Hôm rồi, gặp lại thằng bạn trước học với nhau ở trường Sư phạm, giờ đã là sếp lớn. Nhìn khuôn mắt hắn hốc hác, bờ phờ, đói ngủ, tôi hỏi: Làm sếp, thằng nào cũng béo đỏ như con tôm luộc cong đít mà sao mày lại vậy, hay dính quả chi mất chức rồi. Hắn vừa ngáp, vừa lè nhè; Mất được lại tốt, còn được giấc ngủ. Rồi tu một hơi như con bạc khát nước, hắn mới trợn mắt nhìn tôi hỏi: chớ mày không biết gì hả, vậy mà cứ làm bộ ngày nào cũng đọc… Rồi không đợi tôi trả lời, hắn nói liền: Chuyện động trời: mấy bà mầm non trên tao không hiểu sao lại kéo nhau đình công.
Hả? Ồ…, quả là động trời! Chuyện này tôi có đọc qua báo mạng song cứ nghĩ đấy là chuyện mấy cha nhà báo hay moliphe lên để câu độc giả chứ đâu nghĩ là thật. Mà có thật cũng đâu là lớn đến mức mất ăn mất ngủ. Hừ…Vậy là cái gốc giáo dục đã có dấu hiệu của tuổi tác rồi ư?
Nhưng kỳ thực mà nói, thật tội cho các cô giáo mầm non. Tiếng là nghề giáo trong cùng một hệ thống và được ca ngợi, tôn vinh là những người đặt nền móng đầu tiên cho cái gọi là dạy người ta làm người. Các cô có vinh dự là người vẽ nét bút đầu tiên lên tâm hồn đời con người, ấn định sự phát triển của nó sau này. Và bao mỹ từ khác, các bài hát ca ngợi, những lời chúc tụng, hứa hẹn khiến các cô sung sướng ửng hồng khuôn mặt ngày khai giảng và ngày 20-11. Những cũng chỉ thế thôi rồi tất cả lại vào quên lẵng. Sự thờ ơ, cái nhíu mày, cái lảng tránh khi các cô cần gặp lãnh đạo. Rồi cực chẳng đã lại là những lý do: Tình hình chung rất khó khăn, địa phương đang tập trung làm …này, kia…Còn các cô thì mãi trông đợi, mà giống đời, người ta càng trông thi lại càng thấy hút bóng. Vậy sao không chạnh lòng!
Chiêu một ngụm, Tôi nhẩm tính: Lương trừ đi rồi còn độ 500 000 đồng, mỗi ngày các cô sống bằng 15 000 đồng, làm việc hơn 8 tiếng/ngày tính ra 1 giờ không đầy 2000 đ. Thật khó tin, song lại sự thật. Làm việc quần quật suốt ngày không đủ tiền mua một bát phở cho chồng ốm nằm nhà. Chuyện thật hy hữu mà lại là phổ biến với các cô giáo mầm non. Một tháng trời làm cũng chỉ bằng anh đi xây 3 ngày, chị gặt lúa thuê 4 ngày, và bác công chức xơi hơn 20 bát phở buổi sáng…Thật bi đát! Vậy mà các cô vẫn sống, vẫn làm việc cặm cụi, có cô đã gắn bó như thế hơn 20 năm. Việc hôm nay cũng là cực chẳng đã mà bỏ dạy, đi kêu đấy thôi.
