Tàu cá của ngư dân Đà Nẵng bị tàu TQ đâm nát rồi bỏ đi
Nếu ai đó đã nhúng chàm phương Bắc
Thì hôm nay phải đặt lại vấn đề
Đất nước mình sao cứ mãi lê thê
Bị vây hãm rất khó bề phát triển
Thù, bạn buồn vui bao lần nguy biến
Bốn tốt ký rồi không tiến lại lui,
Mười sáu chữ gói gùi thành méo mó
Bạn hay thù mà nướng đỏ con đen ?
Đất nước ơi ! Năm tháng nhọc nhằn
Người bạn lớn sao giống thằng ăn cướp,
Cướp đảo rồi nay lại muốn cướp thêm
Gây sóng gió trên ngư trường đánh bắt ?
Ông cha xưa dựng cơ đồ bền chặt :
Từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau,
Lập Hoàng Sa, Trường Sa là Nước Việt
Sách sử ghi thân thiết lắm bạn ơi !
Đêm trăn trở ta nằm nghe biển nói
Biển muôn đời nuôi sống cả muôn dân
Kẻ tham lam gây sóng gió chiếm phần
Biển nổi giận sẽ làm mồi cho cá .
Đà Nẵng ngày 04 /6 /2015 VAV
Trung Quốc đang áp dụng chiến thuật đánh lấn. Nhưng gây sóng gió trên Biển Đông (Việt Nam) như một mưu chước chuyển hướng dư luận trong nước ra bên ngoài lãnh địa, lợi cả đôi đường.
Trả lờiXóaSau vụ cơi nới đảo làm tàu sân bay không chìm, Trung Quốc sẽ công bố vùng kiểm soát bay trên Biển Đông như xác lập chủ quyền, ị một bãi và nói ngày xưa có người Trung Quốc từng ở đây.
Giống như năm 1912, Tàu Tưởng đã cho tàu mang bia đá ghi nhận chủ quyền, khắc trên đó năm 1902, chôn trên đảo Phú Lâm - Hoàng Sa. Đến năm 1974, sau khi chiếm đảo, moi mấy cái bia lên, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc nhờ vào những cái bia đó.
Trung Quốc tuyên bố rất hùng hồn về tình hữu nghị Việt - Trung, ép Việt Nam tôn trọng như một lời răn đe, coi chừng những bài học tiếp theo.
Ta thấy gì khi Mianma xẩy ra chiến sự ở biên giới với Trung Quốc, Trung Quốc không dám động binh. Chiến thuật cứ to mồm cái đã, chuyện còn lại tính tiếp. Lãnh đạo Trung Quốc thâm lắm, bất chấp thủ đoạn để đạt được lợi ích. Cứ như chơi cờ tướng, cờ vây, họ dự tính trước các bước tiếp theo tùy theo thực tế.
Không biết Nhà nước Việt Nam đang tính gì? Chờ trả lời chất vấn trước Quốc hội của Thủ tướng, may ra biết được một phần nhỏ mà thôi.
Lịch sử cho biết: khi có một nước láng giềng cho Trung Quốc mượn đường, hay họ có căn cứ áp sát bên hông nước ta đủ mạnh, có thể đó là thời cơ xâm lược Việt Nam, khuất phục Việt Nam.
Chiến thuật đánh lấn của Trung Quốc, có cách nào trị? Các đảo đang bị chiếm chắc phải nằm trong tầm tên lửa phòng thủ bờ biển của Việt Nam?
"Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông..."
Đánh cho kẻ xâm lược biết Việt Nam, không thể còn lên giọng "dạy bài học".
Vâng, chiến thuật như con cáo trong chuyện cổ "Cô bé quàng khăn đỏ", từ chuyện thò đuôi, thò chân để đỡ lạnh, rồi ăn thịt bà ngoại, lên giường nằm giả làm bà, âm mưu ăn thịt luôn cô bé quàng khăn đỏ, chỉ vì cô bé quàng khăn đỏ không nghe lời của bà.
XóaBây giờ Trung Quốc đã ăn thịt bà ngoại rồi, đang đóng giả bà, chờ thời cơ thuận lợi để ăn thịt cô bé "Việt Nam".
