Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

CŨNG THÁNG 13:ĐAU



Mong có lương tháng 13 để sắm Tết
(Dân trí) - “Cứ Tết về, đọc báo thấy người ta thưởng Tết tiền tỷ, giáo viên chúng tôi lại ngậm ngùi. Không có nguồn để thưởng, chúng tôi chỉ mong được Nhà nước cho hưởng lương tháng thứ 13 để có tiền sắm Tết” - một giáo viên Nghệ An chia sẻ.
Tính ra chỉ còn 2 ngày nữa là giáo viên và học sinh được nghỉ Tết, thế nhưng khi đặt câu hỏi về thưởng Tết tại một số trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An, chúng tôi chỉ nhận được những cái lắc đầu buồn bã: “Chưa thấy nhà trường có thông báo gì”.
Cô giáo Nguyễn Thị H. (Trường THPT Anh Sơn 2, huyện Anh Sơn, Nghệ An) cho biết: “Năm nay thì chưa thấy nói gì đến chuyện thưởng Tết, chắc cũng không thể nhiều hơn năm ngoái. Mà phải gọi là quà Tết mới đúng bởi vì chẳng có ai lại thưởng cho cả năm làm việc quần quật của giáo viên 50-100.000 đồng cả. Vừa rồi tôi đọc báo và được biết có doanh nghiệp thưởng Tết cho nhân viên đến mấy tỷ đồng. Đọc chỉ thêm buồn nên quyết định không đọc bất kỳ thông tin nào để cập đến chuyện thưởng Tết nữa”. `

Thưởng Tết giáo viên chỉ mang tính tượng trưng.

Một giáo viên ở một trường THPT thuộc huyện miền núi Tương Dương thì thẳng thắn: “Nói thật, giáo viên chúng tôi không mong Tết đâu. Người ở xa thì Tết được thêm mấy ngày nghỉ về với bố mẹ, vợ con nhưng về tay không, không có quà cũng buồn. Mà trên này cái chi cũng đắt đỏ, cả lương và phụ cấp được 3-4 triệu đồng chỉ đủ ăn tiêu trong tháng thôi. Ngày thường thì không sao chứ đến Tết thấy người ta thưởng mấy tháng lương, thậm chí có nơi thưởng đến hơn 2 năm lương lại thấy buồn. Những lúc thế này thấy lòng yêu nghề của mình cũng giảm đi chút ít”.


Không chỉ giáo viên buồn vì chuyện thưởng Tết mà ngay cả những người làm quản lý công tác giáo dục cũng không thể tránh khỏi ngậm ngùi mỗi khi nhắc đến chuyện này. Thầy Nguyễn Anh Nam - phó hiệu trưởng Trường tiểu học Thọ Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) dường như không muốn nói chuyện khi chúng tôi đề cập đến chuyện thưởng Tết. Năm nay toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên Trường tiểu học Thọ Sơn được nhận 100.000 đồng quà Tết, trong đó 50.000 đồng là quà của xã, 50.000 đồng là quà của nhà trường. Ngoài ra công đoàn nhà trường cũng có quà cho giáo viên, mỗi người được một gói mỳ chính trị giá 30.000 đồng. Hiệu trưởng, hiệu phó đều chung mức thưởng này.


“Như thế cũng là nhiều lắm rồi đấy, mọi năm quà Tết chỉ là một tờ lịch trị giá 2.500 đồng thôi. Cứ Tết đến nghe người ta kháo nhau thưởng tiền triệu, tiền tỷ, giáo viên chúng tôi nghe mà ứa nước mắt. Chỉ mong Nhà nước cho ngành giáo dục được hưởng lương tháng thứ 13 để có tiền mà sắm Tết chứ cứ đằng hằng tiền lương thì chỉ đủ chi tiêu trong nhà, làm chi có mà sắm sanh thêm. Nói thật, mình làm quản lý mà thấy anh em không được thưởng Tết cũng thấy đau lắm, bất lực lắm nhưng cả toàn ngành như vậy cả, biết kêu ai bây giờ?”, thầy Nguyễn Anh Nam tâm sự.

