Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

MỘT SERI CÒM (Gửi Huế cho Quế)

  Tính còm vào bài nhưng vướng ảnh nên mần luôn ‘Bài còm” cho hoành tráng.

 -@Cô Thơ: Em cũng muốn post ít hình Đất Mũi lên cho dân Huế “bớt kiêu” đi, ngặt nỗi hồi này chưa cập nhật ảnh mới…nhưng rồi chắc sẽ có cách.
  Em nhớ có lần ngồi chung xe với đám Quế lớn, xe chạy vọt qua một cây cầu khỉ, đoạn từ U Minh Thượng tới Cà mau. Tụi nó bắt xe lùi lại, quăng lết giày dép, líu ríu rủ nhau leo lên cầu chỉ bằng mấy cây tre bắc ngang sông. Nhìn vẻ sung sướng , mãn nguyện của tụi nó em mới hiểu: khi con người ta có cả tuổi thơ gắn bó với quê hương thì sự rung động, cảm nhận…khác mình nhiều lắm. Số Quế này sinh ra và lớn lên ờ Cà mau (là con các chú trong Khu ủy), mãi sau này mới ra Bắc vào trường HSMN. Đó là một câu chuyện dài.


-@XH: Bạn đến Huế, khi về nhớ kiểm tra coi tim mạch mình có bình thường không nhé, nhiều người đi Huế về hay mắc chứng “tim loạn nhịp”.

-@ND: Thực ra tôi biết về Huế ít thôi, nên khó có thể so sánh giữa quá khứ với hiện tại để mà nuối tiếc. Chịu ảnh hưởng nặng nề của văn học, thơ ca tôi cũng nhìn Huế theo “quy ước”: Đã là Huế thì phải áo dài tím, nón bài thơ; sương mù, gió thoãng; cây cối “tả tơi” hơn nơi khác…để rồi khi không tìm thấy lại ôm vào lòng nỗi thất vọng. May thay, thực tế còn tuyệt hơn thế khi mình tiếp cận với thiên nhiên và con người Huế… Tạm thời cảnh quan Huế vẫn hài hòa,bạn cứ yên tâm( ảnh).

 -@MF: Đã cập nhật thông báo khẩn của Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) chưa?       “Loài áo dài tím đội nón bài thơ tại Huế đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Loài này, được đưa vào Sách đỏ đã lâu nhưng hiện chỉ còn tồn tại một vài cá thể, chúng thường xuất hiện vào dịp lễ hội và tết nhất để lên bìa lịch. Theo đánh giá của các nhà khoa học: nguyên nhân ban đầu, có thể là do Biến đổi khí hậu toàn cầu”.
  Sở Thông tin-Văn hóa-Thể thao Huế đang lo sốt vó vì vụ này…
  Hèn nào mình kiếm đỏ mắt không ra một mống áo dài. ( Xin chị em đại xá)!



"Lẵng hoa trôi" là nhà hàng thủy tọa này đây,
ảnh kia chụp "không ảnh"ban đêm nhìn nó khác



Cũ và mới song song tồn tại, cùng đồng hành hướng tới tương lai
 Nhìn chung cảnh quan còn thoáng lắm, chưa bị nhà cao tầng bức bối chắn tầm mắt. Dân số Huế không đông. Nhà nước chủ trương giữ Huế làm du lịch, di tích lịch sử. Dân mần ăn đi chơi chỗ khác. Thật phúc tổ cho con cháu!

7 nhận xét:

  1. @TM:
    "Loài áo dài tím đội nón bài thơ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao" Để duy trì và phát triển,sở tài nguyên và môi trường ĐN đã có ý kiến đề nghị Huế gom nhặt đưa vào bán đảo Sơn Trà nuôi dưỡng tái tạo và nhân giống.Đồng thời qua đó cũng nhằm tô vẽ thêm cảnh quang môi trường của Đà Nẳng- Một thành phố đáng sống.

    Trả lờiXóa
  2. @ Đại ca TM ơi! Tại đại ca không tinh ý, chứ có người mẫu ngay cạnh, đã thấy xuất hiện trong chùm ảnh của đại ca, đó là "Hoa của Huế hay là bông của Quế?" và cả Quế con. Đại ca chỉ cần ra shop mượn tạm 2 bộ áo dài tím, ghé chợ Đông Ba cầm tạm cái nón lá bài thơ thế là đủ trang bị cho 2 người mẫu, lúc đó chùm ảnh của đại ca sẽ được Sở VH, TT và Du lịch và Sở TN-MT Thừa Thiên Huế trao giải vì có công làm sống lại "loài áo dài tím đội nón lá bài thơ"!!!