Ở nội địa Việt Nam, người Trung Quốc cầm một đống tiền, nhờ người Việt mình mở nơi thu mua đủ thứ lạ lùng, rồi bán lại cho người Việt, ôm đống tiền to hơn, bùng.
Rồi hàng Trung Quốc tràn sang theo đường tiểu ngạch, lại chuyện "Mỵ Châu":
"Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu..."
Chết đến nơi mà vẫn không biết mình tiếp tay cho giặc, để đến đường cùng thần Kim Quy phải cảnh báo, giặc ngay sau lưng nhà vua.
Ôi cái thời người Việt hại chính người của mình.
Chuyện xưa kể lại, tự mình đọc, tự mình hiểu.
"Tại Shangri-La, Tôn Kiến Quốc (Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc) đã ngang nhiên nói “tình hình trên Biển Đông nói chung là hòa bình và ổn định, và không có vấn đề gì ảnh hưởng đến tự do hàng hải” và biện bạch rằng “Trung Quốc tiến hành hoạt động xây dựng trên một số đảo và bãi đá ngầm trên Biển Đông vì mục tiêu chính là tăng cường chức năng của chúng và điều kiện sống và làm việc của đội ngũ đồn trú tại đó”.
XóaÔng Tôn Kiến Quốc cho hay Trung Quốc có quyết định thiết lập ADIZ trên Biển Đông hay không là tùy thuộc vào việc có mối đe dọa nào đối với an ninh hàng không và hàng hải của nước này trong khu vực hay không. Đồng thời khẳng định Bắc Kinh có quyền thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
Sự ngang ngược của Trung Quốc đã bị một loạt quốc gia trong và ngoài khu vực lên án kịch liệt. Đầu tiên là Philippines, quốc gia này đã nhiều lần cảnh báo Trung Quốc đang thử nghiệm xem quân đội nước này có đủ sức lập một ADIZ và ngăn chặn máy bay các nước trên vùng trời xung quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở biển Đông hay không.
Đồng thời, Philippines khẳng định những đảo nhân tạo và căn cứ mới ở Trường Sa sẽ là bàn đạp để Trung Quốc thiết lập ADIZ trên vùng biển này."
........
"Một số nhà quan sát quốc tế cho rằng Trung Quốc cố tình thổi lửa căng thẳng trên biển Đông để đánh lạc hướng dư luận nước này, khiến người dân sôi sục với chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà quên đi những khó khăn nội địa như tăng trưởng kinh tế suy giảm, nợ công tăng cao…"
Trích từ báo Đất Việt http://baodatviet.vn/
"Chấn động nghị trường: 20 tỉ USD hàng TQ lọt vào VN không qua kiểm soát", các báo mạng Việt Nam đang có những bình luận, diễn giải về vấn đề trên, con số trên.
Xóa- Có hay không một luồng kinh tế ngầm với số tiền từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam không bị kiểm soát, nó có làm suy yếu và phụ thuộc của kinh tế Việt Nam?
- Có cho ta lý giải nào: người Trung Quốc dùng tiền lừa người Việt trong thu mua những thứ rất lạ lùng? Có phải là lý do nhiều dự án lớn được người Trung Quốc trúng thầu? Chuyện hàng hóa Trung Quốc tràn ngập?
- Mới chỉ vài đòn sơ mà người dân lao đao, nông sản của ta ứ đọng tại các cửa khẩu, Dưa hấu,...
Để cho Trung Quốc nể, kiềng Việt Nam không chỉ cần vũ khí hiện đại quân đội tinh nhuệ, mà cần có nền kinh tế mạnh, không phụ thuộc, xã hội ổn định, người dân đoàn kết, dư luận Quốc tế ủng hộ, khối Asean đoàn kết...