Nhưng sao các cô lại làm cái việc động trời ấy, một việc làm chưa hề có tiền lệ ở cái ngành cao quý này. Và tại sao lại là ngày Khai giảng, ngày mở đầu năm học mới, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường kia chứ.v.v…Quả là bi hài, cũng không còn cách nào khác, thời điểm nào khác. Thôi thì cũng là một lần, cắn răng vậy, bấm bụng vậy, xót xa lắm mà làm, nào sướng gì đâu. Biết sao được, khi người ta không thể còn đói hơn nữa, khổ hơn nữa, khi mà người ta đã mất hết cả niềm tin, khi mà những lời hứa cứ như mọc cánh theo gió mà bay để lại cho các cô cái nhìn hụt hẫng. Mà cả đến giờ vẫn vậy thôi, vẫn là những lời hứa…
Đến nước này rồi mà vẫn hứa và hứa đến bao giờ? Tôi gằn giọng hỏi thằng bạn. Đôi mắt đỏ kè, bầm lên những tia máu, hắn nói như vô hồn: Không hứa, tao còn biết làm gì khi tao không phải là người quyết định, cơ chế mà... Giọng hắn chùng đi, nghẹn lại, rồi hắn bỗng dốc túa lua vào cái cổ họng đang dỏng lên trong những cơn khát…mà cũng chẳng biết hắn khát cái gì!
Tôi ngước mắt lên, ngoài kia, phố phường nhộn nhịp. Tan trường, trước cổng trường mầm non, mấy cô giáo mặc váy đi trên những chiếc xe tay ga đúng mốt. Ừ, đâu phải là khổ, họ sướng đấy chứ. Tháng bạn tôi lại gầm gừ: mày tưởng họ sống bằng lương dạy học đấy à. Tầm gửi cả đấy thôi. Ừ nhỉ! Tầm gửi…Phải, họ vô tư đâu biết thân mình chỉ như thứ tầm gửi sống dựa vào những đồng lương, đồng bổng của chồng. Còn lương họ không biết mua được mấy hộp bia cho một bữa nhậu của chồng đây?
Còn các cô giáo kia, đâu được vậy, có tầm gửi, họ cũng chỉ bám trên những thân chồng đã còi cọc, khô héo, không còn nuôi nổi mình, huống chi còn vợ con deo bám trên lưng. Chao! chua chát sao cái câu ca: Thân em như… thuở nào, bây giờ lại vẫn là hiện thực. Phũ phàng là thế mà vẫn sáng chiều cặm cụi không một lời kêu ca, các cô như thế bao năm trởi để đến bây giờ mới bật lên tiếng khóc…xót thương cho chính tình cảnh, số phận mình.
Nhưng số phận, tình cảnh đó đâu chỉ là ở một trường kia, ở những con người cùng đường tự phát bật lên như thế. Nó là nhiều số phận, nhiều con người, nhiều nơi… những xem ra, họ đều cam chịu, lặng thinh, tự bào mòn, ngậm đắng, chỉ cốt sao có được một việc làm. Mà cũng lạ, xã hội này, thời buổi này, cái việc làm nhà nước lại có ý nghĩa sống còn, là thước đo phẩm giá và đẳng cấp con người dù rằng đồng lương không bằng một anh thợ xây, một cô thợ may bên ngoài. Một quan niệm nghĩ thật chua chát. Nhưng cũng đừng trách gì họ, hãy thông cảm và chia xẻ. Không vậy mà nhiều người tìm đủ mọi cách: mua bán, đổi chác, bất chất tất cả, chỉ cốt có được cái tiếng là người nhà nước đấy hay sao!
Tôi lại uống …lại lan man nghĩ về những đứa học trò. Mỗi lần Tết về, đến nhà lại nửa đùa nửa thật: Theo thầy, chúng em giờ đâm khổ, bọn thằng X, Y xưa nó học như thế mà bây giờ nhà cao cửa rộng, còn bọn em thì…Tôi cũng chỉ biết cười buồn ra nước mắt, thương cho cái nhiệt huyết của mình làm khổ lũ trẻ. Phải rồi, dạo này có đứa nào học được chút chữ nghĩa theo nghiệp thầy đâu. Chỉ còn những đứa chữ rơi, chữ rụng mới bất đẵc dĩ mà vào sư phạm thôi. Cũng chả trách chúng được, có theo, có học rồi cũng có chỗ đâu mà dạy, mà thi thố tài năng. Tôi lại nhớ thằng bạn có đứa con học đại học sư phạm Hà Nội I cứ động viên con cố gắng lấy cái bằng giỏi để về xin việc cho dễ, nào ngờ có bằng giỏi rồi, thất nghiệp vẫn hoài thất nghiệp, giờ phải quay đi bán hàng kiếm sống. Cuộc sống thật kỳ lạ. Những gì tốt đẹp dường như chỉ nằm trong sách vở, qua bài giảng của thầy cô, giáo huấn của cha mẹ. Hèn chi mà giờ thầy cô có dạy bảo, tui trẻ cũng chỉ làm thinh, chúng không vặc lại cũng đã là may lắm rồi. Chà, sao cốc bia đắng thế! Rõ thật chán!
