Tâm sự người đọc cọp Blog http://bantbe.blogspot.com
Mấy năm rồi nhỉ, tôi đọc Blog của các bạn tôi, từ Quế Lâm với Pasword “quelam”, rồi đến địa chỉ này. Không đọc hết được bởi còn phải đi làm, chỉ chăm chăm xem có thêm bao bạn mới biết tìm đến Blog này, để tìm bạn cũ. Thật mừng có ai đó, bỗng nhiên còm vài chữ, thế là lại kết nối. Bao nhiêu còm lao xao với câu hỏi ai thế nhỉ, học khóa nào?, đang ở đâu? Email, điện thoại? Rồi tâm sự, trao đổi để biết mình đang còm với ai mà vẫn chỉ thấy “Nặc danh nói”. Có những bạn, biết là Quế đấy nhưng vẫn không xuất đầu lộ diện. Có thể chúng ta vẫn gặp nhau ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang trong những lần gặp tình cờ hay cuộc hội ngộ HSMN Quế Lâm, Đông Triều. Có khi bạn gặp hàng ngày, cười vui “mày đấy à!”. Nhưng trên Blog sao vẫn thích là “Nặc danh nói”, có lẽ những ND có nhiều tâm sự không dám lộ tên. Biết đâu đấy có bao tình bạn hoặc trên tình bạn mà muốn mượn Blog này tâm sự.
Tối về, ngồi ôm máy tính, mở Blog, lúc cười vui, lúc rưng nước mắt, tâm trạng thất thường như trẻ nhỏ nhạy cảm ngày còn đi học. Vợ hỏi anh có ai rồi mà sao tối nào về cũng ôm máy, chát hoài vậy. Có gì đâu em, anh gặp lại nhiều bạn cũ, từ ngày bọn anh còn sắp thành hàng, cởi truồng để cho các má kỳ cọ, hết đứa này đến đứa khác không kể là trai hay gái. Tưởng là không phân biệt trai gái, nhưng có đấy. Tụi anh toàn những đứa xa cha, mẹ, chỉ cùng anh chị em sống với nhau cùng má, cô, thầy. Tên tắt này là ai vậy anh, là người ngày đó đến nhà mình tìm anh đó, còn ai đây, bạn trên anh một lớp và còn đây là bạn học dưới anh hai lớp. Sao bạn anh lúc lớp trên, lớp dưới, tụi anh học cùng lớp nhưng không đồng tuổi, có người lớn anh gọi bằng “ông” còn lại chỉ mày tao thôi. Trong bạn gái của anh có ai là người xưa của anh không, tôi chỉ cười không nói. Sao anh chỉ đọc cọp mà không thấy tên anh trong các còm, anh là tên “Nặc danh nói” nên em đâu biết còm nào là của anh. Thế rồi quen, khi tôi mở Blog là vợ tôi cùng xem và bình luận, các anh gắn bó với nhau thân thiết vậy, bọn anh là Quế, HSMN chỉ đơn giản thế thôi.
Bạn Trường HSMN-Nguyễn Văn Bé: LỆ ĐÁ
2 năm trước
Đây là một còm của một Quế giấu tên, đọc thấy xúc động quá, MF xin phép tác giả đưa lên mặt tiền siêu thị.
Trả lờiXóaM.F ơi. Cái giọng văn này nghe quen lắm, gặp trên blog rồi mà sao lại là ND. MF không nhận ra sao? Chính danh đó. Nói đến như thế thì ai ai nghe mà không nhức. Tôi ngờ rằng Đ.H.B (LĐT) đây. Vì chưa phát Lệnh truy nã (thiệp mời) cho bạn bè nên mượn máy tính khác để sử dụng, chấp nhận ẩn danh, tung hỏa mù cho đám Quế tá hỏa, truy tìm khờ me luôn. MF đọ lại từ những bài cũ của ĐHB đi. Chạy đâu cho thoát.
Trả lờiXóaTiện đây, cũng xin lỗi MF luôn vì đòi mấy cái hòm của MF khi tìm người trong ảnh cũ, trong khi người có quyền ban phát là VAV. Hòm của VAV á? Không dám đâu, để em còn làm việc.
@M.Phong : LĐT ĐHB thì làm gì có đoạn bi giờ mở blog là cả hai cùng coi . Vả lại LĐT có quyền đăng bài mừ .
