Cuộc
họp ngày cuối, đầu giờ chiều tôi nhắn tin cho nó: “Mày có ở BV, khoảng sau 6h
chiều tao đến”. Nó nhắn lại: “Ok, cứ đến cổng BV…thì gọi tao”.
Xong
họp sớm, tôi tách đoàn và đi taxi đến cổng BV…điện thoại cho nó. Chờ tao tí, có
chút việc gần xong. Quán vỉa hè trước cổng bênh viện, tôi gọi chai nước khoáng
giải khát và chờ bạn. Rút máy lướt web giết thời gian. Lơ đãng ngắm phố phường
trước giờ trời tối. Đường phố ồn ào, xe cộ và người như nêm. Mắt đang bị hút
bởi những dòng người xe hối hả khi phố mới lên đèn thì xuất hiện trước tôi một
ông cụ dáng đi xiêu vẹo, bước thấp bước cao, tay cầm xấp vé số. Tôi buộc miệng:
Vé số! Ông cụ đi về phía tôi: Ông mua vé số? Tôi mời ông ngồi uống nước và thắc
mắc với cọc vé số còn dày gần như nguyên xi: Sao giờ này mà còn nhiều vé số thế ông? (Tôi định gọi chú hoặc bác, nhưng rồi
không hiểu tại sao lại gọi ông, có lẽ do mái đầu bạc trắng xóa nhìn như người
80 tuổi). Vé ngày mai đó, vé hôm nay còn lại tôi đã trả lại đại lý rồi. Tôi mua
20 tờ vé số và hỏi chuyện ông cụ về mưu sinh với nghề này có đủ trang trải cuộc
sống không? Ông cụ nói cũng tạm qua ngày chờ ngày “tịch”. Ông cụ cũng tiếu lâm
ghê. Ông cụ hỏi và gần như tự trả lời: Chú hình như là người Trung? Tôi cũng
quê Miền Trung. Chú công tác? Vâng, tôi đi công tác, sáng mai về lại đang chờ
gặp người bạn là bệnh nhân đang ở viện? Sao không vào bệnh viện? Người bạn tôi
đang đi ra ngoài, tôi đang chờ. Bạn chú bị bịnh chi, nằm ở bệnh viện lâu chưa?
Anh ấy bị suy thận phải chạy thận nhân tạo, nghe đâu phải lọc máu ba lần trong
tuần, anh ấy ở lại luôn trong bệnh viện.
À, có phải anh giáo chạy thận mười mấy
năm ở bệnh viện này. Tôi bán vé số quanh đây mấy năm rồi, cũng có biết chú đó,
cùng quê Quảng Ngãi với tôi, yếu lắm rồi, vợ con ở xa, chú ở một mình nhờ gầm
cầu thang trong bệnh viện, lâu lâu mới về nhà lần. Giọng miền Trung của ông cụ
pha tạp giống tôi nên tôi thấy dễ gần, cách nói chuyện của ông cụ cũng có
duyên, tôi như gặp người được người thân giữa chốn đô thành sầm uất. Ông bán vé
số ngoài giọng nói sang sảng và đôi mắt sáng, còn cả người ông là sự tiều tụy,
có cảm giác ông mà về miền Trung gặp bão đễ thổi bay mất. Những ngón tay dài tóp teo cố cầm cho chắc tập
vé số. Tôi nhìn dọc cánh tay ông cụ thấy mạch máu nổi lên một đường xanh chạy
dọc theo cánh tay lên cổ. Dấu vết của việc chích kim để lại chằng chịt, động
mạch cổ của ông cụ còn nổi lên một cục bọng máu to tướng. Ôi đích thị “dân xì”.
Tôi đặc biệt dị ứng với dân xì-ke, nhìn kỹ ông này tôi bắt đầu thấy ngán. Tôi
hỏi giọng không còn thân mật: Ông chơi ngày mấy “choác” mà chiến tích còn ngổn
ngang trên tay, trên cổ thế? Bán vé số có đủ tiền chơi xì không cụ? Mắt ông cụ
bán vé số tỏ vẻ ngạc nhiên và khó chịu. Nhưng rồi với giọng ráo hoảnh và đôi
mắt trở lại nét dịu ban đầu: Cũng vài lần ngày, bán vé số thì năm khi mười họa,
bữa được thì choác có cơm, bữa kém thì chỉ choác còn nhịn. Biết làm sao
được ,số tôi nó sa vào nghiệp chướng, chấp nhận thôi. Nghe ông, sống mũi tôi cay
cay. Nhìn ông, tôi thấy ánh mắt ông thoáng vẻ buồn.