Bẵng đi, hôm qua, đang lọc cọc trên cái xe cà tàng chợt một chiếc xe con đen bóng lộn ép sát, rồi dừng lại làm tôi suýt ngã. Chưa kịp văng câu chửi, đã lại thấy cái bản mặt thằng bạn. Chỉ có điều hôm nay nó phơn phơ hơn, comle hơn. Rồi cũng không kịp để cho tôi há miếng, nó bảo: xong rồi. Tôi tròn mắt: xong cái gì? À, chuyện bữa trước đó. Hừ, vẫn là giọng ông lớn. Thì ra vậy! Cầm cốc bia, không dốc thẳng vào họng như lần trước, hắn bảo: các cô sống rồi. Lại chuyện ấy. Chẳng bảo tôi cũng biết. Bây giờ các cô giáo đã được hỗ trợ dù chủ yếu vẫn nhờ lòng hảo tâm của cúa doanh nghiệp. Chính quyền tạm chi hỗ trợ thêm 300 000 đồng/tháng nữa. Thôi chưa đủ no, song không chết lả cũng là may lắm rồi. Giờ là 800 000 đồng/tháng, 27 000đồng/ngày. Có trót thèm ăn bát phở 20 000 đồng cũng còn 7000 đồng để mua rau. Có còn hơn không. Số tiền cả tháng ấy cũng chỉ đủ tôi và thằng bạn uống bia bù khú với nhau được 3 bữa. Tôi mừng. Từ đây các cô đỡ khổ hơn, các cháu lại được đến trường. Tình người lại được sưởi ấm. Tiền bạc không làm cái nghề này vấy bẩn.
Lần này, hắn đi vội, tôi một mình ngồi lại, tư lự. Những tình cảnh này được đến bao giờ? Bao giờ giáo viên mầm non mới được nhìn nhận đúng và đãi ngộ xứng đáng đây? Cơ chế ư? Không ! Con người. Phải, chỉ là con người mà thôi !
Nguyễn Thành Luân .
bạn Luân ơi
Trả lờiXóaSắp tới 20/11 rồi
Bây giờ mới thấy bạn vào diễn đàn :
chứ bao lâu nay bạn đi đâu vậy ?
Cám ơn Luân đã cứu bồ . Gần chục ngày trèo tường , ruột nóng như lửa đốt . Bài của cậu mình cũng phải nhờ người đăng . May sao đến giờ lại được tám thoải mái rùi .
Trả lờiXóaCác cô giáo mầm non của NT Luân còn có chồng mà "tầm gửi", mà hầu nhậu, chớ bọn học trò MF (hic, MF vốn từng phiêu dạt qua trường sư phạm mẫu giáo tỉnh mà) thì toàn "sing-gồ", theo các cháu từ sáng tới tối, làm sao có bồ mà lấy? Chiện này có biểu tình nhà nước cũng chịu chứ đình công thấm tháp gì?
Trả lờiXóaTháng 12 này bạn Luân có vào TPHCM họp mặt HSMN không ?
Trả lờiXóaBài viết hay quá. Nó "phang" trực diện vào đúng ngay bản chất của vấn đề. Đúng là:"Cơ chế ư? Không ! Con người. Phải, chỉ là con người mà thôi"!