Thầy giáo Nguyễn Văn Trãi (Trường THCS Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn) phấn khởi hơn mọi năm bởi năm nay số tiền thưởng Tết của thầy đạt mức
"kỷ lục” 200.000 đồng. “Mọi năm chúng tôi về quê ăn Tết với phần thưởng là 1 tờ lịch treo tường nhưng năm nay Ban giám hiệu nhà trường đã quyết định “chơi sang”, thưởng cho mỗi giáo viên 150.000 đồng, công đoàn nhà trường 50.000 đồng nữa, nói chung là cũng có tiền để mừng tuổi cho các cháu ở quê”. Giáo viên biên chế thưởng Tết đã "hẻo", giáo viên hợp đồng còn khốn khổ hơn khi cùng lắm được thưởng một nửa, hoặc cũng có thể là sẽ không được thưởng đồng nào.

Hầu hết, mỗi khi Tết đến xuân về, phòng giáo dục các huyện cũng có một khoản (vài ba triệu đồng) chuyển về cho các trường nhưng ghi rõ “chi nội dung khác”. Bởi vậy số tiền này các trường cũng không dám trích để thưởng hay mua quà Tết cho giáo viên. Cuối năm, trường nào tổng kết thu chi còn dư chút ít thì năm đó giáo viên có thêm vài chục nghìn, đủ để mua cân hành về muối dưa. Trường nào chi tiêu quá tay, thâm thủng ngân sách thì coi như giáo viên ngậm ngùi đừng mơ đến quà Tết.

Không có tiền thưởng Tết, nói như các giáo viên xứ Nghệ “sống trong cái khổ, quen rồi” nên dẫu có buồn, có chạnh lòng thì hết Tết họ lại tất bật với những bài giảng, với sự nghiệp trồng người của mình. Thiếu thốn đủ thứ, cái Tết cũng kém vui hơn vì không có tiền thưởng nhưng để học sinh của mình có cái Tết vui hơn, họ sẵn sàng trích từ số tiền lương ít ỏi của mình để ủng hộ cho các em. Thầy Nguyễn Anh Nam tự hào khoe với chúng tôi: “Tết năm nay giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường đã ủng hộ được hơn 1 triệu đồng cho các em học sinh nghèo ăn Tết”. Tính ra, số tiền các thầy cô giáo nơi đây ủng hộ học sinh nghèo trường mình ăn Tết cũng bằng 1 nửa số quà Tết mà họ được nhận sau một năm miệt mài trên bục giảng.

Hoàng Lam

15 nhận xét:

  1. Nói thì chạm vào nỗi đau nhưng không thể chịu được.Cứ cho con cháu các Bác lãnh đạo làm giáo viên mà ở vùng sâu vùng xa 1 năm cho biết thực tế nhỉ thì hay biết mấy."Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng..."lời Bác nói hình như gió thoảng rồi,giờ thấy nhắc lại như vẹt chứ thực tâm muốn làm không có.

    Trả lờiXóa
  2. Nói đi rồi cũng phải nghĩ lại, làm sao có sự công bằng xã hội được. Làm sao nhà khoa học có thể so với với thu nhập một cô ca sĩ, một anh cầu thủ bóng đá hay một bác kinh tế được. Bởi cô ca sĩ anh cầu thủ bóng đá lắm người xem, bác kinh tế làm ra lắm tiền... còn giáo viên ư? Thành quả phải hàng cục năm mới thấy được mà đến khi thấy được thì người ta cúng quên lâu rồi, vả lại làm gì có ai xem cô giáo dạy học đâu. Chuyện khổ ngành giáo dục là thường tình khôngh chỉ Việt Nam ta mà các nước cũng thế thôi nếu cứ đem so với các ngành nghề khác. Song cái quý nhất mà không ai, không ngành nghề nào có được so với nghề dạy học là giá trị tinh thần, sự trọng vọng tôn kính của xã hội. Đấy mới là cái quý nhất, tiền của rồi cũng hết song giá trị tinh thần thì mãi mãi còn với các nhà giáo. Vậy nên các Nhà Giáo ta cứ vui lên, ăn tết thật mạnh giỏi

    Trả lờiXóa
  3. Con nguời là sản phẩm quý nhất trong xã hội. Vậy mà công cụ "sản xuất" ra con người lại bị đối xử thế. Bao nhiêu năm rồi. Không biết bao giờ nhà nuớc mới có những đối xử đúng với người thầy, người cô?
    KQ

    Trả lờiXóa
  4. Cũng phải thui, các bác lãnh đạo bi giờ hầu hết đều trưởng thành từ NT qua mấy bằng tại chức nên đâu hỉu cái việc học thiệt gian truân như thế nào, đâu hỉu những giọt mô hôi cô giáo rơi trên bục giảng, cứ tưởng không học cũng có bằng như các vị nên đâu có lo gì cho GD. Cho nên có nói lắm cũng vậy thui, nước đổ đầu vịt, lời khôn ngủ lại tai đần mà thui.