Trả lờiXóaN.H: Ối giời, N.H, sao cứ như người cổ xưa. ĐHB có rồi. Cả 2 cùng đọc là đúng rồi. Có mỗi N.H là đang như trên mây thôi. Vì chưa phát lệnh truy nã nên phải ẩn danh bằng cách dùng 1 máy tính khác để truyền tải thông điệp của mình. ĐHB dùng quyền đăng bài thì lộ hết trơn, cần gì phải đoán.
Trả lờiXóa@M. Phong: Thì MF thấy quen, nhưng không thể xác định là thèng nèo, chỉ biết mùi Quế có nặng hơn tí! Mà cái chi mà ĐHB có rồi? Mà chúng nó cứ mờ ảo chút cũng hay, toàn núp dễ thương như thời chơi trốn tìm hay đánh trận giả thôi mừ!
Trả lờiXóaCái hay mà MF nghĩ là các Quế phải bới cơm tới học hỏi tên Quế ni là hiệu quả làm "công tác giáo dục tình Quế" cho đối tác của Quế, hắn vưỡn khôn hơn Quế khác như vưỡn, có vậy hắn mới được thỏa chí tung hoành với nỗi nhớ không đụng hàng của Quế trong thế giới nỗi nhớ muôn hình vạn trạng của thiên hạ!
@Q.MF, M.Phong: giọng văn thấy quen quen, có mùi là đúng rồi, thèng ni chắc chắn cùng thầy cô dạy văn nên không lạ. Mình nghĩ N.H.Quế băn khoăn cũng phải, kiểu hành văn rất quen. Nếu tổng điều tra hay phát lệnh truy nã chưa nên "núp trong đống rơm" mà cho nùi lửa là chết thui thôi,có lẽ tên ni ở Sài Gòn thì phải. À quên mình cũng ND, nhưng đừng nghi tui nghe.
Trả lờiXóa@ND 14:05:00 24-07-2014: M. Phong luyên thuyên rứa chơ MF đoan chắc hắn cũng ngờ ngợ rằng đây là còm của chính hắn viết! ND có nghĩ rứa không?
Trả lờiXóa……………………………………….
Trả lờiXóa“Sắp xếp vật dùng cá nhân xong, hỏi má Ngọ thưa má bạn nào là Trương Cúc Hoa, má bạn ấy ở trường 13 có gửi thư, bà cầm phong thư nhìn qua rồi đặt xuống, bước qua chỗ đám nữ sinh gọi một bạn gái qua lấy thư. Lúc ấy mới đưa ra gói kẹo, má Ngọ cười cười nói tính con hay lắm rồi đi ra, về sau nghĩ lại thấy xấu hổ vì mình là trẻ con mà nghi ngờ cả người lớn, chứ thật ra bà không cầm lá thư qua đưa là đã rất thận trọng, lại có ý để mình làm quen với bạn cùng lớp. Ở nội trú nên đám học sinh trong Nam mới ra đều phải đưa hết tư trang cho bảo mẫu giữ, lúc ấy không có gì quý, chỉ có một cái bóp đựng hình gia đình và một cây bút Pilot nữ, theo lệ lên cấp 2 mới được dùng bút máy, phải gửi cả cho bà. Sau đó nghe bạn học nói bà lấy mấy tấm ảnh ra xem, thương cảm ứa nước mắt, lớn lên vảo Đại học nhớ lại mới biết vì sao các bà bảo mẫu thời bấy giờ đều chọn từ những người miền Nam.
Cô giáo Hiệu phó của trường 11 tên Võ Thị Thiện cũng được gọi là má, có khi gọi theo tên chồng là má Thùy, người Nam Bộ, giống như Tổng quản đứng đầu các má bảo mẫu và các chị Phụ trách Đội, ít nói nhưng con mắt lúc nào cũng như cười, về sau qua Trung Quốc mới biết bà rất giỏi võ. Bà mất ở Sài Gòn sau giải phóng, nghe tin khoảng 18h tối tới viếng tang, tới sau nên vào thắp nhang một mình, nhìn di ảnh nhớ lại ân tình của bà trước kia, đau xót gào lớn một tiếng “Má!” rồi choáng váng phục luôn xuống đất, mấy người bạn là Học sinh miền Nam phát hoảng sợ ngất vội sấn lên đỡ, cố kìm không dám nói gì, xua xua tay gật gật đầu tỏ ý không sao cám ơn, nhưng về nhà quả nhiên đến 2h00 khuya thì bị thổ huyết! “
……………….