    Trả lờiXóa
  3. @TM: Đai ca đang phát động phong trào nghiên cứu bảo tồn "giống" đặc sản phải hem? Cái ni các viện NC và ĐH Nông Lâm làm hoài rồi, nhưng các ngọn sóng thần của các ký năng sống hiện đại quét ghê quá, "loài" ni không gượng nổi nên lắt lay! :) Hy vọng bài ca ni của đại ca sẽ góp phần vào việc bồi sức sống cho "vốn quý hiếm" hồi sinh!
    @ND 06:43:00 24-07-2014: Hic. động vật quý hiếm mà bị làm giả là bị phạt nặng a lậng!

    Trả lờiXóa
  4. Dạ ND cảm ơn Bác TM trả lời comment thật tình cảm và hiếu khách. Còn cho xem thêm hình mới rất đẹp khác nữa.
    Khi có tuổi mình nhận ra mình bảo thủ hơn, nhớ nhiều hơn rồi cứ mặc định những giá trị tinh thần theo hình mẫu, vốn sống đã có khi đọc, nghe, thấy lần đầu . Cái gì lần đầu cũng thật lung linh phải không bác TM ? Nên khi trở lại nơi đó, ta nuối tiếc những cái chạm ngõ đầu tiên không còn nữa.

    Nhưng cuộc sống thì vận động ko ngừng. Tôi nhớ ngày Sài Gòn qui hoạch khu Vincom thì bao nhiêu người thế hệ già tiếc nuối vì giải tỏa quán cà phê Givral là nơi gắn nhiều giai thoại về vị tướng Phạm Xuân Ẩn. Hiện nay thì người SG đang tiếc các cây cổ thụ lâu đời bị đốn để xây Metro . Nhưng SG là thành phố năng động nên bắt buộc nó phải vậy rồi. Thấy Bác ký tên dưới bài thơ vậy là cùng sống SG như ND

    Nghe bác kể về Huế như hiện nay vậy thấy mừng. Ngày xưa người ta gọi Huế bằng mỹ từ kiêu kỳ khác là Cố Đô Huế. Hi vọng có điều kiện quay lại đó khi về hưu thong dong chụp ảnh như Bác.

    ND thì coi ba cái truyện xưa rồi luôn mặc định về tên người đơn giản hễ Tôn Thất Hay Công Tằng , Nguyễn Khoa...là biết người Huế này xuất thân dây mơ rễ má với vua chúa.

    Chúc Bác nhiều sức khỏe, có nhiều góc máy đẹp để bạn đọc không có điều kiện kinh tế được du lịch bằng hình ảnh trên blog này!

    Thân mến !




    Trả lờiXóa
  5. Chị MF mến !

    Cám ơn comment chị trong entry trước một lần nữa. ND thật hân hạnh làm quen với nhà nữ khoa học vừa dễ thương, khiêm tốn và vóc dáng nhỏ bé xinh xắn. Blog thật hay khi có thể kết nối những đồng cảm về cuộc sống. Dễ gì bên ngoài ND dám làm quen với chị.

    Tuổi tác chắc nhỏ hơn chị từ 5 đến 7 tuổi trở lên . Cái vụ đọc cop ấy, hic, ND cái đầu đã bị hư từ nhỏ. Thế hệ ND (6X)ở Sài Gòn xem sách cũ bằng cách mỗi ngày giấu vào cặp 2-3 cuốn vô lớp hoán đổi cho nhau. Nên Nhã Ca, Duyên Anh, Hoa Phượng, Z28 , Quỳnh Dao, Liêu Quốc Nhĩ, truyện kiếm hiệp Kim Dung mới lớp 6-7 ND nhai hết rồi, hihi. Mà nghĩ ngày đó càng cấm bọn trẻ càng thích tìm đọc . Quãng đó là sau 75 2-3 năm rồi sách cũ tồn nhiều lắm. Đại từ nhân xưng Huế trong mấy truyện đó gì mà : Ôn, Tau, mi... hihi.

    Truyện dịch ngày xưa văn phong mượt hơn bây giờ theo thiển ý của ND. Jane Eyre được viêt hóa là Kiều Giang. Anna Karenine là AnNa Kha Lệ Ninh, nghe thích thú hơn. CÁi này chắc ND cảm tính thôi.

    Nói chuyện với chị vui. Mấy nay mạng rớt nên ko có dịp cám ơn thịnh tình của chị.

    Chúc chị cuối tuần vui !

