Chuyên thứ nhất: TRẬN ĐỘT NHẬP NÔNG TRƯỜNG CAM KHÔNG THÀNH
Chúng tôi là những học sinh Việt Nam học tại
Trường Mùng 2 tháng 9, từ năm 1967 đế năm 1975;
đa số là người miền Nam, có cha
mẹ hoặc đã hy sinh hoặc đang tham gia cuộc kháng chiến cứu nước; đến Quế Lâm từ nhiều vùng và từ nhiều dân tộc sinh sống
trên đất nước Việt Nam. Là học
trò, chúng tôi cũng không thiếu những trò nghịch ngợm, mà giờ đây khi đã trưởng
thành nhớ lại và nhìn nhau cùng cười: Sao ngày đó bọn mình nghịch thế, đúng là trẻ con hiếu động và liều lĩnh.
Một trong những việc chúng tôi gây ra làm ảnh hưởng đến hình ảnh tốt đẹp của Học sinh Việt Nam ở Quế lâm đó là vụ “Đột nhập Nông trường trồng cam” năm 1970.
Một trong những việc chúng tôi gây ra làm ảnh hưởng đến hình ảnh tốt đẹp của Học sinh Việt Nam ở Quế lâm đó là vụ “Đột nhập Nông trường trồng cam” năm 1970.
Nông trường nằm cạnh Trường, được rào bởi loại cây gai nhọn, tiếp
đến là một con hào sâu và rộng, bên dưới cũng trồng các loại cây có gai.
Lê Quang cầm đầu một nhóm khoảng bốn, năm tên; thường sau giờ cơm chiều hay
trèo lên tường rào của trường chơi và ngắm nhìn những đồi cam xa tắp. Vào mùa
cam chín, những quả cam vàng tươi, cái màu vàng của những trái cam chín mọng
nước gợi sự thèm thuồng của lũ trẻ con chúng tôi. Lê Quang nảy sinh ý tưởng muốn khám phá…vườn cam hấp dẫn kia. Đó là sự hiếu động kiểu của trẻ con, chứ ở Quế Lâm mùa nào thức ấy, chúng tôi vẫn được cung cấp hoa quả, bánh kẹo đều đặn.
Cả nhóm sôi nổi bàn kế hoạch đột nhập, quan sát tìm vị trí có thể dọn cây gai, vượt hào
sâu. Khó nhất là phải nhảy qua được con hào rộng khoảng hơn hai mét. Để chứng
tỏ bản lĩnh đàn ông, con hào kia với những đứa trẻ “dũng cảm” lúc
đó chỉ là chuyện nhỏ. Nhóm trưởng Lê Quang nghĩ ra kế dùng
một cây sào để đu người nhảy qua con hào .
Một góc trong trường có địa thế giống
con hào kia được chọn làm nơi tập luyện.
Các tên nhỏ hơn ban đầu bị ngã, nhưng cả bọn rồi cũng tập nhảy thành công.
Lê Quang chọn một đêm
trời tối để tập kích vườn cam của Nông trường. Khi có tiếng chuông hiệu lệnh báo giờ ngủ, cả nhóm bắt đầu bí mật hành động; đi men theo sát tường rào trường để
tránh các chú bộ đội gác cổng phát hiện; mau chóng vượt tường rào trường, áp
sát hàng rào Nông trường, dùng dao phát dọn một khoảng trống để chui người vào
trong rào. Cẩn thận hơn, nhóm trưởng Lê Quang cầm mấy hòn đá quăng về phía vườn
cam để thăm dò động tĩnh rồi cầm sào, lấy hết can đảm đu và nhún mạnh người phi
qua hào bằng một động tác thuần thục. Trong chốc lát chúng tôi đã nhập thành
hoàn hảo và tản ra để thu hoạch chiến lợi phẩm. Trời tối, nên mò được quả nào
là chúng tôi vặt tuốt. Công việc “thu hoạch” cam đang diễn ra suôn sẻ hơn mười
lăm phút, thì ôi thôi, có tiếng chó sủa, tiếng kẻng báo động; rồi tiếng
bước chân người chạy và tiếng la hét náo động. Ánh đèn pin chiếu sáng quắc cả
một vùng rộng lớn. Cả nhóm mạnh ai nấy chạy. Tên cầm đầu Lê Quang chạy nhanh nhất, cầm
sào đu người phi qua hào, thế là thoát. Do Lê Quang quên làm động tác đẩy trả
lại cây sào, báo hại lũ đàn em bị kẹt lại bên bờ hào sâu đứng run rẩy trước bầy
chó chỉ chờ lệnh của các ông chủ bảo vệ là lao vào xé xác mấy kẻ đột nhập kia. Trừ
Lê Quang chạy thoát, còn toàn bộ đội hình bị bảo vệ nông trường tóm gọn. Không
khó để xác định các đạo chích là các “ông tướng” hàng xóm. Trận tập kích vườn
cam đã bị thất bại một cách thảm hại.
