Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Trung Thu và Quế con

Hình như Huế là nơi náo nhiệt nhất vào những ngày Trung Thu, 2 tối nay, cứ chạy xe đi một đoạn, MF lại phải quay về, đường kẹt cứng, vì lân múa khắp nơi, và người háo hức theo lân cũng khắp chốn. Năm nào cũng như năm nào. Dẫu cho hầu như Trung Thu nào cũng bị những cơn mưa tai quái phá đám. Tối nghiệp lũ trẻ, đầu tư cả tháng trời dán lân, tập múa… Hễ cứ nghe bọn trẻ bắt đầu gióng trống là MF lại bồi hồi! Thủa nhỏ cũng đã biết Trung Thu, nhưng lần đầu tiên được ăn bánh Trung Thu là năm lớp 2 ở Đoan Tĩnh, Móng Cái! Nhớ đêm ấy, khi trăng lên, má Sáu, thầy Trường và cô Mỵ cho lớp xếp hàng ngồi ở sân đất sau dãy lán ở của lớp, mỗi đứa được phát một cái bánh tròn (hay 2 đứa một bánh nhỉ, có Quế nào nhớ không?), có nhân đặc trưng của bánh Trung Thu: đỗ, hạt bí, thịt mỡ, mứt…MF nhớ hình dáng cái bánh lúc ấy hơn là nhớ trăng hôm ấy mờ hay tỏ (hic, lần đầu thấy cái Bánh Trung Thu mà!). Sang Quế Lâm, cái bánh không còn là trung tâm chú ý của MF nữa mà là cái Đèn Kéo Quân! Sao mà các thầy giỏi vậy, cứ thắp đèn lên là quân chạy quanh! Rồi phá cỗ với đủ thứ bánh dẻo, hồng ngâm, bưởi ngọt…Tuy nhiên MF không thú vị ăn, và cũng chẳng ngắm trăng như các Quế gương mẫu, mà bị lôi cuốn bởi cuộc mạo hiểm của Munic đi tập kích kho báu trường nhi đồng (chiện đã kể ở chợ chồm hổm rùi, ở đây không kể nữa, lỡ Quế con đọc phải… không gương mẫu… :))
Đến thời Quế con, từ 3 tuổi nó đã bắt ông ngoại bồng đi theo một đoàn lân nào đó hầu như suốt đêm. Ngoại cưng cháu, lân đi đâu, đi theo đó, mà nào lối lân đi có dễ dàng gì, đường lớn, đường nhỏ, hẻm hút, dốc đồi…về đến nhà là ông ngoại…trệt. thế nhưng năm sau ông cháu lại hăm hở đi. Đến năm 5 tuổi, không cần ông ngoại bồng nữa, hắn theo đoàn lân nhỏ của anh Bình (con chú Ngô Minh bạn của bố), cả nhà cảm giác được niềm tự hào của hắn. Đến Trung Thu 6 tuổi, gánh lân của anh Bình cho hắn đi cầm dầu (để đổ vào đèn), đi về, hỏi gì hắn không nói, mà hắn…ngồi vẽ! Những bức tranh vẽ cảnh múa lân của hắn thể hiện những góc độ hết sức bất ngờ, cứ tưởng rằng nó mô tả đầu lân là chủ yếu, nhưng đây hắn cho đầu lân chỉ lúc mờ lúc tỏ, còn chủ yếu thể hiện nét rạng rỡ, sáng tối của những cây đèn, những người cầm đèn và ông địa với những nét mặt hồ hởi khác nhau, và xa xa vầng trăng ẩn hiện( cũng xin mách với các bố mẹ Quế, hắn chẳng đi thi, nhưng nhà văn hóa thiếu nhi chọn một bức tranh hắn vẽ lúc 4 tuổi, đưa đi triển lãm tại hội chợ ở Pháp, rồi về gửi dự thi tranh các nhà thiếu nhi, tranh của hắn đoạt giải 3 toàn quốc). Đi xem lễ hội gì về hắn cũng có những bức tranh rất ấn tượng (với mẹ). Năm 7 tuổi, hắn được phân công