Trả lờiXóaCám ơn bạn.
@Nặc danh: Công việc mình bận lắm tuy nhiên đó không phải là lý do mình không viết trên blog. Ngày nào mình cũng vào nghe mọi người trò chuyện và tìm một cái tên thật của bạn học cùng lớp cũ, song đến giờ vẫn chưa thấy. Buồn quá. Như đã nói với NH các bạn sống với nhau mãi hàng ngày nên một cái tên thật trên blog không có ý nghĩa gì nhưng với mình xa các ban mấy chục năm thì lại là một khát vọng rất lớn. Mình chỉ mong có một ngày có ban gọi: Bệu ơi,...đây thì với mình thật là một hạnh phúc lớn. Còn chuyện vô trong đó thì hè mình mới đi được chứ tháng 12 thì bận lắm.
Trả lờiXóa20-11 năm nay ngoài mình buồn hơn khi các lãnh đạo có sáng kiến mới là 5 năm mới tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam một lần thay cho vẫn kỷ niệm hàng năm, không biết sau 5 năm nữa lại có sáng kiến chuyển 10 năm nữa hay không...Vậy nên làm quản lý mình lại càng phải lo cho giáo viên nhiều hơn cho khỏi tủi phận.
Ngày nhà giáo Việt Nam , bạn Luân có nhiều đồng nghiệp hồi xưa cùng học ở Quế lâm Trung Quốc rồi :
Trả lờiXóa1. Từ vân
2. Trúc hà
3. Nguyệt Hồng
4. Nguyệt Ánh
5. Minh hà
6. Sa Tha
7. Quế MF
8. Thu Thanh
Mình nhớ bạn Luân hồi đó thân với Tạ Điêu lắm phải không ?
@TL: Lãnh đạo của TL có sáng kiến hay hè? Vậy TL định "lo cho giáo viên nhiều hơn cho khỏi tủi phận" theo kiểu gì? Hổng sợ trái sáng kiến của lãnh đạo à?
Trả lờiXóacái bạn nặc danh này làm trưởng ban nhân sự thì phải ?????? Trúc Hà với Thu Thanh làm Ráo hồi nào vậy ??? Đứa thì " buôn " thuốc tây , đứa thì chuyên "cắt cổ " mọi người .
Trả lờiXóa@Nặc danh: Tạ Điêu thì lên cấp 2 mình mới học với nó, mình với nó hay đi phố nhất những ngày chủ nhật, thường mua gà con về nuôi chung. Bây giờ nó làm gì mà không thấy tiếng đâu?
Trả lờiXóa@MF:Đương nhiên là vẫn tổ chức Ngày nhà giáo Việt Nam bình thường, tăng cường tinh thần thật nhiều để che đi vật chất ít. Mình đâu sợ lãnh đạo bởi trót Là Quế nên thẳng tính có gì trái khoáy nói ngay không cần biết đó là ai. Điều quan trọng việc làm hợp đạo lý, được lòng người ủng hộ thì có gì phải ngại đâu.
Tạ Điêu bây giờ ở Sài Gòn
Trả lờiXóaChung Thế Dũng ( Dũng bờm ) ở Hà Nội
Bạn Luân còn nhớ Cu Tước không ? Cu
Tước bây giờ làm ở bia sài Gòn
Bạn Luân mua gà về nuôi ở hợp tác xã chăn nuôi ( phía dãy nhà thầy Chì ở Quế lâm ? )
Trả lờiXóaMà bạn có hay lấy trứng ngỗng, trứng gàđể ăn không ?
Hồi đó mình nhớ các lớp đều phân công người xuống trực đêm ở trại gà, cứ có bạn đi trực là hết cả trứng gà của trại.