    Trả lờiXóa
  5. Trời ui , mấy hôm nay blog bị chặn . Hôm nay vô được mừng muốn chết . Tiền tết ít nhiều kệ ,quen rùi mà . Có chỗ tám là Ráo zui rồi ( AQ tí ).

    Trả lờiXóa
  6. Làm lãnh đạo sợ nhất là công nhân,nhân viên nhìn mình với ánh mắt vô hồn vì lương họ thấp quá.Ở thành phố bây giờ lương công nhân bình quân trên 3 triệu đã là bèo bọt rồi,mà SXKD không khá nổi nên không cách chi cải thiện cho họ được.Rồi ông HĐQT cuối năm hỏi sao lãi ít vậy,tiền vốn đầu tư đem gới tiết kiệm lãi hơn.Mới thẻ thọt,ông ơi không lo cho công nhân họ nhẹ cái "tư tưởng",sang năm ,ông vô mà mần,"ăn cho hết"!khà khà...
    Công nhân bắn tiếng"em đề nghị lương hoài rùi,giờ không nói nữa.Ý ngầm là hắn lãng công ,làm lừ đừ như hết "xí qoách" ,thấy là nản...chết được.Nhưng giận nói vậy chứ lương tâm người thợ ho đâu có làm được,tức là họ trút hết ...về lãnh đạo đấy,đừng tưởng bở mà nhởn nhơ.
    HHP

    Trả lờiXóa
  7. Mình ở tại thành phố mà cũng chẳng bao giờ có tiền thưởng tết nhưng mình cũng chẳng thấy buồn gì hết,nghề mình là như vậy phải quen thôi chứ năm nào cũng buồn để chết sớm à?Mình chỉ buồn ở chỗ cứ lừa dối nhau,không có thưởng thì thôi đằng này lại bắt anh em nộp tiền công đoàn xong CĐ "thưởng Tết"cho mỗi người khi thì lít dầu khi thì cân đường ngày dạy cuối cùng mỗi thầy cô lại tùng teng ở xe mang về khoe với chồng (vợ)quà Tết của trường em(anh)đấy!

    Trả lờiXóa
  8. @NH:Mèo con nhà mình hôm nay là đúng 3 tuần dễ thương lắm.KL vào đây chăm cháu với suy nghĩ mình già rồi nên không hiểu biết bằng bọn trẻ đâu nên không can thiệp vào phương pháp nuôi con của đám trẻ để mẹ chồng,nàng dâu vui vẻ,thuận hòa.
    KL thấy nó không cho cháu uống chút nước sau bú mình góp ý sau bú nên cho em uống chút nước cho sạch miệng,nhưng mẹ cháu bảo bà tiến sĩ nào đó bảo sữa mẹ 80% là nước nên không cần cho uống nước.Cháu 3 ngày không đi đại tiện được ,nói với cô hộ sinh,cô hộ sinh bảo phải cho bé uống nước thì miệng bé mới sạch và bé không bị bón,mẹ bé cũng nói bà tiến sĩ bảo... mẹ bé chưa dứt lời cô hộ sinh nói ráo hoảnh "cũng như cải cách giáo dục ấy mà".hìhì

    Trả lờiXóa
  9. Giáo viên lương bổng như rứa là ngon rồi, ngày Tết được như rứa cũng quá ngon rồi, còn đòi cái chi nữa?
    Người khác họ kinh doanh, họ sản xuất ra đủ thứ, tất nhiên họ đáng được hưởng cao; và kẻ làm quan thì điều hành đất nước này lên xuống đủ kiểu, có lỡ chấm mút chút đỉnh (dăm trăm tỷ bạc chứ có nhiều nhặng gì đâu), mà bị nói thôi là nói. Phải thông cảm cho họ chớ.
    Ngẫm lại, cái anh giáo viên thì đâu có làm ra cái chi mô. Anh ta đâu có sản xuất ra của cải gì cho xã hội, cũng nỏ có thặng dư giá trị, chỉ được mỗi cái là cung cấp cho xã hội những CÔNG DÂN tương lai mà thôi.

