Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

NỐT LẶNG

Hôm rồi thằng Bùi Lý từ Nha trang vào dự hội nghị ở trong này, cuối năm cứ tất bật vậy. Còn vài tiếng đồng hồ chờ máy bay khứ hồi, mấy thằng tôi đưa đẩy vài ve đàn đúm. Đàn ông chúng tôi nói vậy chứ cũng nhiều chiện lắm, thậm chí hơn chị em chứ chả đùa. Có điều chuyện của cánh chúng tôi "vĩ mô" hơn tí ti, trên thông thiên văn dưới tường thổ địa, đại khái vậy.
Lộn xộn trong những đề tài tải, đâu đó lại thoảng qua những nốt lặng bùi ngùi. Nó - Bùi Lý kể lại chuyện này, nó nhớ như in là năm 1974, đang học lớp chín ở Đông triều, ngoài những giờ lên lớp là những buổi đi rừng vác nứa, nứa đem về được phơi khô rồi đập cho dập ra và tết lại thành tấm theo khổ đã định. Những tấm đó để chất đống cạnh lán trại, phòng khi mưa bão tốc mái có cái mà thay thế, gọi là "tích cốc phòng cơ". Nhưng cái quan trọng hơn cả là rèn thói quen lao động là chính.

Một buổi chiều nó đang nằm ngả ngớn trên đống nứa cho đỡ nhọc sau buổi lao động, và ê a hát bài xuân chiến khu đến đoạn gió đưa cây rừng cành lá ví vu ú ú u...tôi cười ngoạc mồm ngắt lời, từ thủa bé đến giờ tao có thấy mày hát hò gì đâu nhề, mà lại nhớ được bài hát này thì tao ngả nón phục mày. Nó cười toác họng và nói cả đời tao chỉ nhớ và hát được đúng bài này, thế mới oai hùng chứ mày. Rồi nó tiếp, thấy lao xao tiếng mấy đứa chỉ chỏ, nó nằm kia kìa bác, nhổm mình dậy nó thấy một người đàn ông to cao, râu ria xồm xoàm, đang nhoẻn nụ cười hiền tiến lại bên nó. Người ấy nói Lý hả con, rồi ôm chầm lấy nó thân thiết.
Trong đầu nó nghĩ sao tự dưng ở đây lại có ông nào xưng là cha mình rồi lại ôm mình đằm thắm vậy, và ưỡn mình tránh né nó chuồi xuống đất, nó có nghĩ là ba mình đâu vì lúc ba nó đi nó còn quá nhỏ, không nhớ mặt. Lúc sau nhìn ra xa xa thì thấy má nó đứng bên chiếc com- măng-ca chở hai cụ đứng đó, cả hai chỉ tranh thủ ghé thăm nó được vài phút rồi sự hối hả của chiến tranh ùa tới, ba má nó lại  tất tả ra đi lo nhiệm vụ người lính...Và cuộc sống cứ dần trôi những ký ức trong nó cũng phai dần.
Phải đến sau này khi cha nó mất, lục lại những kỷ vật của ông để lại. Đọc cuốn nhật ký cha nó viết cho má lúc đó, hai cụ xưng với nhau là mình và ta, đến đoạn cụ tả lại cảm xúc khi ôm nó ngày ở Đông triều, mình à, sao thằng bé nó lại thờ ơ với ta vậy, làm như không biết ta là cha nó...Kể tới đây thì mắt Bùi Lý đỏ hoe, nó khóc, bia hòa nước mắt nước mũi. Nhẽ nó nhớ lại cảm thương  và hối tiếc.
Tôi an ủi nó và khoe, cha tao đi B khi tao đủ lớn để nhớ mặt rồi, đâu như mày chả nhớ gì vậy, như sực nhớ nó lại bảo nhưng mày lại thiệt thòi hơn tao vì cha mày đi không về, tao vẫn còn may mắn hơn mày. Đến đây thì tôi lại lặng người nao nao. Quả thật lứa anh em chúng ta "khoe" nhau hơn thua những điều mà ở thời bình chẳng bao giờ xảy ra, sự sống còn, và càng quặn lòng hơn khi "khoe" cha tao đã có nơi an nghỉ ở nghĩa trang liệt sỹ nào đó còn cha mày lại chưa tìm được hài cốt. Bởi thế, tôi rất dị ứng với từ bên thắng cuộc vì đối với tôi CHIẾN TRANH thì không có bên thắng cuộc...
Bữa nhậu của cánh đàn ông chúng tôi nó cứ chuyển trạng thái bùm bụp như vậy đó.Cuối năm rồi, kể mẩu chuyện nhớ cha nhớ mẹ, nhằm thắp nén hương thơm cho những người thân của chúng ta đã ra đi mãi mãi...
Bạn nào có những câu chuyện lâm ly gì thì thò ra thêm nhé, mong lắm thay.
Tháng 1/2014.
Xuân Hùng

58 nhận xét:

  1. Thôi thế là lộ thằng bạn trong đống rơm rồi N.H ơi.

    Trả lờiXóa
  2. @ XH : em đăng rồi mới đọc được lời nhắn nhủ của a . Kệ chứ , sắp tết rồi siêu thị càng náo nhiệt càng xôm .