Đoàn “tù binh” được
bảo vệ nông trường áp giải vào đến cổng trường. Chờ một lúc thì chú Quân
- (phiên dịch tiếng Trung, đã mất) và thầy Hiệu trưởng xuất hiện. Sau
khi chú Quân trao đổi với bảo vệ Nông trường, đoàn “tù binh” được trao trả cho
thầy Hiệu trưởng. Về đến phòng họp Trường, thầy Hiệu trưởng lướt nhìn từng chiến
sĩ bại trận, quần áo rách toạc, mặt mũi lấm lem, chân tay bị cào xước rớm máu,
đi chân đất vì dép quăng hết khi chạy tán loạn…
Lê Quang đang giả vờ ngủ nhưng suy nghĩ tìm cách đối phó, vì biết thế
nào cũng bị khai ra. Được gọi lên gặp thầy Hiệu trưởng, biết không thể chối cãi,
lại thấy đàn em vì theo mình mà bị bắt cả lũ, nên Lê Quang thú nhận hết và xin
nhận kỷ luật. Sau hôm đó, cả nhóm bị kiểm điểm, kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường.
Sau này, chú Quân kể lại: Ban lãnh đạo Trường phải đến gặp Lãnh đạo Nông trường xin lỗi.
Lãnh đạo Nông trường đã thông cảm: Vẫn biết là các cháu học sinh Việt Nam cũng
chỉ nghịch ngợm chứ không phải do bị đói. Nông trương không tiếc gì mấy quả cam,
nhưng chui rào, nhảy hào sâu có thể gây ra thương tích, có khi bị chó đuổi cắn
thì nguy hiểm lắm.
Sau vụ đó, có một thỏa thuận
giữa Trường và Nông trường để chúng tôi được tham gia lao động chăm sóc cam.
Mỗi lần được đi lao động ở Nông trường cam, chúng tôi như đi dự hội, mệt nhưng
vui.
Mùa cam chín, Trường chúng tôi
nhận được những giỏ cam vàng tươi do Nông trường biếu (chắc là thưởng cho thầy
trò chúng tôi vì có tham gia lao động). Tình đoàn kết hữu nghị giữa Trường và
Nông trường ngày càng gắn bó keo sơn. Trường mở rộng quan hệ hữu nghị với Công xã
cạnh trường để học sinh chúng tôi thăm quan học tập, liên hệ thực tế. Chúng tôi
còn được đi thăm quan các Nhà máy sản xuất công nghiệp như: Cơ khí chế tạo,
Thủy điện Dương Sóc, Chế biến gỗ, Chế biến chè , Sản xuất mỳ chính…
Thời gian trôi
qua, xã hội cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều thay đổi, nhưng những kỷ
niệm vui, buồn của tuổi thơ được sống trên mãnh đất Quế Lâm yêu thương thắm
đượm tình người, vẫn còn mãi trong lòng chúng tôi. Quế Lâm ơi, xin hãy tha thứ
những sai lầm nhất thời và lưu lại ký ức đẹp, những việc làm tốt của chúng tôi
ngày ấy. Những cậu học sinh nghịch ngợm ngày đó, nay đều đã trưởng thành, có
đóng góp ít nhiều cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam sau
chiến tranh. Chúng tôi tự hào về mái trường nơi chúng tôi đã học tập, rèn luyện và trưởng
thành nay được tu bổ, xây dựng thành Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây. Với những cựu học sinh Trường Mùng 2 tháng 9 chúng tôi dù đã về lại hoặc chưa có điều kiện
về thăm trường cũ, nhưng khi nói về Quế Lâm, tâm trạng ai cũng rất xúc động như
thấy lại tuổi thơ; đắm chìm trong ký ức tưởng như thấy mình trẻ lại dù
mái tóc nhiều người giờ đây đã bạc.