Tư tưởng đại Hán của giặc Tàu ngày nay là dùng chiến lược truyền thông để đe dọa và ức hiếp láng giềng, nhưng trên thực địa là yếu hèn của một kẻ tiểu nhân đánh lén, cướp lén hoặc gặm nhấm lãnh thổ của người hàng xóm. Khi thấy một kẻ mạnh hơn mình thì thương lượng cùng chia chác của cướp được của người khác. Việc mời Mỹ đến các đảo cướp của VN bồi thúc trong thời gian qua là một minh chứng hùng hồn. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam gần đến ngày thắng lợi, thì Mao Trạch Đông mời Mỹ đến Trung Quốc để thương lượng chia chác (1972) và năm 1974 VN lo giải phóng trên đất liền thì đánh cướp Hoàng Sa v.v... Các Quế nhà ta có một hiểu biết sâu rông về lịch sử thì hãy làm chiến lược truyền thông để đưa thông tin vạch mặt âm mưu đen tối của giặc Tàu đến mọi người VN mà cùng nhau bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ Quốc. Đó chính là trách nhiệm cao cả của của mỗi công dân nước Việt !
Trả lờiXóaNhiều khi lòng lo lắng thấy đất nước đang lâm nguy: thù trong, giặc ngoài. Thù trong là những quan tham. Lo vơ vét tài sản của nhân dân mà quên vận nước. Là những quan nhu nhược ko dám đấu tranh chống tiêu cực, làm gia tăng bức xúc và sói mòn niềm tin của dân. Giặc ngoài ko chỉ chiếm đảo mà chúng đã dàn quân trong các dự án XD để chờ thời cơ đánh úp. Tuy nhiên nhìn ra TG thấy ko chỉ VN mà nhiều nước đang lên án hành động lấn chiếm, hung hăng của TQ nên yên tâm phần nào chúng ta có đồng minh. Mong sao lãnh đạo nhà nước sáng suốt, sớm chấm dứt tình trạng cho người TQ ngang nhiên vào VN quấy rối kinh tế, đưa hóa chất đầu độc cho người Việt chết dần và tràn qua dưới hình thức XD. Đồng thời kiên quyết nhận dạng và xử lý đến nơi đến chốn giặc nội xâm, đừng để các thế hệ thanh niên gương mẫu phải hy sinh xương máu trong khi 1 bộ phận TN thì mất phương hướng sống làm tệ nạn XH gia tăng, làm sinh khí đất nước bị suy giảm. He! thiệt tình nghĩ sao nói vậy. Riêng việc đi QL, thấy là tốt mừ. Ngoài việc vui với thầy cô bạn bè còn có cơ hội hiểu thêm về XH bên trong TQ thôi mừ. Mong ai đi cũng có nhiều kiến thức ngoại giao: Ko nói thành lời nhưng đoàn kết, trật tự, văn minh, thể hiện ý chí: Tôi qua thăm anh nhưng kiên quyết yêu cầu anh ko xâm chiếm tôi. Đừng ai làm gì sơ suất, tầm thường để nó coi thường mình.
Trả lờiXóa"Nhiều chuyên gia luật hiện nay chỉ tập trung phân tích việc Trung Quốc cải tạo các đảo đá ngầm hiện nay thành đảo nhân tạo thì về mặt pháp lý căn cứ vào các điều khoản của “Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) họ sẽ không được công nhận chủ quyền. Điều này là không có gì sai. Tuy nhiên, đáng tiếc là Trung Quốc hiện nay không quan tâm đến vấn đề ấy. Điều họ quan tâm là phải làm sao bằng mọi cách nhanh chóng kiểm soát tất cả những đảo mà họ đang xây dựng để từng bước kiểm soát cả biển Đông. Trên cơ sở đó làm bàn đạp từng bước dùng sức mạnh “nước lớn” của mình để áp đặt “luật chơi” mới lên các “nước nhỏ” nhằm phân chia lại trật tự thế giới với Mỹ ở Thái Bình Dương. Tóm lại, mục tiêu của họ là kiểm soát trên thực địa chứ không phải chuyện công nhận hay không công nhận của UNCLOS. Đừng nghĩ rằng, họ không sợ “mất mặt”, “mất uy tín” với bạn bè quốc tế. Thực ra, họ biết hết những chuyện ấy nhưng điều quan trọng là họ tin rằng sau khi độc chiếm biển Đông; trở thành bá chủ họ sẽ tạo dựng và lấy lại uy tín còn mạnh mẽ hơn nữa. Nói cách khác đây là chiêu“tiên hạ thủ vi cường/ Hậu thủ vi tai ương” trong Binh pháp Tôn Tử mà họ đương nhiên sành sỏi hơn chúng ta rất nhiều."