cầm đèn, 8 tuổi hắn được phân công múa đuôi! Hic, hắn tập hăng say, xoay, vờn đủ kiểu, lúc này không phải hắn theo lân nữa mà…mẹ hắn theo! Chạy xe xa xa theo cái đuôi lân tí hon (nếu tới gần nó thấy, nó sẽ bắt mẹ về!). Rồi sau đó anh Bình lên cấp 3, không làm “chủ gánh” nữa, mà giao cho anh Tân (em anh Bình-cả 2 anh em giờ là kiến trúc sư tại Huế). Vậy là các bạn còn lại thay thế nhau múa đèn như Tôn Ngộ Không hoặc múa đầu. Rồi một năm anh Tân giao cho hắn chủ trì làm đầu, chúng nó hùn tiền với nhau, mua đồ hì hục bẻ, dán, sơn quét đêm ngày, sao cho mắt sinh động, đầu hoành tráng, đuôi rạng rỡ! Còn chúng nó mặt mũi như …lọ lem! Đến một ngày, anh Tân lại lớn lên, không làm “chủ gánh” nữa, hắn cả gan đảm nhiệm vai trò này! Hắn chỉ đạo dán đầu, mua đuôi, thuê xe xích lô, sắm trống (theo thông lệ, mỗi mùa múa xong là đốt đầu mới hên, nên năm sau chúng phải làm lại), thấy con làm chóng mặt, mẹ nóng ruột nhưng cản đam mê của con không đành, làm chủ trò là người phải đánh trống, bao nhiêu nắp xoong trong nhà được trưng dụng cả (và sau đó là méo mó cả, các Quế có đến thăm nhà MF sẽ được mục sở thị), sau mỗi đêm về tay hắn toe ra, ngày sau đi học phải băng bó, mẹ nói, thôi con, bạn bè có thích chè cháo gì mẹ cho tiền, đừng múa nữa! Nó bảo “nếu mà cần tiền thì con cần gì phải đi múa mẹ?”, hết nói! Mà thực vậy, bao nhiêu công sức và tiền góp chuẩn bị của chúng nó, “vốn” lấy lại thấm tháp gì đâu. Gặp nơi hảo tâm, họ cho vài chục, người khó khăn họ treo vài ngàn…chúng nó đều vui vẻ cả. Thậm chí có quán cà phê, người quen hẳn hoi, chúng nó vào múa, cứ để múa thoải mái, nhưng xong rồi thì cũng …lặng im! Bọn trẻ con múa xong rồi về tâm sự bời bời, mẹ ơi, dì ơi, hôm nay bọn con vào đại một nhà, ngó nghèo lắm, mà bác ấy xoa đầu địa rồi cho năm chục ngàn luôn, răng mà bác ấy tốt rứa mẹ? Không, chẳng qua là lòng yêu trẻ…Có mùa, chuẩn bị xong, chưa kịp múa thì mưa đã đổ tơi bời…đến ngày chính rằm, sau khi đốt lân, được đồng nào, chúng nấu một nồi chè thật to, sì sụp với nhau (thường là không hết), rồi về ngủ. Đêm ấy chúng thường ngủ với giấc ngủ mãn nguyện của ngây thơ, trông yêu hết sức. Hôm sau đi học, hầu như không bàn gì đến chuyện lân nữa, thế mới lạ! Gì còn tồn tại sau đó của hắn chỉ là những bức tranh màu mà thôi. Không hiểu sao, những đứa này sau đó thường là đam mê kiến trúc? Vừa rồi hắn được gặp gỡ các bố mẹ Quế và các bác Trỗi khi hắn trên đường cùng mẹ đi dự hội thảo kiến trúc tại Đại học bách khoa Ancona, festival kiến trúc quốc tế tại Venice và thăm thú kiến trúc cổ của thành La Mã. Tạo được cơ hội này cho hắn, MF thấy mình đã cố gắng đồng hành cùng Quế con trên hành trình đạt đến niềm đam mê...
Q.MF