Tôi
viết những dòng này như một lời tri ân với mãnh đất và con người mà một thời tuổi thơ chúng tôi - những học sinh Việt Nam Trường Mùng 2 tháng 9 đã gắn bó: QUẾ LÂM ơi!
Đà Nẵng, Xuân 2015
Tóc Gió Thôi Bay
Chuyện thứ hai: LAO ĐỘNG GẶT LÚA CHỐNG ÚNG, NĂM 1974
Mùa mưa năm 1974, đồng lúa chín đang kỳ thu hoạch
của Công xã cạnh trường ngập úng, cánh đồng thành một biển nước mênh mông. Học
sinh Trường Mùng 2 tháng 9 chúng tôi được huy động tham gia thu hoạch
lúa giúp Công xã.
Chúng tôi trở thành
những nông dân thực thụ, chân lội nước lõm bõm, tay cầm liềm cắt lúa. Ngày đầu
còn chậm, nhưng mấy ngày sau quen dần, tay liềm đã thoăn thoắt theo từng
hàng lúa chín đã ngã rạp do gió mưa. Chúng tôi vác từng bó lúa to, tập
trung từng đống lớn cạnh máy tuốt lúa. Các bạn lớn hơn trực tiếp đứng máy tuốt
lúa, chân đạp cần máy, tay cầm bó lúa xoay tròn, tiếng máy tuốt lúa quay tròn
kêu vù vù, những hạt lúa còn đẫm nước văng tung tóe vào tấm bạt chắn trước máy.
Từng đống lúa vun cao dần lên, được đóng vào bao tải, đưa lên xe cải tiến
kéo về sân kho của Công xã. Tôi còn nhớ, do cắt lúa chưa quen tôi cắt
liềm vào ngón tay út, bổ đôi móng tay, máu chảy lai láng. Nhưng khi được băng
bó thấy mọi người làm việc hăng say, vui vẻ tôi lấy mảnh nilon buộc chặt ngón
tay cho khỏi ướt và tiếp tục công việc, quên sự đâu đớn. Đó là đợt lao động
thực tế cuối cùng của chúng tôi trước khi Trường Mùng 2 tháng 9 tạm biệt Quế
Lâm và thầy trò chúng tôi về lại Việt Nam vào tháng 8 năm 1975. Đó cũng
là lần đầu tiên chúng tôi thấy chiếc máy tuốt lúa đạp bằng chân, với năng suất
tuốt lúa gấp nhiều lần so với cầm từng bó lúa đập như người nông dân quê
tôi. Chính cái máy đó sau này chúng tôi
thấy phổ biến trên cánh đồng ở Việt nam đã góp phần giải phóng đáng kể
sức lao động của người nông dân một thời.
Đợt gặt lúa chống úng năm đó dù
dầm nước mưa rét run, mệt mỏi, nhưng chúng tôi ai nấy đều rất vui, vì thầy trò
chúng tôi đã góp sức mình cùng bà con xã viên công xã thu hoạch, tránh cho lúa
khỏi bị hư thối do ngập úng nước mưa. Chúng tôi cũng đã học tập được tinh thần
lao động cần cù của những xã viên công xã và hơn hết, chúng tôi được trải nghiệm có ịch qua
lao động thực tế. Mỗi một kỷ niệm vui, buồn với tuổi thơ chúng tôi những năm
sống ở Quế Lâm đều nằm trong hành trang theo chúng tôi suốt cả cuộc đời
này.
Viết lại
theo yêu cầu của Quế L H, Đăng lại lên đây để các Quế duyệt. Kính! CC
LĐT và LH: Xẻ đôi, gọt dũa thành hai cái trên, xem được cái nào thì nhấc một cái. Cần sửa sang chi thì 'ho" lên. Còn zụ "CĂNG-TIN" và "SÚNG K59" nhưng chắc ko có "đất". Để lúc rãnh mang ra ST Bé . CC
Trả lờiXóaTGTB trả bài lanh thiệt, từ một bài hay, cắt dán, chỉnh sửa thành 2 bài ngon ơ, vừa gọn vừa xúc tích. Mình vẫn thích bài dài trước hơn. Vì trong đó có gói cả tình cảm của tác giả.
Trả lờiXóaKhông phải "nghĩ lại ân hận khôn nguôi…". Mà cảm thấy buồn cuời hoặc sự vô tình thôi, bị là trẻ con mà, vài lời góp cho TGTB.
