Nhân họp Trỗi lần này, tôi mới có dịp thăm trường QHH. Nó khác xa với những gì mình hình dung qua sách báo. Ngôi trường tuyệt đẹp, nếu tôi không muốn nói là đẹp nhất Việt Nam.
Trường được thành lập từ năm 1896, xây theo kiểu Pháp vào đầu thế kỷ 20. Khuôn viên trường là cả không gian khoáng đạt hài hòa, cách quy hoạch làm người ta liên tưởng đến sự nề nếp. Đúng là “trường ra trường , lớp ra lớp”, một ngôi trường rất...môi trường, hàng cây xanh mướt phủ bóng lên những con đường nội bộ rộng rãi thênh thang. Rất nhiều ghế đá đặt ở nơi đây, khiến sân trường như một công viên thu nhỏ...hẳn đám học trò chả buồn “cúp cua” bởi nơi khác chắc gì đã đẹp hơn đây?
Môi trường tự nhiên, môi trường sư phạm như tôn tạo, hòa lẫn vào nhau. Được học ở đây quả là may mắn. Ngắm nhìn sân chơi, lớp học sơn màu nâu thổ ẩn hiện dưới tàng cây lấp loáng nắng chiều, lòng ta dấy lên cảm giác thật yên lành và lãng mạn . Hoa phượng vẫn đỏ và ve vẫn kêu, tâm hồn mẫn cảm của đám học trò chắc sẽ rung lên xao xuyến, nhớ lắm những kỷ niệm êm đềm của tuổi hoa niên. Rời ghế nhà trường, lớp trẻ sẽ lên đường với bao hoài bão, ước mơ và khát vọng …Cuộc đời, cuộc đời, tất cả đang còn là phía trước .
Có Một hiện tượng sư phạm rất lạ, rất đặc biệt: “ ở ngôi trường này biết bao chiến sĩ Cách mạng ưu tú của Ðảng, bao nhiêu nhà hoạt động văn hoá xuất sắc đã từng học như: đồng chí Tổng Bí thư đầu tiên của Ðảng- Trần Phú, đồng chí Nguyễn Chí Diểu, Lê Duẩn, Phạm văn Ðồng, Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu... Trong lòng Quốc Học Huế đã có nhiều thầy giáo Việt nam ưu tú, có nhiều học sinh ưu tú đóng góp đáng kể cho sự nghiệp giáo dục qua các chặng đường lịch sử của dân tộc”.
Các quan thuộc địa, đã cố công đầu tư vào giáo dục hòng tạo ra một tầng lớp có học, cúc cung phục vụ chính quyền hẳn sẽ “đau lòng” lắm. Nếu còn, họ sẽ phải tiến hành “cải cách GD”, “viết lại giáo trình” và biết đâu ngài hiệu trưởng đáng kính còn bị kiểm điểm...bởi ý đồ tạo ra các quan lại, công chức cổ cồn nô lệ, trung thành với Mẫu quốc đã thất bại.
Tôi suýt bật cười với ý nghĩ trên. Họ dạy dỗ kiểu gì mà để chính những học sinh xuất sắc nhất của trường, sau này tiếp tục “học nâng cao” trong “Trường đại học lớn- nhà tù đế quốc” đã biến thành những chiến sĩ cộng sản kiên cường đào mồ chôn chủ nghĩa thực dân?
Bồi hồi đứng ngắm pho tượng “Người học sinh số một” của trường- Nguyễn Tất Thành, tôi bỗng thấy nao nao: rất nhiều cán bộ CM thuộc “thế hệ vàng” đã xuất phát từ ngôi trường này. Chính Bác Hồ, bằng niềm tin mãnh liệt vào lớp trẻ- những thanh niên yêu nước VN, đã lập ra tổ chức Thanh niên CM đồng chí hội, “khởi nghiệp” cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng của mình. Lớp thanh niên giàu lý tưởng đó, nằm lòng các tác phẩm của Bailzac, Victor Hugo… Họ không cần “đốt sách Tây” một cách cực đoan, họ “gạn đục khơi trong”, “tiếp thu có phê phán” để rồi tìm thấy, chắt lọc lấy tinh hoa, ánh sáng văn minh “Tự do- Bình đằng - Bác ái” đầy tính nhân văn của nền văn hóa Pháp. Họ đã dùng chính thứ vũ khí này để đấu tranh giành Độc- Tự do cho tổ quốc.
Trí tuệ VN là vậy, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là vậy. Nó giúp con người trở nên sáng suốt , tỉnh táo, quả cảm và sáng tạo một cách lạ lùng. Đó chính là cái làm nên bản sắc của nền văn hóa Việt.
