Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Lướt sóng Ly Giang về Dương Sóc

Sau khi về thăm trường cũ, trường mới, ngày 23/7/2015 cả đoàn lên xe đến bến thuyền để thực hiện chuyến hành trình "lướt sóng Ly Giang về Dương Sóc".
Hình 1: Bến thuyền Ly Giang.

Xe đưa cả đoàn đến bến thuyền, xuống xe trời đột nhiên mưa rất to, thế là ai chưa có đồ che mưa phải mua dù. Vào trong bến thuyền, trời ngớt mưa, mọi người cứ thế nối đuôi nhau đi dọc bến thuyền, chẳng biết thuyền nào sẽ chở mình? Cũng may, thấy mọi người đi toilet, khi ra mới biết thuyền sẽ chở đoàn đậu ngay trước đó, nếu theo mấy người TQ có lẽ đi đến cuối bãi thuyền mất. Thế là phải cắt cử người đứng để những người đi sau biết thuyền mà lên. Ngớt mưa, mọi người lên thuyền. Trên thuyền có them một nhóm người TQ đi cùng, do đoàn dù đã đến 90 người vẫn chưa đầy thuyền.

Xe chở đoàn ra bến thuyền, rồi tiếp tục đi theo đường hướng về Dương Sóc, để ngày hôm sau trở về Nam Ninh.
Tuần tự, mọi người yên vị trên thuyền, hình như có bức xúc về việc chỉ dẫn thuyền nào của đoàn.
Hình 2: Ngọc Anh, Khôi, Hơn và P. Hòa.
Hình 3:
Hình 4: Những người được ngồi phòng VIP do lên thuyền chậm hơn.
Hình 5: Các khách VIP (thầy cô) ngồi chung khoang chính của thuyền.
Hình 6: Các khách VIP (thầy cô)
Hình 7: Thầy Lộc và ...
Hình 8: Sau khi ổn định chỗ ngồi, thuyền rời bến, hạt bí, hạt dưa được bày ra bàn.
Hình 9: Người Phú Yên và Sài Gòn cùng bày các thức ăn vặt, giao lưu.
Hình 10: Người miền Tây và Sài Gòn.
Hình 11: Người Nghệ An và Đà Nẵng.
Hình 12: Cùng khối.
Hình 13: Người Đà Nẵng và Tây Nguyên.
Hình 14: Cảnh Phong đi đâu rồi?
Hình 15: Người Sài Gòn. Thuyền rời bến, tác nghiệp.
Hình 15a:  Người Quảng Nam - Đà Nẵng.
Hình 15b: Người Quảng Nam - Đà Nẵng 
 
 
Hình 15c & d & e: Người từ mấy nơi.
 
Sông Ly, đoạn từ Quế Lâm về Dương Sóc khoảng 85 km, đoàn đi xe đến bến thuyền khoảng 20 km, từ bến thuyền Quế Lâm đến Dương Sóc khoảng 68 km, đi thuyền trên sông Ly đến Dương Sóc mất khoảng 4 tiếng đồng hồ. Đoàn được thông báo trên thuyền có cung cấp nước sôi để ăn thêm mì gói, khách được phục vụ bữa trưa rất đơn giản, có thể mua thêm đặc sản như cua, tôm lăn bột chiên...
 
Thuyền rời bến, trời lúc mưa, lúc sương mù, gió, mọi người không thể lên trên để chụp hình, ngồi tại chỗ giao lưu.
 
Hình  16 & 17: Vừa giải trí vừa tăng thu nhập chuẩn bị kinh phí cho bữa trưa trên thuyền.
Hình 18: Người Hà Nội và Sài Gòn. 
Hình  19: Thuyền lướt sóng Ly Giang, hai bên sông núi liền núi
 Hình 20: Xuất ăn trưa trên thuyền.
Hình 21: Tranh thủ ăn trưa cho đỡ đói lòng, ai muốn ăn thêm phải mua them thức ăn
Hình 22: Tranh thủ lúc ngớt mưa, ghi hình lưu niệm trên boong.
 Hình 23: Người Sài Gòn chứng minh đang trên sông nước Ly Giang.
Hình 24: Ly Giang và núi. 
Hình 25: Tranh thủ chụp hình, làm dáng. 
Hình 26: Từng nhóm người chụp hình cho nhau. 
 Hai bên bờ sông Ly, người dân cũng tham gia vào hoạt động du lịch, được chính quyền trả tiền cho sự tham gia này, họ phải làm nhà hai bên sông theo quy hoạch của nhà nước, được nhà nước hỗ trợ tiền xây dựng. Hoạt động du lịch ở Quế Lâm phần nhiều nhờ vào dòng sông Ly, nên các nhà máy (27 nhà máy) hai bên sông được di dời. Nhiều hoạt động tích cực được tiến hành để duy trì chất lượng nguồn nước như xây dựng nhà máy xử lý nước thải và bãi chôn lấp, phục hồi chức năng các nhánh sông… tạo điều kiện cho việc phát triển ngành du lịch như ngày nay.
 