13 nhận xét:

  1. Xin chúc mừng lũ Quế con đã và đang " giữ lửa " cho đêm Trung Thu . Chúc cho những kỷ niệm sẽ mãi đẹp và nâng bước chúng trong cuộc đời . Xin lỗi nếu tôi nhìn theo một góc độ khác , góc độ của nhà văn hài hước Thổ nhĩ Kỳ . Đó là câu chuyện : " Tội đồ bất đắc dĩ " . Đọc xong thấy buồn cười nhưng chính vì những cổ động viên nhiệt tình như thế nên bây giờ Thổ nhĩ Kỳ mới có một đội bóng mạnh như vậy . Vậy bài học là : Hãy đam mê , bởi chính sự đam mê đó sẽ là chìa khóa để mở ra những thành công .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  2. Giỏi lắm, MF. Trông giống một bà mẹ... tốt nhỉ :-)

    Trả lờiXóa
  3. HẮN ĐƯỢC BÀ MẸ NHƯ RỨA LÀ NHẤT RỒI VÌ HỒI NHỎ MẸ HẮN CŨNG "HƯ" NÊN HIỂU HẮN.

    Trả lờiXóa
  4. QUẾ con thi lại KINH TẾ CHÍNH TRỊ , bố QUẾ con gầm lên ,QUẾ mẹ nói chuyện nhỏ , lúc mẹ học không hiểu sao mà đủ 5 điểm .Hai phụ huynh cãi nhau tóe lửa . Đúng lúc đó ,cô bạn học cùng ĐHSP với QUẾ mẹ đến chơi , nghe thủng câu chuyện , cô bạn thỏ thẻ : tớ nhớ là hồi đó học môn này bọn mình không thèm có cả tập chép bài!!!!!!!!!! Hồi sau tự hỉu ... He he he .

    Trả lờiXóa
  5. MF : Quế MF rát quan tâm tới trung thu vi MF luôn nhớ mình không có tuổi thơ ?

    Trả lờiXóa
  6. @ND: không có tuổi thơ thì làm sao mà có...người lớn tuổi bi giờ? Nhưng mà các Quế không có một tuổi thơ bình thường, mà là một tuổi thơ đặc biệt…

    Trả lờiXóa
  7. Trung Thu năm nay ,Quế con làm chuyện "động trời" khi xin mẹ lên Đồng nai chơi Trung Thu với các em ở cô nhi viện . Lâu nay Quế con là 1 đứa trẻ ích kỉ , không hề quan tâm đến ai và cực kì ghét con nít . Cả nhà hồi hộp chờ
    Quế con cùng bạn bè hì hụi làm lồng đèn , thu gom bánh Trung thu , dọn nhà để ... bán ve chai ...
    ...
    Rồi ngày "trọng đại" đã qua , Quế con về nhà mệt nhòai , lặng lẽ (điều chưa bao giờ thấy ).Ngồi thừ 1 lát , Quế con rưng rưng :
    - Mẹ ơi , hôm nay con thấy 1 bé cầm lồng đèn tối thui , cứ đứng 1 góc ,con lại thắp đèn cho thì có 1 sơ nói "bé không thấy đường đâu". Con dắt bé đi vòng vòng , bé nắm tay con chặt lắm.

    Trả lờiXóa
  8. Hườm! Trăng rằm,nhỏ MF bắt đầu chơi trò "lấy nước mắt người lớn" đây...