    Trả lờiXóa
  6. @ND 20:51:00 24-07-2014: Chời, chơi zới MF dễ ợt, chi mà" Dễ gì bên ngoài ND dám"? MF còn có cả lô lốc học trò, chúng nóa cứ mafia mà kêu chứ ko cô trò chi hết, đám cưới nó còn gửi thiệp đề gửi ... sư phụ Quế mafia! he he. Được tụi con nít chơi với MF cũng phái nữa, dễ gì được tụi hắn chơi với mô! :)
    Nói chiện đọc sách, ngày xưa ở Quế MF oanh tạc hết thư viện trường, nhưng các thứ Nhã Ca, Quỳnh Dao ... dĩ nhiên là ko có, vì vậy khi về Nam lại bị những thứ đó nhũng nhieux. Văn phong các dịch giả miền Nam có những khác biệt với miền Bắc, nhưng ở miền Bắc thời ấy những người dịch được sách là những người cực uyên thâm. Tuy nhiên MF thì nhiễm kiểu văn chương cũ hơn, vì vậy khi viết hay dùng từ Hán Việt và hành văn hoàn toàn là theo cảm tính, không đúng ngữ pháp chính thống, lại còn hay bịa ra lối viết theo "kiểu" của MF. :) :) Chúc ND ngủ ngon!

    Trả lờiXóa
  7. - ND:
    Việc "trang bị" áo dài tím + nón bài thơ cho mẹ con "Người Huế" "diễn" quả là một ý kiến hay:
    + Nó thể hiện tinh thần "phát huy nội lực","khai thác mọi tiềm năng" của Quế.
    + Quảng bá "thương hiệu" Quế ở trong nước và trên toàn...thế giới.
    + Khi bạn mình rủng rỉnh thì quỹ lớp cũng sẽ được cải thiện.
    "Ích "và "lợi" nó lớn lao là vậy! :-D

    - ND1:
    Cho phép chúng tôi gọi bạn là "ND1" nhé, chỉ để dễ "nhận dạng" bạn trong trăm nghìn ND khác thôi?
    Tôi có mặt ở SG ngày đầu giải phóng... tiếp cận rất sớm với "văn học chế độ cũ", không chỉ nhằm thỏa trí tò mò mà còn để khám phá và được hiểu thêm nửa phần đất nước cùng cả "phía bên kia". Ngày ấy, tôi bé hơn bây giờ nhiều, miệt mài "gặm" sách như một chú mọt. Đến nỗi sau này, đọc Jane Eyre của Tây mình cứ tưởng họ "đạo" ý tưởng và cốt truyện của Kiều Giang! Đọc chưởng của Tiên sinh Kim Dung mà dịch giả không phải Hoàng Giang Nhạn thì thấy cứ như bị xúc phạm. Chỉ xem "Cuộc phiêu lưu của Hưng mập" mà nhớ Duyên Anh tới tận giờ, ổng viết truyện cho trẻ con còn hay hơn cả Nguyễn Nhật Ánh...
    Trong những ngày sôi động ấy, chúng tôi gặp gỡ bà con,sinh viên và nhiều em, cháu trong này. Tôi phát hiện ra rằng, họ cảm thụ, phân tích văn học theo một kiểu khác :“nghệ thuật vị nghệ thuật”. Tức là chỉ nặng đề cao “giá trị nghệ thuật” của tác phẩm mà gần như vắng bóng mảng quan trọng thứ hai “giá trị tư tưởng”, món sở trường của dân Cộng. Người SG, nhất là đám sinh viên rất “nể” và mến mộ chúng tôi- những người lính trẻ lại có thể mổ xẻ tác phẩm một cách gai góc và lý tưởng hóa vần đề sâu sắc đến vậy… Thời gian cứ trôi đi, phút bồng bột buổi đầu rồi cũng lắng xuống, con người ta bắt đầu nghiền ngẫm, kiểm chứng lại những gì xảy ra trong thực tế và khác với thực tế. Cái đó gọi là suy gẫm, không phải phân tích nhân vật trong sách nữa mà là “phân tích” chính bản thân mình. Sự sống vẫn tuôn trào và dòng đời vẫn cuồn cuộn chảy, mỗi người sẽ cảm nhận điều đó theo cách của mình, hay nói kiều đao to búa lớn là “phương pháp tư duy”, “phương pháp lý luận” gì gì đó…
    Đành tạm ngưng ở đây thôi. Một “còm” thế này là quá dài nhưng một lời tâm tình lại là quá ngắn. Hãy đến với chúng tôi. Hy vọng chúng ta sẽ cùng tìm thấy thật nhiều niềm tin và niềm vui trong cuộc sống. Đôi lời nhắn gửi!

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]