Trả lờiXóaNguyễn Trọng Bình - lusonquelam.blogspot.com
Chuyện ba người và Việt Nam, Nga tuyên bố không tham gia phía nào nhưng sẽ tổ chức tập trận (có thể có cả Việt Nam - Ấn Độ - Trung Quốc cùng tham gia), Mỹ đã có động thái nhưng đụng độ với Trung Quốc sẽ không xảy ra (có hay không chuyện cùng chia sẽ như năm 1974?) , Việt Nam - Chính phủ báo cáo kín với Quốc Hội về vấn đề Biển Đông. Trung Quốc lo vấn đề Biển Đông sẽ được Việt Nam Quốc tế hóa nên ra sức chia rẽ Asean vừa chiêu dụ Mỹ cùng chia sẻ, vừa hù dọa dùng vũ lực.
Trung Quốc, sau khi hoàn thành các căn cứ nổi ở Trường Sa, khi tình hình nội địa tạm ổn sẽ là khoảng lặng để tránh bớt dư luận trên Thế giới, hướng mọi người chú ý vào vấn đề nóng khác quên chuyện Biển Đông và sẽ tiếp tục thực hiện "lưỡi bò" cho đến khi tuyên bố chủ quyền Biển Đông. Bước tiếp là không chế Đông Nam Á để ra biển lớn hơn - Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương...
Mỹ sẽ làm vấn đề nội địa Trung Quốc nóng thêm, tạo sự chia rẽ chia cắt Trung Quốc thành những quốc gia nhỏ làm suy yếu Trung quốc như Liên xô.
Làm sao lấy lại Hoàng Sa, những đảo bị chiếm ở Trương Sa, không cho Trung Quốc chiếm tiếp các đảo còn lại? Vấn đề "vừa là đồng chí vừa là anh em" cũng đâu dễ để không bị lợi dụng, lép vế, bị dắt mũi...
Câu trả lời phụ thuộc vào Nhà nước Việt Nam.
Tất cả những điều trên " Ai cũng hiểu , chỉ cố tình không hiểu " .
Trả lờiXóaBài “QUẦN ĐẢO NAM SA” đã được Gs Vũ Cao Đàm dịch nguyên bản tiếng Trung trên báo điện tử Trung Quốc Binh Khí Đại Toàn. Quần đảo Nam Sa là tên đặt bởi Trung Quốc, Việt Nam gọi là Trường Sa.
Trả lờiXóaMời Quế tham khảo, sau đây là nguyên văn bản dịch:
"Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) vốn dĩ là chuỗi ngọc trai lấp lánh của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều kẻ trộm cắp, muốn chiếm đoạt, giành giật, việc này chỉ làm phân tán đi ánh hào quang của chuỗi ngọc trai mà thôi. Trong số các đảo bị các nước chiếm đoạt, bọn Việt Nam kiêu ngạo, vong ơn bội nghĩa đã ráo riết chiếm đóng quần đảo với số lượng nhiều nhất.
Báo đáp tử tế; danh dự, lãnh thổ và lãnh hải quốc gia nếu chỉ dựa vào giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn, bảo vệ được.
Nghĩ lại mà xem, Việt Nam vốn xưa là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, theo Thỏa ước Pháp – Thanh, Việt Nam đã bị nhượng lại cho Pháp, dần trở thành thuộc địa của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Nhưng thật không ngờ bọn Việt Nam không những không biết ơn Trung Quốc, mà trái lại đã lấy oán báo ân, tự vỗ ngực xem mình là nước có tiềm lực quân sự lớn thứ ba thế giới, liên tiếp khiêu khích Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học, là cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt và chiến tranh Bãi đá ngầm, nhưng Việt Nam vẫn không nhận ra được bài học, càng ra sức chiếm đoạt nhiều đảo hơn.