Trả lờiXóaNói thế nào cho đủ nhể, khi chúng tôi sang đến Quế lâm, cái ập đến với chúng tôi là sự đồng cảm về tình nguời, khi xem tác phẩm Bạch mao nữ, một phụ nữ nông thôn quyết chờ chồng là một chiến sĩ Bát lộ quân. Dù bao sóng gió gập gềnh, nhưng rồi chàng Đại Dũng cũng trở về, tình quân dân như cá mới nuớc. Những đứa trẻ chúng tôi rất chia sẻ lắm, và cứ ngấm cứ ngấm cái tình quân dân í. (Đây là đọan góp ý nhé TGTB)
Trả lờiXóaMùa mưa năm 1974, đồng lúa chín đang kỳ thu hoạch của Công xã cạnh trường ngập úng, cánh đồng thành một biển nước mênh mông. Học sinh Trường Mùng 2 tháng 9 chúng tôi được huy động tham gia thu hoạch lúa giúp Công xã.
Chúng tôi trở thành những nông dân thực thụ, chân lội nước lõm bõm, tay cầm liềm cắt lúa. Ngày đầu còn chậm, nhưng mấy ngày sau quen dần, tay liềm đã thoăn thoắt theo từng hàng lúa chín đã ngã rạp do gió mưa. Chúng tôi vác từng bó lúa to, tập trung từng đống lớn cạnh máy tuốt lúa. Các bạn lớn hơn trực tiếp đứng máy tuốt lúa, chân đạp cần máy, tay cầm bó lúa xoay tròn, tiếng máy tuốt lúa quay tròn kêu vù vù, những hạt lúa còn đẫm nước văng tung tóe vào tấm bạt chắn trước máy. Từng đống lúa vun cao dần lên, được đóng vào bao tải, đưa lên xe cải tiến kéo về sân kho của Công xã. Tôi còn nhớ, do cắt lúa chưa quen tôi cắt liềm vào ngón tay út, bổ đôi móng tay, máu chảy lai láng. Nhưng khi được băng bó thấy mọi người làm việc hăng say, vui vẻ tôi lấy mảnh nilon buộc chặt ngón tay cho khỏi ướt và tiếp tục công việc, quên sự đâu đớn. Đó là đợt lao động thực tế cuối cùng của chúng tôi trước khi Trường Mùng 2 tháng 9 tạm biệt Quế Lâm và thầy trò chúng tôi về lại Việt Nam vào tháng 8 năm 1975. Đó cũng là lần đầu tiên chúng tôi thấy chiếc máy tuốt lúa đạp bằng chân, với năng suất tuốt lúa gấp nhiều lần so với cầm từng bó lúa đập như người nông dân quê tôi. Chính cái máy đó sau này chúng tôi thấy phổ biến trên cánh đồng ở Việt nam đã góp phần giải phóng đáng kể sức lao động của người nông dân một thời.
Đợt gặt lúa chống úng năm đó dù dầm nước mưa rét run, mệt mỏi, nhưng chúng tôi ai nấy đều rất vui, vì thầy trò chúng tôi đã góp sức mình cùng bà con xã viên công xã thu hoạch, tránh cho lúa khỏi bị hư thối do ngập úng nước mưa. Chúng tôi cũng đã học tập được tinh thần lao động cần cù của những xã viên công xã và hơn hết, chúng tôi được trải nghiệm có ịch qua lao động thực tế. Mỗi một kỷ niệm vui, buồn với tuổi thơ chúng tôi những năm sống ở Quế Lâm đều nằm trong hành trang theo chúng tôi suốt cả cuộc đời này.
Chọn ngôi kể cho thống nhất .Đã "chúng tôi" thì nói về LQ là ngôi 3 ,không thể là "tôi",TGTB ơi !
Trả lờiXóaÔi! Anh TGTB ơi! LH ko dám yêu cầu đâu ạ. Anh có đề nghị các Quế góp ý và cô Niệm nhờ LH truyền đạt: "Các em kể lại 1 chuyện vui với nhân dân TQ xung quanh, hoặc với cô bán căng tin, chú hớt tóc, người trồng cam...ngắn thôi nhưng vui và kết quả có hậu..." nên LH mạo muội góp ý "anh rút ngắn được ko?". Anh kêu LH "yêu cầu" làm LH thấy mình bất kính, giảm thọ chết! He anh!
Trả lờiXóa