Trời mùa Đông bắt đầu tối dần, đường
phố đã lên đèn. Câu chuyện với ông vé số cũng tẻ dần không còn thân mật như ban
đầu. Tôi rút điện thoại gọi cho nó, máy ò í e. Chắc là thằng này để máy hết
pin. Chờ thêm hơn ba mươi phút mà không thấy nó, đã chậm so với giờ hẹn gần 2
giờ đồng hồ. Các chiến hữu ở Công ty liên tục gọi, tội đành quyết định lỡ
hẹn với nó một lần nữa. Tối nhắn với ông bán vé số ,nếu gặp nó thì nói nó gọi
cho tôi. Tôi bắt tay và chào ông vé số bước lên taxi, cuộn vào dòng xe cộ đông đúc
của Sài thành.
Sáng
hôm sau, tôi bay chuyến sớm về Đà Nẵng. Trước khi lên máy bay tôi gọi cho nó,
máy vẫn tắt. Gọi cho thằng bạn Quế lớp tôi đang ở Sài Gòn. Nó hỏi gặp lớp phó
chưa? Tôi nói chưa. Sao thế? Chờ hoài mà hắn không quay lại bệnh viện? Hai giờ
đồng hồ chờ nó, tao ngồi ở cổng nói chuyện với ông bán vé số đâu cùng quê nó và
cũng biết nó, hình như cha bán vé số nghiện xì-ke mày ạ! Thằng Quế bạn cười ha
há thật to. Chắc là thằng lớp phó giận mày bao nhiêu lần đến Sài Gòn mà không
thăm nó nên cho mày leo cây. Đến nỗi chi! Tôi chống chế. Thôi về đi, đến Đà Nẵng mở
email sẽ rõ. Tôi đành nghe lời nó thằng bạn Quế miền Trung trụ Sài Gòn, hắn làm
thầy giáo mà.
(Còn nữa) C.
(Còn nữa) C.
Cuộc sống dương gian và số phận, vượt qua bao nhiêu năm với căn bịnh khó chịu, dai dẳng, còn cuộc sống của gia đình DT - vợ con chắc cũng bộn bề khó khăn. Dũng sỹ ở đây là đương đầu với đau ốm, bịnh tật.
Trả lờiXóaNăm ngoái thấy trên Facebook của TGTB có nói đến chuyến về thăm mẹ của DT, biết thêm về mẫu thân của DT.
Kể tiếp đi, để từ 28/8/2014 đến giờ mới tiếp phần 2 như vậy là quá lâu, nhiều người cũng không nhớ phần 1 lên siêu thị lúc nào phải nhờ them phần ghi chú đầu bài.
@ND: Quế ni hắn chỉ giỏi kiếm xèng, chơ vô siêu thị là tương đại, có mấy tổng quản ma ma làm osin cho hắn mà! :) :)
Xóa1/Đây đích thật là dũng Sĩ Quế ngày nay:Dám sống vì tình yêu của mình và cũng vì tình yêu gia đình của mình mà dám sông tiếp kiên cường trong bênh tật (Khó lắm để đủ lạn quan kiên nhẫn !).
Trả lờiXóa2/Tôi có một ông anh bà con bị bệnh này và ra đi nhanh ,sau khi tìm mọi cách thay thân không được (xin em trai và xin cả PCT nước NTB vì anh trước đó là cán bộ cấp côi của tỉnh).Tôi đến thăm anh lần cuối ,anh ngồi bó gối.mắt nhìn trừng trừng khủng khiếp lăm ,không nói một lời.Vợ tôi nói ,hay anh căm hận với mọi người và tiếc nuối vì trước đây mình liêm khiết quá ? Tôi nạt lại ,bá láp nhưng vẫn day dứt với câu hỏi này ! Thật bất công với những người sống tốt khi gặp bệnh tật éo le ,chứ quan chức có tiền thì chuyện này nhỏ như con thỏ ,họ bay ra nước ngoài chữa bệnh nữa là...
3/Càng khâm phục bạn về ý chí và sự lạc quan !
TGTB là anh của đạo diễn " Cô dâu 8 tuổi " , hơn 1 năm nó mới ra 1 tập . Thôi kệ , hâm nóng xơi vẫn ngon mờ .
Trả lờiXóa