Do bọn Việt Nam bắt tay thực hiện khai thác đảo sớm nên điều kiện chiếm cứ thuận lợi hơn, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt nên bọn chúng có thể thi công trên đảo, xây dựng sân bay, kiến tạo hạ tầng kỹ thuật thông tin di động, di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, thiết lập phân chia ranh giới khu hành chính cấp huyện hòng vĩnh cửu hóa, thực tế hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa hành vi bá chiếm. Tiếp đó các nước khác cũng lần lượt theo đuôi Việt Nam, như Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney… xâu xé vùng biển Nam Sa của Trung Quốc, xây dựng căn cứ quân sự hoặc khoan dầu mỏ. Tất cả bọn chúng đều không coi Trung Quốc ra gì.
Các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa đúng vào thời kỳ đất nước Trung Quốc chúng ta tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện chiến lược đối ngoại hòa bình, tập trung xây dựng kinh tế trong nước, duy trì hòa bình phát triển với bên ngoài. Cùng là những nước đang phát triển đáng ra Việt Nam và các nước lân cận phải có thiện ý giải quyết hài hòa những tranh chấp. Đất nước chúng ta đề xướng ra mục tiêu “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”. Tuy nhiên, 30 năm qua, lòng tốt của chúng ta lại không hề được báo đáp, mà trái lại các nước còn không ngừng tăng cường lấn chiếm khu vực biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh hải, lãnh thổ nước ta. Không khó khăn lắm, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng, lòng tốt của chúng ta không được.
Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền. Tình hình phát triển còn làm phức tạp hóa vấn đề, sự xoay chuyển của thời gian sẽ làm cho chúng ta càng thêm bất lợi, nếu cứ tiếp tục kéo dài sự khoan dung của chúng ta thì kẻ khác sẽ cho rằng chúng ta đã chấp nhận, bằng lòng với việc đó. Vì thế, biện pháp có hiệu quả là phải dùng lực lượng quân sự chiếm đoạt lại Nam Sa, và phải đưa việc này vào chương trình nghị sự.
Chúng ta phải thấy một thực tế rằng, mức độ xâm phạm của các nước có liên quan đối với lợi ích của nước ta là khác nhau, do điều kiện môi trường và địa vị quốc tế khác nhau nên sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hoạt động quân sự của nước ta, vì vậy mà chúng ta cần phải có những cách đối xử khác nhau, giải quyết tốt những mâu thuẫn chủ yếu, thúc đẩy giải quyết những mâu thuẫn thứ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta phải là Việt Nam."
Bài “QUẦN ĐẢO NAM SA” tiếp theo 1
Xóa"Chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đầy đủ điều kiện để trở thành vật tế của trận chiến thu hồi Nam Sa :
1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, có nguy hại lớn nhất, hơn nữa có thái độ kiêu ngạo nhất, ảnh hưởng xấu nhất. Trước tiên ta thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm đóng là có thể thu hồi lại hầu hết các đảo bị chiếm, khống chế được toàn bộ. Lấy gương xua đuổi thành công quân Việt Nam để răn đe các nước khác buộc chúng phải tự mình rút lui.
2. Trước đây, Việt Nam đã nhất nhất thừa nhận Tây Sa và Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Những bài phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những bằng chứng xác thực, cho đến sau khi thống nhất đất nước thì Việt Nam có những thái độ bất thường, có yêu cầu về lãnh thổ lãnh hải đối với Tây Sa và Nam Sa. Việt Nam ngấm ngầm thọc lưng Trung Quốc, tiền hậu bất nhất, đã làm mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến quân đội của chúng ta phải ra tay, với lý do đó để lấy lại những vùng biển đảo đã mất.
3. Việt Nam có lực lượng quân sự lớn nhất Đông Nam Á. Hơn nữa lại đang tăng cường phát triển lực lượng hải quân, không quân để đối đầu với ta. Quân đội của ta có thể phát động cuộc chiến Nam Sa, cho dù quân đội Việt Nam đã có chuẩn bị. Với chiến thắng trong cuộc chiến này, hoàn toàn có thể làm cho các nước khác thua chạy, không đánh mà lui. Đây là cách để loại trừ Việt Nam, làm cho Việt Nam ngày càng lụn bại.
4. Hai nước Trung – Việt xích mích đã lâu, đã từng nảy sinh tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải, lần này lại xảy ra xung đột quân sự. Đây là điều mà thế giới đã dự đoán và đã sớm nghe quen tai với việc này, chắc chắn phản ứng sẽ nhẹ nhàng hơn. Trái lại, nếu tấn công vào các nước như Philipin thì phản ứng quốc tế nhất định sẽ rất mạnh mẽ.