“Học sinh miền Nam cấp 1 ngoài tiền ăn, tiền quần áo, tiêu chuẩn lương thực tem phiếu vân vân thì mỗi tháng được 3 hay 3,5 đồng sinh hoạt phí gì đó, nhưng còn nhỏ nên không được giữ tiền, tất cả đều do má bảo mẫu lãnh rồi quản lý, xà phòng giặt kem đánh răng, cắt tóc giày dép, xem phim xem kịch đều dựa vào khoản ấy, khoảng một hai tháng thì má bảo mẫu kết toán rồi cắt cơm nhà ăn một bữa, gộp với khoản sinh hoạt phí còn thừa đi chợ mua thêm thức ăn, điều động học sinh trong lớp tới phụ nấu nướng rửa chén, mời cả thầy Tộ và chị Mỵ tới ăn cơm, gọi là ăn Tổ ấm. Được ăn Tổ ấm như thế khoảng hai lần rồi thôi, qua 1965 sơ tán chạy khắp nơi, chia ra ở trong nhà dân, tổ đâu mà ấm!”
……………
Trích Blog http://trucnhatphi.wordpress.com/2008/01/
Quế 67-73:ủa,sao lạ zậy ta,chiện kể thì quế chăm chăm,zưng vô trang w ở cuối còm í,toàn chi mà văn mộ người Hoa ở TPHCM....vì cũng tò mò,tính đọc thêm cho đã .
Trả lờiXóa@nacdanh 05:30:00 25-07-2014: chuyển đến Tags 16 gần cuối mới có bài tôi trích. Đây là Blog Quế lớn hình như học Hán Nôm ở ĐH TH Hà Nội, nên có một số bài về văn hóa người Hoa ở Nam Bộ.
Trả lờiXóaHình trình cuộc song HSMN của Quế lớn - cao Văn Dũng tiếp tục:
Trả lờiXóa1965, sơ tán về Thái Bình, sau đó về Móng Cái. "Về sau mới biết hai hôm sau không quân Mỹ có sự phối hợp của tàu chiến ngoài biển ồ ạt ném bom bắn pháo vào thị xã Thái Bình suốt ngày, mà một trong những mục tiêu là Trường Học sinh miền Nam số 11!"
"Học gần xong lớp 5 ở Móng Cái lại sơ tán ra Bình Ngọc, là một xã ở bán đảo Trà Bình (Trà Cổ và Bình Ngọc), cách Móng Cái khoảng 15 km, qua một cái cầu (thật ra là kè đá). Không bao giờ quên được cảnh tượng trên cái kè đá rộng khoảng sáu bảy mét, dài khoảng 2 km bắc qua biển, bốn bề ánh nắng chang chang, hai bên sóng biển lăn tăn, mấy trăm đứa nhỏ cả trai lẫn gái chia thành mấy chục nhóm xúm xít quanh mấy chục cái xe bò chở quần áo sách vở và đồ dùng nhà bếp vừa đi vừa đùa giỡn cãi vã trêu chọc chửi mắng lẫn nhau, xét trong hoàn cảnh chiến tranh đương thời thì quả là hình ảnh thu nhỏ của một đoàn di dân tỵ nạn, nhưng nhìn từ không khí náo nhiệt lúc ấy lại rất giống một bộ lạc Digan đang trên đường tới dự vũ hội hóa trang! Đoàn người kéo dài hơn 1 km, đi một mạch khoảng bốn giờ không nghỉ, thay phiên nhau đẩy xe, đứa nào mỏi chân thì lên xe ngồi một đoạn rồi xuống nhường chỗ cho đứa khác, chỉ có riêng mình lúc định xuống thì các bạn đều nói cứ ngồi đi mày nhẹ tụi tao đẩy được chứ không nói cứ ngồi đi chân mày có tật, ép phải ngồi trên xe tính ra cũng hơn một nửa quãng đường, mới lờ mờ nhận ra rằng trong quan hệ với các bạn học thì trước nay mình đã có nhiều điều nghĩ bậy làm sai!"