    TM

    Trả lờiXóa
  9. @Ráo em:Chúng nó là...Quế con mà! Tên Quế con trong câu chuyện lân trung thu kia, năm cấp 1 hắn thường tuyên bố: không chơi với bọn con gái! Chẳng hỉu vì sao. Nhưng đến năm lớp 4, sinh nhật, hắn nói, mẹ ơi, hôm nay con sẽ mời một bạn gái, e hèm, ai vậy con? Bạn Như!-??...bố mẹ bạn ấy cãi nhau, bố bạn ấy nhỡ tay ném cái quạt làm mẹ bạn chết, giờ bố bạn ấy đi tù, bạn ấy phải ở với bác, vừa giúp việc vừa đi học...

    Trả lờiXóa
  10. @ND: "HẮN ĐƯỢC BÀ MẸ NHƯ RỨA LÀ NHẤT RỒI VÌ HỒI NHỎ MẸ HẮN CŨNG "HƯ" NÊN HIỂU HẮN." Quả có vậy, hồi mới tốt nghiệp ra trường, MF được giao chủ nhiệm một lớp 61 tên gọi là lớp 10B, chỉ 13 đứa con gái. Bọn con trai xử lý mọi mâu thuẫn bằng...đánh nhau ở đâu đó ngoài trường. Có một đứa tên Phong, hắn trắng trẻo, cao to nhất lớp, không thấy hắn cáu bẳn bao giờ, nhưng tiếng đồn về rằng các cuộc đánh nhau ngoài trường đều do hắn cầm đầu. Mình hết lòng xây dựng lớp (mới học Ma-ca-ren-cô mà), mà lớp thì cứ bị mất điểm vì các vụ nì. Một hôm, tên bí thư chi đoàn nghỉ học, hỏi ra biết bị hắn đánh cho gãy 2 cái răng cửa vì (theo hắn khai với MF sau đó) "hay mách lẻo"! Thay vì kéo hắn lên phòng giám thị, MF rủ hắn ra góc sân, nói: giỏi lắm, cô cũng ghét bọn "mách lẻo", nhưng người mạnh đánh người yếu là hèn mọn (he, kích vào máu êng hùng của hắn), bây giờ thế này, cô với em đi đến nơi nào đó, đánh nhau một trận, xem ai thua ai hơn nha? Hắn cúi đầu, di di chân trên đất, đi không? dạ không! Vì sao? Dạ cô cho em về lớp! Suy nghĩ đi, mai cũng được, sẽ không ai biết việc này! Hôm sau, hắn đến đưa cho MF một đơn xin...bỏ học! Hắn ra về, MF về nhà hắn (lúc ấy học sinh có phong trào bỏ học, GV chủ nhiệm có trách nhiệm bảo tồn sỹ số lớp), hắn nói: em không thể từ bỏ được việc đánh nhau, nếu em mà còn học, cô còn khổ, thương cô nên em xin nghỉ! Híc, hắn nghỉ thật, ngày hôm sau đến nhà hắn lại, người ta nói hắn đi vào Nam rồi (bố mẹ mất, hắn ở với anh chị). Sau đó lâu lâu hắn gọi điện thoại về cho MF để ...hỏi cô có khỏe không? (hồi ấy gọi điện thoại còn hiếm lắm). Nhưng không bao giờ cho biết hắn đang ở đâu. Cho đến giờ cũng không có tin tức chính thức về hắn! Không biết là MF đã đúng hay sai!

    Trả lờiXóa
  11. Không biết là MF đã đúng hay sai!
    Giống Makarenco rồi đấy. Đúng hay sai chắc phải hỏi cụ ấy :-)

    Trả lờiXóa
  12. Chà ! MF gan cùng mình . Tuy nhiên cậu học trò đó cũng là một người quân tử đấy . Phải tôi thì tôi cũng đầu hàng vì uýnh nhau với phụ nữ mang tiếng chết . Chúc cho hắn công thành danh toại trong cuộc đời .
    K6LS

    Trả lờiXóa
  13. tội nghiệp thằng nhỏ bị cô giáo "đẩy" vào thế phải nghỉ học vì chẳng còn cách nào khác...

    HMK6

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]