Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

BẠN TÔI .

Sau khi rời trường HSMN , tôi về Hà Nội và học 2 năm tại trường Yên Hòa trước khi trở về Nam .Đám bạn học Hà Nội của tôi đứa nào cũng quậy ve kêu vì chúng nó ở cùng khu tập thể và học với nhau từ mẫu giáo , chỉ không cùng ăn cùng ở thôi . Năm lớp 9 ( hệ 10 năm ) , có 1 cậu bạn ở nơi khác chuyển tới và được xếp vào tổ tôi. Thật tội nghiệp cho cậu ấy , lớp tôi vốn được gọi là lớp 9 GẤU ( 9G ), tổ tôi là ĐẠI HÙNG TINH . Nhà cậu ấy ở Láng , vùng trồng rau húng nổi tiếng cả nước . Suốt ngày tôi và 1 cô bạn nữa vẽ hình cậu ấy chạy xe đạp với 2 sọt rau to đùng đằng sau, cậu ấy chưa bao giờ nổi cáu với 2 cô bạn tai quái mà chỉ cười hiền lành .1975 , 3 người chúng tôi chia tay nhau , tôi và cô bạn về Nam , chúng tôi mất liên lạc với cậu bạn từ đấy .Hơn 30 năm sau , tôi nhận được tin tức ít ỏi về bạn , lại là những tin không vui . Năm 2010 , họp lớp tại Hà Nội , chúng tôi nghẹn ngào khi nghe tin bạn đã được công nhận là LIỆT SỸ . Cuối năm 2011 , nhờ các nhà ngoại cảm , gia đình đã đón được bạn về Hà Nội ( sau đó thử ADN , kết quả chính xác ). Bạn là ĐẶNG VĂN NGỮ .
Tôi xin đăng 1 bài viết về bạn lên đây coi như một nén nhang tưởng nhớ về bạn cũng như các liệt sỹ đã hy sinh trong những ngày này cách đây 33 năm .
Chiến công của Đặng Văn Ngữ và đồng đội
Sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Lục quân, Đặng Văn Ngữ từ sư đoàn 312 chuyển sang quân đòan 2 bảo vệ vùng Đông Bắc của tổ quốc. Sư đoàn của Ngữ bảo vệ Hà Tuyên.
Tại Hà Tuyên, từ tháng 4-tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn, gần cột mốc biên giới số 13. Lão Sơn thực ra là một dãy đồi chạy từ tây sang đông, từ ngọn đồi ở bình độ 1800 ở phía tây tới đồi bình độ 1200 ở phía đông. Ngọn đồi 1200 này phía Trung Quốc gọi là Zheyin Shan, và đây cũng là ngọn đồi duy nhất nơi chiến sự xảy ra ở phía đông sông Lô. Tất cả các cuộc giao tranh khác tại Vị Xuyên đều diễn ra ở phía tây sông Lô chảy vào Việt Nam.
Trung Quốc mở màn cuộc tấn công lúc 5 giờ sáng ngày 28 tháng 4 năm 1984 sau một đợt pháo kích ác liệt. Sư đoàn 40 thuộc quân đoàn 14 vượt biên giới theo bờ tây sông Lô, còn sư đoàn 49 (có lẽ thuộc quân đoàn 16 từ Quân khu Nam Kinh), tấn công và đánh chiếm đồi 1200.[12] Lực lượng phòng ngự Việt Nam bao gồm bộ binh từ sư đoàn 313 và khẩu đội pháo binh từ Lữ đoàn pháo binh 168 đành rút lui khỏi các ngọn đồi này. [13]
Quân Trung Quốc chiếm được ấp Na La và các đồi 233, 685, và 468[14], tạo nên một vùng lồi kéo dài khoảng 2,5km tại đồi 468 hướng về phía Việt Nam. Vị trí này được bảo vệ bởi vách đá dựng đứng có rừng bao phủ và dòng suối Thanh Thủy ở phía nam, chỉ có thể tiếp cận được bằng cách băng qua khoảng đất trống thung lũng sông Lô ở phía đông, và như vậy rất thuận lợi cho phòng ngự.[15] Tuy nhiên tại các nơi khác, chiến sự diễn ra giằng co từ ngày 28-4 cho tới 15-5, và các đồi 1509, 772, 233, 1200 (Zheyin Shan), 1030 (Đông Sơn) liên tục đổi chủ. Sau ngày 15 tháng 5, chiến sự tạm dừng, đến ngày 12 tháng 7 chiến sự lại bùng lên khi quân Việt Nam tổ chức tấn công tái chiếm các ngọn đồi này, rồi dừng hẳn, chỉ có các cuộc chạm trán hoặc đọ pháo lẻ tẻ.