Tôi rất muốn vào trong lớp, chụp hình nơi Bác ngồi học năm xưa…liệu giờ bàn ghế có còn đây không nhỉ? Mình đang bấm máy, hình ảnh bỗng dưng như thấy nhòe đi…
Dời bước khỏi cổng trường, tôi cảm thấy thiêu thiếu một cái gì. Cảm giác ấy hiện lên rõ dần trong tâm trí: Hè rồi, đám học trò phiêu dạt khắp nơi, ngôi trường đẹp tựa cánh đồng lúa miên man dợn sóng tận chân trời mà sao như vắng bóng những cánh có lãng du dặt dìu trong nắng sớm? Tiếng trống tựu trường rồi sẽ vang lên, “đàn cò” học sinh sẽ hội về trong tà áo trắng tinh khôi, không gian vỡ òa, “cánh đồng Quốc học” lại ngập tràn sức sống ...
nắng chiều trên những tàng cây |
Mâm cúng âm hồn ngày thất thủ kinh đô Huế 25 tháng 5 âm lịch ( 5-7-1885) |
Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong, thường được gọi là " Bia quốc học" đối diện cổng trường |
Cám ơn đại ca, lần đầu tiên muội đọc một bài viết về trường Quốc học có những cảm xúc sâu lắng như thế, và kèm theo những tấm hình xuất sắc như thế! Hiệu trưởng trường Quốc học hiện tại là Bửu Tuấn, một người bạn chí thiết của muội, là "sư phụ" của 2 Quế con nhà MF, muội sẽ cho thầy đọc bài này.
Trả lờiXóaTấm hình "Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong" đại ca chộp được lúc nào mà độc dữ!
Chi mà đẹp , đẹp rứa hè . Chi mà tuyệt , tuyệt rứa hè
Trả lờiXóaCác trường mà Pháp xây đều đẹp rứa . Nhưng ở Sài thành bi giờ như Lê Hồng Phong , Nguyễn Thị Minh Khai , Maricuri tân cổ giao duyên hết rùi .
Trả lờiXóa-@MF: Tinh mắt đấy. Đó cũng là tấm hình mà huynh tâm đắc nhất chiều ấy. Nó chụp lúc ra xe.
Trả lờiXóaNguyên văn lời chú bức ảnh:" Trước cổng trường có tấm bình phong, sau nó là dòng Hương giang thơ mộng. Tôi phải loay hoay một hồi trước khi bấm máy,cố lấy cho được ánh vàng lóe lên bên đám mây chiều xứ Huế lúc hoàng hôn, nó quý phái, yêu kiều, đài các hơn nơi khác...Vậy mới là đất Thần Kinh- Kinh đô của các quần thần Vương triều Nguyễn", song vì nó không phù hợp với ngữ cảnh của bài viết nên đành vứt bỏ.
Vẫn tiếc mãi,chưa chụp được bộ ảnh bình minh, hoàng hôn sông Hương.
-Ráo em: Đang luyện "nội ngữ" tiếng Huế à? Vui thật!
- Ráo chị: SG đất chật người đông,học sinh nhiều như kiến, các trường Tây cũ giữ nguyên được như QHH là rất khó.
@TM: "Vẫn tiếc mãi,chưa chụp được bộ ảnh bình minh, hoàng hôn sông Hương" Sông Hương còn đó lâu mà, miễn đại ca còn lui tới là còn chụp được! :) :)
Trả lờiXóaBộ ảnh của huynh TM rất đẹp, nhất là tấm chụp Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong, nghệ thuật ngược sáng rất ấn tượng. Tuy nhiên, xem ảnh, vẫn "cảm thấy thiêu thiếu một cái gì". Tác giả đã nhận ra điều đó, phải chi có thêm những bóng áo dài trắng, chủ nhân của ngôi trường này, thì ảnh sẽ sống động biết nhường nào! Dù sao cũng xin cảm ơn huynh đã cho các QUẾ được thưởng thức vẻ đẹp không chỉ về truyền thống mà cả về kiến trúc của ngôi trường đã quá nổi tiếng này!
Trả lờiXóa@TM: "Nhưng rồi cụ sẽ cười tươi khi biết chúng tôi vừa ghé thăm Bác Hồ của cụ." Bác Hồ là của chung chứ, anh này, em thật. Đùa thôi trong ngữ cảnh ấy phải cho là của cụ nhể, đặng cụ xí xóa cho.
Trả lờiXóaCông nhận bác là thợ chớp tay chuyên.
Có một điều còn thiếu trong tôi, ấy là từ thở bé đến giờ có hai chỗ nổi tiếng là Huế và Đà lạt thì tôi lại chưa bước chân tới. Rất may hôm nay lại được rong ruổi cùng T.Hà và đồng bọn dầu khí tới Đà lạt. Ây dà quê quê là...
Đang hè thì mần chi có áo dài ơi được .
Trả lờiXóa@XH:
Trả lờiXóaMình nói "Bác Hồ của cụ" là đã cân nhắc và có dụng ý. Với một số người, ngoài Bác Hồ chung, họ còn tìm thấy một Bác Hồ riêng cho mình,chuyện này rất tinh tế...
Bạn có trò chuyện với cha MF mới thấy cái "tình riêng" của cụ với Bác nó sâu, nó nặng đến mức nào. Bác Hồ trở thành "của cụ" là vậy đấy.
TM
Chưa đọc những lời viết hay về trường, chỉ thấy cảnh tác giả chụp quá đẹp. Phải công nhận khu vực các trường ĐH và các trường học bên sông Hương có những cây xanh rợp mát, cảnh u tịch khiến ta muốn chiêm ngưỡng và lim zim ngủ( trên 1 cái võng đu đưa là phái nhứt). Lạ chưa?!
Trả lờiXóa