Mà công nhận trứng gà luộc ngon quá
Luân bệu à .Cách đây vài năm , mình đọc báo thấy nói về Tạ Dũng ( sao các cậu lại gọi là Tạ Điêu nhỉ ? ) . Rằng thì là mà , Tạ Dũng là khắc tinh của bọn tội phạm , lúc đó hắn làm trưởng phòng CSHS CA Quận Phú Nhuận . Còn bi chừ thì mình cũng không biết gì về hắn cả . Hắn lặn sủi tăm lun . ( Chắc hắn sợ có chiện gì mà phải "túm" bạn thì phiền lắm ).
Trả lờiXóaMình mua gà về nuôi riêng vì nhiều đứa cũng vậy, còn trại gà thầy Chì mình chẳng biết ai mua, nhưng mỗi lần đến thăm thế nào cũng làm vài quả. Luộc cũng ngon song cách nhanh nhất, êm nhất là hút sống xong quẹt mồn một cái là phi tang, trong sạch ngay.
Trả lờiXóaMấy ông lãnh đạn nhà mình, mồm thì kêu giáo dục là QUỐC SÁCH, nhưng chẳng coi giáo dục bằng nửa con mắt, kêu ca thì giải thích là do giáo dục đông quá, các thầy cô cố lên, thế là xong- chán. hèn gì mà giáo dục VN đã lạc đường quá xa so với chúng bạn trong khu vực!Nói nhiều cũng rứa thôi, ke ke
Trả lờiXóaSao Luân bệu không viết " Sáng kiến kinh nghiệm " này cho các má bảo mẫu nhỉ . Chắc nhờ xơi trứng sống nên cậu mới " bệu" ghê thế chứ . Tớ thì quanh năm được ăn bồi dưỡng đủ thứ món trừ món trứng sống nên lúc nào cũng vẫn như cây tăm , mấy chục năm sau mới có kết quả .
Trả lờiXóaNgày đó Quế Lâm 7-1972 , bọn mình nuôi gà con trên đối sau vườn rau trường cấp 2 Nguyễn Văn Bé, hàng ngày đứa nào cũng xuống bếp kiếm cục cơm về cho gà của mình ăn, chăm sóc con gà, nào là Quốc Lủi , nào là Lê Thành, nào ;à Chí Công, nào là Luân Buệ, nào là Nam Khánh, Nào là Phong, Phú, nào là Trọng A, Trọng B. V.V...
Trả lờiXóaBất chợt khu giáo dục HSMN tổ chức đi cắm trại , phải xa trường 3 ngày, đứa nào cũng tìm chuồng nhốt gà, tìm cơm bỏ vào chuop62ng gà cho gà ăn với hy vọng 3 ngày sau về gà vẫn còn , chóng lớn ...
bạn Luân ơi : ước mơ tuổi thợ thật là đẹp , 3 ngày sau về , chuồng gà một nơi, gà không thất , biết nói với ai đây, kỷ niệm về con gà con mà bọn mình nuôi ngày đấy : ở Quế Lâm mùa hà 1972 vẫn còn , chắc bạn vẫn nhớ ?
Nhân ngày 20/11/2011
QDN
Bạn Luân có vào Huế dự gặp mặt do Que MF tổ chức không ?
Trả lờiXóaBài viết làm tui thấy buồn quá, quả là làm nhà ráo toàn bị họ phỉnh phờ: nào là tình yêu, tình thương, lòng yêu nghề...mà các ráo cứ ngậm đắng nuốt cay mà theo nghề, còn cuộc sống thì luôn phải TẦM GỬI hoặc là làm nghề tay trái mà nuôi sống nghề tay phải, cả cái đất nước này đã như thế từ lâu lắm rồi...Nói hoài cũng cứ vậy thôi...chỉ còn lại nỗi buồn, nếu có biểu tình tui cũng theo!
Trả lờiXóa@QDN: Những kỷ niệm tuổi thơ ấy làm sao quên được...Sau đận ấy lại ra phố mua nuôi tiếp. Nhớ mùa đông rét thương gà có đứa còn đem vào ủ trong chăn cùng ngủ luôn. Nhưng cậu tên là gì nhỉ?