    Trả lờiXóa
  10. @KL : Chúc mừng ông bà lội nha . Bà lội nói ông lội pot hình mèo con lên cho blog đi . Có nàng dâu lúc nào cũng tiến sỹ , tiến sỹ thì thôi rồi .

    Trả lờiXóa
  11. @Đại ca HCQUANG :hôm nay cậu cả nhà QUẾ về kể xếp TGĐ của nó lãnh thưởng có 1 triệu à . Quế mới bảo vậy mẹ được thưởng gần gấp 3 lần xếp con . Nó bảo khổ quá mẹ ơi , ai nói VN đồng đâu mà mẹ so !!!

    Trả lờiXóa
  12. Lương,thưởng giáo viên đã là chuyện muôn đời.Cũng may,những năm gần đây đời sống của dân có khá hơn nên nhiều bậc cha mẹ học sinh đã biết lo cho thầy cô chút quà nhân ngày Tết.Một hộp trà,một gói mứt,một chai nước ngọt,có khi một bộ đồ cho con gái nhỏ của cô. . . Lạc quan lên đi vì dân đã nghỉ đến giáo dục. Còn nhà nước mình thì phải lo bao nhiêu là việc,tốn bao nhiêu là tiền .Như đi giao dịch với nước ngoài có mệnh phụ phu nhân theo cho đúng điệu,như đi thăm chúc Tết các nơi cho có sự quan tâm.Thì giáo viên ta hãy bóp bụng dài dài.Đã lỡ một kiếp này rồi.Kiếp sau nhớ tiếp tục sự nghiệp trồng người nữa.Vì đất nước luôn càn sự HY SINH.

    Trả lờiXóa
  13. He he, nghe các cụ nhà mình tám mà thấy vừa vui vừa cay đắng quá. thôi đừng nói nhiều nữa, hãy chống mắt lên xem sản phẩm RÁO RỤC khoảng chục năm tới sau đây thôi, con em chúng ta sẽ bị ngu dần đi vì thế hệ thầy cô mới không còn chất lượng, vì các trò giỏi chả ngu gì vào sư phạm( lương thấp, ăn không khí mà sống, cứ tự nhủ là ta cao quí để lừa dối lòng mà sống tiếp...)Ừ, mà dân có ngu thì mới tiện cho quan chứ hỉ?!

    Trả lờiXóa
  14. Mới đầu mùng mà nghe các bác nói toàn chuyện xui xẻo số 13 thế lày...ngán ngẩm cả cuộc đời! Vừa " chui đầu " ra khỏi cái bờ-lóc kia, họ toàn kể chuyện ' người nông dân nổi dậy" ở Tiên Lãng chống lại bè lũ cường hào ác bá nông thôn...giống như xem phim...Giắc- cu ngày trước, hồi hộp phết! Bất công đấy, áp bức bóc lột trắng trợn hơn nhiều. Tôi cũng đang băn khoăn có phải các bác không có lương tháng 13 vì tiền thuế dân đóng nhà nước dành nuôi một lực lượng khổng lồ khác (công an, bộ đội) để bảo vệ...chuyên chính vô sản! Nhãn tiền ở Hải Phòng là bảo vệ các chủ tịch xã, chủ tịch huyện và cả chính quyền TP Hải Phòng. Ouf! hình như cũng nhiều Quế trai đang trong ngành này. Cáo lỗi!
    Năm mới chúc các bác Quế Ráo sẽ ươm mầm, gieo trồng những thế hệ tương lai nhìn thấy rõ hơn những bất công của xã hội và tìm ra những cách chữa trị nó; hơn là loanh quanh đi tìm lương tháng 13. Năm mới nói thẳng các bác đừng giận nhé!Chúc tất cả các Quế Vạn Sự Như Ý!

    Trả lờiXóa
  15. @Nặc danh 17:18 ngày 24/1 : bài này của năm cũ mà .

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]