5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN nhưng chế độ xã hội và ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, thời gian đó đã sinh ra những khúc mắc. Là liên minh ASEAN, khi chúng ta phát động chiến tranh thu hồi lại Nam Sa ắt sẽ gặp phải sự phản đối của ASEAN, nhưng hậu quả của cuộc tấn công Việt Nam sẽ tương đối nhỏ, vì Việt Nam đã từng có ý đồ thiết lập bá chủ khu vực, việc này đã làm cho các nước láng giềng có tinh thần cảnh giác, việc làm suy yếu lực lượng quân sự của Việt Nam cũng là điều tốt cho các nước ASEAN."
Bài “QUẦN ĐẢO NAM SA” tiếp theo và hết.
Xóa"6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ ; Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không phải vì thế mà dẫn đến sự đối đầu về quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ đang sa lầy vào chiến trường Afganistan, Iraq và vẫn phải chuẩn bị ứng phó với chiến tranh có thể xảy ra với Iran, chưa rảnh tay để quan tâm tới chiến sự Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp đảo giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, tranh chấp giữa Campuchia và Thái lan đều sẽ làm phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
7. Quần đảo Nam Sa là một vị trí chiến lược không thể thiếu của Trung Quốc trên trận tuyến kéo dài từ Trung Đông đến Viễn Đông, tuy eo biển Malacca là con đường yết hầu nhưng quần đảo Nam Sa không phải là không có vị trí chiến lược. Có được Nam Sa sẽ uy hiếp được Malacca, yểm trợ các đường ống dẫn dầu, Nam Sa là một trong những vùng hiểm yếu, Trung Quốc quyết không ngần ngại chiến đấu để thu hồi Nam Sa.
8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, lấy việc thực hiện chiến tranh để kiểm nghiệm và nâng cao năng lực chiến đấu của quân ta, tình hình phát triển của hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể đảm bảo để hai bên bờ sẽ không xảy ra chiến tranh trong tương lai gần, giải quyết triệt để vấn đề Nam Hải, trong khi thực hiện chiến tranh trên biển phải khảo sát những thiếu sót của hải quân, không quân của Trung Quốc để kịp thời nhận diện những khiếm khuyết, cải thiện, nâng cấp, nhằm phát triển càng nhanh càng tốt lực lượng hải quân không quân của ta, để chứng tỏ rằng quân đội ta là lực lượng quân đội theo mô hình mới, có kinh nghiệm chiến đấu hiện đại, chuẩn bị sẵn sàng cho chiến sự Đài Loan – Hải Nam hoặc để đối phó với những thách thức khác có thể phát sinh. Lực lượng hải quân, không quân của Việt Nam không thể xem là quá mạnh cũng không thể xem là quá yếu, chúng phù hợp với việc luyện tập quân đội của ta.
9. Việc thiết lập hợp tác quân đội với Đài Loan có thể còn nhiều khó khăn, sự bất đồng giữa hai bờ Đài Loan – Hải Nam có thể tồn tại, nhưng việc thu hồi Nam Sa thì hai bên lại có chung một lập trường. Mặc dù không thể mời quân đội Đài Loan cùng tham chiến, nhưng trước và sau trận chiến đều cùng nhau tiến hành các hoạt động như : cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên xử lý, máy bay, tàu chiến do nhu cầu cần thiết hạ cánh hoặc cập bến trong chiến tranh, chắc chắn rằng sự phối hợp hai quân đội sẽ góp phần vào đoàn kết, thống nhất quốc gia.
10. Việt Nam là bọn tham lam, kiêu ngạo, vô lễ, tuyệt đối không thể thông qua đàm phán để chiếm lại quần đảo Nam Sa, không chiến đấu thì không thể thu hồi lại biên cương quốc thổ. Như vậy, cuộc chiến Nam Sa là không thể tránh khỏi, đánh muộn không bằng đánh sớm, bị động ứng phó không bằng chủ động tấn công.
Vẫn còn rất nhiều lý do nhưng không tiện để nêu ra cụ thể từng lý do được."
Chú thích:
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả bài viết.