Thuyền cập bến Dương Sóc, mọi người vội vã nối đuôi nhau đi về nơi hẹn xe đón. Ban đầu, đoàn dự kiến sẽ thuê xe chở đến điểm hẹn, nhưng rồi quyết định đi bộ từ bến thuyền qua phố Tây.
Hình 27: Phố Tây ở Dương Sóc 
Hình 28: Điểm hẹn xe đón đoàn về khách sạn ở Dương Sóc.
Hình 29 & 30: Tập trung chờ xe đưa về khách sạn.
 
Hình 31 & 32: Các khách sạn ở đây được xây dựng theo quy định của Nhà nước.

Hình 33: Khách sạn nơi trú chân của đoàn, tối đến mọi người sẽ được xem "Ấn tượng chị Ba Lưu" 
 
Hình 34: Cây đại bồ đề ước nguyện:
Cây bồ đề có niên đại từ triều nhà Tùy này cao 17 m, diện tích bóng râm lên đến 1000 m2, người dân địa phương tin rằng nếu những người độc thân chụp ảnh ở dưới gốc cây này thì sẽ tìm được tình yêu đích thực. Hình ảnh bụi tre được đưa vào thành mô hình trong "Ấn tượng chị Ba Lưu"
 


6 nhận xét:

  1. Trên thuyền, trời mưa, không lên boong chụp hình được, họ HSMN lại cùng nhau ôn lại những kỷ niệm thời niên thiếu, thời còn là những học sinh. Cả những kỷ niệm sau khi rời những ngôi trường MN có số. Kỷ niệm ngày giải phóng (1975), ngày gặp lại gia đình sau nhiều năm xa cách, ngỡ ngàng vừa quen, vừa lạ của ngày gặp mặt, thế rồi cuộc sống gia đình sao mà lạ lẫm, có người như lạc vào cuộc sống xa lạ, lại nhớ về các bạn học cùng, sinh hoạt cùng, vui, buồn cùng nhau như một gia đình, bây giờ lại ngồi bên nhau, lại tíu tít, ồn ào, kể lại những nghịch ngợm, kỷ niệm không thể nào quên của mình, của bạn mình.

    Những đứa trẻ, ngày đầu xa cha mẹ, gia đình như rơi vào cõi lạ, buồn có, khóc có, giấu mình trong nỗi cô đơn. Để rồi ngày gặp lại gia đình, những đứa bé ngày xưa còn bé xíu xiu, lại khó khăn hòa nhập vào cuộc sống của gia đình, lại có những nỗi buồn, lạc lõng, nhiều khi là lại là cô đơn để nhớ bạn.

    Mọi người giờ đã có gia đình, con, cháu, gặp nhau vẫn cứ ý ới như thời còn trẻ con sống bên nhau, những cái tên cũ vẫn được gọi. Một tuần, đi bên nhau, về nơi chốn cũ, ký ức cứ hiện lên, sống lại từng ngày từng giờ, lại trẻ con, ngịch ngợm dù không dại dột như ngày xưa nữa. Họ lại gắn bó với nhau như một gia đình để đi tiếp những năm tháng còn lại của cuộc đời.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sau chuyến đi như vậy nhiều bạn cũng có những tâm tư như bạn Quế 67-73, và cũng nhiều bạn ao ước lại được đi nữa, cho dù là đi đâu, nhưng để được cùng đi, cùng ở tập thể , có bạn có Thầy, có sự bảo bọc của Thầy, có cãi nhau chí choé, có cười vui... như những ngày thơ bé. CẢm ơn bạn đã nói lên tâm tư của mọi người

      Xóa
  2. @Quế 67-73: đó là nội tâm chung của các Quế! MF khi rời trường HSMN, nhớ trường, nhớ bạn cồn cào, mà mình nhỏ, chẳng biết làm gì, bây giờ muốn gặp nhau thật là dễ, cám ơn hòa bình!
    @ND: MF cũng nghĩ vậy!

    Trả lờiXóa
  3. -Tôi cũng chụp mớ ảnh về cây "đại bồ đề", nhưng chẳng cái nào đẹp như ảnh của bạn. Đây là kiểu "chụp phản chiếu"( cây soi gương bóng nước). Chắc bạn phải mất ít tệ leo lên bè ra giữa hồ để chụp cảnh này?
    - Tôi có bài cũ về Dương sóc thay cho lời còm...

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn Quế 67~73 vì bài...tổng kết vừa bao quát vừa chi tiết này, và kèm bộ phóng sự ảnh rất đẹp nữa!

    Trả lờiXóa
  5. Cái giỏi của người TQ là làm du lịch từ những thứ không có gì. Họ có những kiểu khai thác du lịch làng rất đơn giản, không mấy tốn tiền đầu tư, mà khách đến đông nghìn nghịt! Có lẽ nhờ vậy mà thành nước có nền kinh tế đang được phong là " nhất nhì thế giới"!
    hình 34 sao bi giờ MF mới thấy nhỉ? như tranh vẽ của ... Trung Quốc! Quế 67-73 giỏi ghê! :D

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]