Trích Tags 027, Tết lạnh 2, Blog http://trucnhatphi.wordpress.com/2008/02/
Tiếp Trích Tags 028, Tết lạnh 3, Blog Blog http://trucnhatphi.wordpress.com/2008/02/
Trả lờiXóaTrở thành Quế từ đây:
"Ngoài trường Thiếu sinh quân đóng ở một chỗ riêng biệt, khu học xá Quế Lâm lúc ấy có năm trường tức ba trường Học sinh miền Nam cấp 1, 2, 3, trường Dân tộc Trung ương tức Học sinh miền Nam người các dân tộc Tây Nguyên (Kso Phước nguyên Chủ tịch Ủy ban Dân tộc của Quốc hội là học trường này) và Trường Nhi đồng miền Nam do bác gái Nguyễn An Ninh phụ trách. Khu học xá rất rộng, nhà cửa phòng ốc khang trang, có đủ sân bóng đá bóng chuyền bóng rổ, bàn bóng bàn thì rải rác khắp nơi, khu tập thể thao gồm đường chạy, hố nhảy cao nhảy xa, xà đơn xà kép xà lệch…, nghe nói vì học sinh tạm nghỉ học đi làm cách mạng văn hóa nên bỏ trống. Khu học xá nằm sát một cái hồ thông với sông Ly Giang, chung quanh toàn đồi núi, mùa đông có khi lạnh tới -10 độ C nhưng mùa hè nóng tới 45 – 50 độ. Lúc qua là mùa xuân, tuyết bắt đầu tan nên rất lạnh."
"Giữa mùa hè 1967 trường bị cướp nguyên một xe thịt heo mấy tấn, chuyện xảy ra như trong phim găngxtơ. Đại khái nhân viên tiếp liệu và lái xe đi nhận heo, trên xe còn có vài học sinh cấp ba đi theo lùa heo lên xuống, nhận xong quay về còn cách trường bảy tám km thì một toán người có võ trang nổ súng chặn xe lại, một học sinh ngồi trên thùng xe bị đạn sượt qua thái dương máu chảy ròng ròng, lái xe và nhân viên tiếp liệu vội xuống xe xuất trình giấy tờ, họ vung vẩy súng đuổi tất cả xuống rồi lên xe lái đi, mấy chú cháu đành vừa chửi vừa dìu nhau cuốc bộ về trường. Trường báo lên Lãnh sự quán ở Nam Ninh, Lãnh sự báo lên Đại sứ quán ở Bắc Kinh, Thủ tướng Chu Ân Lai được tin ra lệnh cấp cho hai lá cờ vàng to bằng nửa cái chiếu, trên in hai chữ Đặc thông (Thông hành đặc biệt) và con dấu Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa màu đỏ, từ đó không bị cướp thực phẩm nữa, nhưng lần ấy cũng báo hại cả khu học xá ăn cơm với muối dầu (muối đổ vào chảo rang lên với dầu lạc) gần một tháng, ăn tới hôm thứ ba thì trong người bứt rứt, ngửi thấy mùi là buồn nôn. Rau sam lá ớt trong trường đều bị học sinh vặt trụi nấu canh, bắt đầu biết nấu nướng là từ đó."
Quế lớn đã lược lại từ lúc trở thành HSMN, đến thời kỳ mà được gọi là "trường cũ". Năm 1969, Một phần HSMN học cấp 2-3 về nước, HSMN lứa nhỏ hơn chuyển sang khu trường mới, bây giờ hình như là trường Đại học Sư phạm Quế Lâm. Trường kết thúc sứ mệnh vào năm 1975, các bạn còn lại đều rời trường về Việt Nam. Riêng trường Nhi Đồng Miền Nam, trường Dân Tộc Trung Ương hay trường Nguyễn Văn Trỗi rất mong mọi người bổ sung.
Trả lờiXóa@Quế 67-73: lẽ ra Thủ tướng Chu Ân Lai phải lệnh đưa thịt heo về bù cái xe bị cướp kia, rồi mới đến chuyện cấp cờ, khỏi hành tụi Quế ăn muối chứ? MF cũng nhớ mang máng có cái vị ăn muối dầu ngai ngái ni, zưng không biết chiện các đại ca bị cướp xe. Tụi cấp 1 thì mần chi biết nấu canh, má cho ăn chi là ăn nấy thui, nhưng MF nhớ lúc í cơm lẫn mọt đen như rải vừng (mè) đen. Thèm ngọt thì các má phát cho mấy cục đường đen nhỏ xíu thay kẹo!
Trả lờiXóa