Để chiếm giữ các điểm cao lấn được, Trung Quốc duy trì hai quân đoàn tại khu vực Vị Xuyên, bao gồm bốn sư đoàn bộ binh, hai sư đoàn pháo binh và vài trung đoàn xe tăng. Các cuộc giao tranh ở đây diễn ra chủ yếu là đấu pháo, với các đơn vị quân Việt Nam ở mức đại đội xâm nhập tìm cách đánh chiếm lại các cao điểm[16].
Năm 1985, Trung Quốc bắn khoảng 800.000 phát đạn pháo vào Vị Xuyên, trong tổng số khoảng 1 triệu phát đạn pháo trên toàn biên giới, Đặng Văn Ngữ sau đợt về Hà Nội duyệt binh vào 2/9 năm 1985, trở lên đơn vị bảo vệ biên giới đã anh dũng hy sinh chính vào thời điểm ác liệt này, Kết quả, quân Trung Quốc chiếm được một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, gồm 29 điểm trong lãnh thổ Việt Nam. Trong số các vị trí mà quân Trung Quốc chiếm được có các đồi 1509 (Núi Đất tức Lão Sơn)[17], 772 ở phía tây sông Lô và các đồi 1250 (Núi Bạc)[18], 1030, Si Cà Lá ở phía đông sông Lô[5]. Chiến sự diễn ra dọc tuyến biên giới dài khoảng 11km, nơi quân Trung Quốc chiếm được sâu nhất trong lãnh thổ Việt Nam là đồi 685 và đồi 468, nằm cách biên giới khoảng 2km. Giao tranh kéo dài dằng dai, nhưng không có nơi nào quân Trung Quốc tiến sâu được hơn vào lãnh thổ Việt Nam quá 5km, dù quân đông hơn nhiều[19].
Trong nỗ lực tái chiếm các vị trí bị Trung Quốc lấn chiếm , Việt Nam tuyên bố tiêu diệt một trung đoàn và 8 tiểu đoàn quân Trung Quốc, loại ra khỏi vòng chiến đấu 7.500 quân trong vòng 4 tháng[22] Trung Quốc tuyên bố loại khỏi vòng chiến 2000 quân Việt Nam, t[16]
Tới ngày 13-3 năm 1989, Việt Nam giành lại 20 vị trí và đến tháng 9 năm 1989, Trung quốc phải rút khỏi 9 điểm còn lại. Tới năm 1992, Việt Nam giành lại Lão Sơn và Yên Sơn.
Để gìanh lại từng tấc đất Trung Quốc lấn chiếm, tại nghĩa trang quân đội Vị Xuyên ở tỉnh Hà Giang, hiện có hơn 1.600 nấm mộ liệt sỹ Việt Nam[26] hy sinh trong suốt các giai đoạn cuộc chiến cho tới tận năm 1990, trong đó có mộ Liệt sỹ Đặng Văn Ngữ mới được chuyển về Hà nội ngày 16/11/2011, tức ngày 21/10 âm lịch.

4 nhận xét:

  1. 17/2/1979 , thù quân bành trướng bắc kinh không thể nào quên

    Trả lờiXóa
  2. Thời gian có vẻ ko đúng . Xin cho biết lại có phải thế ko?

    Trả lờiXóa
  3. Chúng ta chỉ nghe nhiều về cuộc chiến 17/2/79 . Còn những cuộc chiến sau đó thì không .Tôi cũng không biết tại sao , nhưng chắc chắn những điều bài viết này nêu là đúng . Bạn tôi còn tham gia diễu binh năm 1985 cơ mà .

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]