê mùa nên bị tác giả bịa chuyện, đưa vào nhiều chi tiết không có thực, vô đạo đức, khiến cho đọc giả nghĩ là hai chị em tôi bất hòa, mang tiếng xấu với chòm xóm và trong văn học. May sao, do có quyển sách “Truyện cổ tích” bị đem ra hiệu sách cũ bán lại. Trên kệ sách nọ, chị em chúng tôi vô tình được nằm gần những quyển sách khác, được học hỏi, được nghe tranh luận mà biết thêm nhiều điều, giúp cho đầu óc sáng ra. Bây giờ thì chúng tôi đã biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ nên mạnh dạn viết đơn khiếu nại này. Dù sao thì chất quê mùa cũng còn thấm đậm trong con người chị em tôi, nên đơn khiếu nại này viết có gì sai sót, mong các vị biên tập bỏ qua cho.

    Trước hết, phân tích về nguồn gốc truyện.
    Chị em tôi là Tấm và Cám, như vậy, cha mẹ phải là Lúa và Gạo. Cụ thể là Hai Lúa và Năm Gạo. Lúa và Gạo thì toàn cõi này đều có, nhưng nếu là Hai Lúa, Năm Gạo thì chắc là dân Nam phần. Vì vậy, nhà xuất bản cho phép tôi được nghi ngờ, tác giả từng là người sống ở Nam thành, tức Gia Định thành.Cái đoạn “so hài để tìm chân người đẹp”, rõ ràng là ăn cắp ý của truyện cổ tích thần thoại nước ngoài. Bởi vì ở Việt Nam ta thời đó, phụ nữ chưa mang giày hay hài, mà chỉ mang guốc. Chúng tôi lại là dân quê, lao động vất vả quanh năm, làm sao bàn chân có thể nhỏ được. Nhưng cái chính ở đây, tôi muốn nêu thêm một nghi ngờ khác, tác giả phải là người có gốc Tàu nên mới có tư tưởng cho rằng bàn chân nhỏ là đẹp.
    Kết hợp hai ý vừa nêu, tác giả có thể là dân Minh Hương, sống ở vùng Gia Định thành. Thời đó, dân Minh Hương sống nhiều nhất ở vùng Nam phần này.

    Chi tiết tôi trả thù em gái mình, lừa nó tắm nước sôi chết để làm mắm, khiến chúng tôi có nghi ngờ tác giả là một kẻ tội phạm, trốn sự truy nã của chính quyền nhà Thanh. Sau đó, tác giả đến phương Nam, sống bằng nghề làm mắm.

    Kết hợp thêm ý này, khiến tôi nghi ngờ tác giả là người Minh Hương, sống tại vùng Hà Tiên. Tác giả nêu chi tiết, tôi được nhà vua để ý và cưới làm vợ. Điều này nói lên, rằng người đó đang rất nghèo nên có giấc mơ một bước làm giàu. Thời đó chưa có trò chơi vé số, nên ước mơ đơn giản nhất vẫn là lấy được vợ hay chồng giàu.
    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @ Đơn khiếu nại nhà xuất bản của cô Tấm. (tiếp và hết)

      Từ đó, ta thấy lộ dần bộ mặt thật của tác giả.
      Và như vậy, tôi có cơ sở để phủ nhận nhiều các chi tiết trong truyện. Bây giờ tôi xin nêu những vấn đề mà nhà xuất bản cần sửa đổi.
      Chị em chúng tôi là Tấm và Cám. Ai cũng biết, thời của chúng tôi, không có máy móc xay xát hiện đại, mà chỉ có chày cối, nên trong tấm thì luôn có cám, trong cám luôn có tấm. Từ đó suy ra, chị em chúng tôi rất gắn bó với nhau, tình cảm đậm đà, sâu nặng, khó mà tách rời. Do đó, tất cả những chi tiết “chị em tôi bất hòa, năm lần bảy lượt em Cám hại tôi”, xin nhà xuất bản cắt bỏ hết.
      Và quan trọng nhất, mà tôi xin nhấn mạnh, là cái chi tiết cuối cùng, tôi trả thù em Cám, lừa cho em tắm nước sôi chết rồi đem xác làm mắm, thì không thể chấp nhận. Chúng tôi dẫu nhà quê, ít được giáo dục, nhưng lại giàu lòng nhân ái, rộng rãi, hào phóng... không thể xử sự tàn ác như vậy. Nếu nhà xuất bản còn giữ chi tiết này, đã có hại cho sự nghiệp giáo dục trẻ em, mà còn làm mất cảm tình của bè bạn năm châu.
      Ngày nay, nhiều chị em lấy chồng nước ngoài. Nếu những ông chồng đó mà đọc truyện “Tấm và Cám” ắt sẽ sợ chết khiếp. Họ chẳng biết lúc nào thì con vợ thèm mắm, giết chết mình để làm cái món quốc hồn quốc túy thuần Việt này.
      Một chi tiết nữa cũng nên xem xét để bỏ. Chị em chúng tôi vốn quê mùa, nên dẫu có chút nhan sắc, thì cũng vẫn thô kệch, đen đúa, vô học, làm sao nhà vua có thể ngó ngàng đến ?. Cho nên chi tiết nhà vua cưới tôi là chuyện hoang đường. Trong lịch sử chỉ có mỗi một bà hoàng hậu Ỷ Lan là gốc dân quê. Nhưng xét cho cùng, bà Ỷ Lan là dân trồng dâu nuôi tằm, ít phải lao động chân tay, không phải dầm mưa dãi nắng, nên được vua Trần đoái hoài còn hợp lý.
      Nhắc lại đoạn trên, cái chi tiết “tìm người chân nhỏ để mang vừa chiếc hài” hoàn toàn không mang màu sắc văn hóa Việt Nam, nên cần loại bỏ.
      Tôi vốn chỉ được học lóm khi nằm trên kệ sách, nên viết đơn này có phần không chặc chẽ, thiếu ý tứ. Chỉ mong nhà xuất bản dựa trên tinh thần của đơn mà sửa chữa lại nội dung truyện để cho truyện cổ tích Việt Nam trở nên hay hơn, trong sáng hơn, giàu ý nghĩa giáo dục hơn, đúng với thể loại cổ tích.
      Saigon, ngày... tháng 08 năm 2015
      Nay kính đơn.
      (ký tên)
      Nguyễn Thị Tấm.

      Từ FaceBook của Tô Quang Anh (Quang Anh To)

      Xóa
  5. @UL: Xem ra bạn và XH không phân biệt được chim sẻ với chim ri rồi. Nếu bác Gúc có bí thì cứ hỏi ...tôi:D

    Trả lờiXóa
  6. Sori bác TM, quả là nhầm thật, mà sao bọn sẻ nó sống ở nơi rừng rậm nhẻ.

    Trả lờiXóa
  7. @XH: Trong tự nhiên, bọn sẻ không bao giờ sống ở trong rừng rậm (nơi không có người). Chúng chỉ thích sống gần người như con người thích sẻ...rôti vậy. Chẳng trách, với con người, chúng luôn "kính nhi viễn chi"- giữ một khoảng cách an toàn!

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]