Trả lờiXóa@Nặc danh: Mình không biết chuyện đó, vả lại mình học sau nên không quen. Mình hơi ích kỷ một tý là chỉ chú tìm bạn học cùng lớp thôi mà thật buồn tụi hắn toàn xưng Nặc danh cả nên không biết đâu mà lần tìm được. Cứ thế này, không biết lúc đi rồi có gặp được tên mô không đây.
Luân bệu đừng có bùn , tham gia tán dóc trên này lớp mình chỉ có tớ ,HHP , Quế ĐL và cậu . Còn lại chỉ coi cọp thui .
Trả lờiXóaKhi tụ tập la hét , tụi nó hứa hẹn hoành tráng lắm , sau đó vũ như cẩn . Để tớ giới thiệu chúng nó đi thi vô địch thế giới lặn không bình hơi .
N.H.Quế
Luận Bệu ơi :
Trả lờiXóaLớp mình , khối mình ngày đấy bây giờ có nhiều bạn, mình nêu ra để bạn có nhớ không :
1. Nguyễn Hoà Phong
2. Nguyễn Hoà Phú
3. Tăng Minh Sơn
4. Lê Quang Công
5. Huỳnh Hữu Phương
6. Nguyễn Thị Tuyết
7. Hoàng Ngọc Hận
8. Trúc Hà
9. Nguyễn Thị Hà Gia
10. Đặng Thị Nguyện Hồng
11. Trương Quang Công
12. Lê Chí Công
13. Phan Diêu
14. Hoàng Tiến Dũng
15. Chung Thế Dũng
16. Tạ Dũng
16. Nguyễn Văn Thọ
17 Nguyễn Văn Vinh
18. Ông Hải Hà
19. Huỳnh Hữu Phương
20 Nguyễn Văn Quang ( Quang tể )
13. Nguyện Thị Lan
14. Lê Thanh Hải
15. Trương Khắc Hải
16. Lê Nam Khánh
17. Tống Quốc Khánh
18. Trần Công Tước
19. Nguyễn mạnh Hoà
20. Lê Thị Ban
21. Nguyễn Văn Bắc ( Bắc bò )
22. Trần Hoành Nhị
23. Nguyễn Văn Hoa
24. Trương Văn cận
25. lê Văn Lạch
26. Hồng Minh Trí
27. Hồng Tiến Dũng
28. Nguyễn Thành Luân
29. Thái Hồng Việt
30. Đinh Hồng Sơn
31. Trương Văn Vĩnh
32. Bô Lợi
33. Hùng thúi
34. Nguyễn Văn Hồ
35.
Bạn Luân nhớ tiếp nhé
Mình bổ sung thêm nhé : Lớp mình có nhiều bạn :
Trả lờiXóa- Trương Bích Phượng
- Nguyễn Văn Trọng A
- Nguyễn Văn Trọng B
- Chu Tấn Quốc ( Quốc Lủi )
- Hoàng Anh
- Nguyễn Văn Mười
- Hồ Thị Sáu
- Nguyễn Thị Thu Thanh
- Nguyễn Thị Từ Vân
- Trương Văn Cận
- Nguyễn Thị Đối
- Lê Thành
- Nguyễn Văn Tâm
- Đinh Chí Dân
- Nguyễn Minh Toàn ( Đà Lạt )
- Trần Văn Cả ( Cả Khoeo )
.
.
.
Que
Trang Website Que Lam 2011
Trả lờiXóahttp://www.tl-quelam.webs.com/
Danh sách bạn nêu trên quả là mình chỉ nhớ được 30 ngươi thôi. Thời gian tai hại quá cứ không nhắc lại dễ quên
Trả lờiXóaGiá chừ bạn mô công bố danh sách các Quế cùng lớp xưa nhỉ.không bít các Trưởng lão đâu rùi hổng thấy lên tiếng
Trả lờiXóa