    Trả lờiXóa
  3. Bài này ý nghĩa hay quá. Chịu khó "mài thêm ngòi bút" đi XH.
    TM

    Trả lờiXóa
  4. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Mình cũng gần giống như Bùi Lý, 1959 ông già đi lại vào Miền Nam, không biết mặt. 1965, bà già cũng lại vào Nam, không hình ảnh, khuôn mặt bà già chỉ nhạt nhòa trong tâm tửng. 1974, bà già từ Nam ra lên Đông Triều thăm, cũng như Bùi Lý, mừng gặp mặt thì có nhưng không thể hiện được ra bên ngoài, sau bà già tâm sự với người khác bảo sao nó lạnh nhạt, không thấy sự mừng rỡ trong hành động khi gặp mặt. Mình có may mắn là 1975, mình đều gặp cả hai cụ. Nhưng sao cuộc sống gia đình không như mơ ước, sự hòa đồng sao mà khó vậy. Có Quế, sau giải phóng là lúc mới từ Quế về, được trả về quê, sống với bà con, còn bố có bà dì, có con, ở nơi khác kia. Quế kia với Cuộc sống phải bương chải, tự thân, cũng gần như những bạn sau 1975 gia đình không còn ai. Và số phận, tự mình vươn lên.

    Trả lờiXóa
  5. Còm tạm đã,phải rồi hoà nhập ngay trong nhà mình mà khó quá buổi đầu ấy....
    -ba má cuống quýt khi gặp lại con cái sau chục năm,mà mình lặng thinh ..
    -UL lại còn chưa bít ăn đũa nữa chứ,đi trường MN khi chưa bít cầm đũa,trường toàn ăn bằng thìa...ăn cá càng sợ nữa tinh là bị hóc xương,khỏi ăn lun,má xót con,gỡ cho UL măm cá ,khi ây đã học cấp 3 rồi ...

    Trả lờiXóa
  6. @XH:Hay quá,một cái nhìn chính xác mang tính thời đại !

    Trả lờiXóa
  7. Đúng rồi, dân Quế mà chưa về nước hay về Đông Triều đào luyện thì làm sao biết dùng đũa, chứ chưa nói đến dùng đũa hai đầu như bộ đội. Mới về nước, đứa nào cũng ngơ ngơ như bò đội nón. Chỉ biết nước có ga, còn rượu - bia tuyện nhiên chưa biết đến lúc mới về nước. Đi ra đường coi chừng bị lạc như trẻ nhỏ.

    Trả lờiXóa
  8. Chuyện của Quế Bùi Lý là sự điển hình của hsmn thời ấy, nhưng đối với lứa hsmn nhỏ chúng mình thì hoàn cảnh ấy nhiều hơn vì xa cha mẹ khi còn quá nhỏ,có mấy được ôm ấp che chở đâu, ký ức về gia đình dễ nhạt nhòa bởi đầu óc non trẻ.Có khi quên mất khuôn mặt của cha mẹ, quên khả năng biểu hiện tình cảm với người thân.Cũng là khiếm khuyết,là nổi đau chung bởi tạo hóa của hoàn cảnh chung ,để chúng mình giống nhau lắm. Đề tài này hay đấy! Kể đi các Quế ơi...

    Trả lờiXóa
  9. Đây là mặt trái của Quế, cái góc mà Quế nào cũng phạm phải, dẫu khi về ba mẹ còn hay không. Ba mẹ còn là may mắn lắm, nhưng dư âm của cái góc này đôi lúc thật khổ tâm. Hiệu ứng này không phải chỉ hình thành ở các Quế, mà còn ở cha mẹ mình nữa. Những ngày này MF đang day dứt trong chính tâm trạng này, nên đọc bài này của XH MF ứa nước mắt, mà cũng làm cho mình mạnh dạn hơn trong sự tự thú với chính mình! Chuyện của MF thật là dài, nên sẽ kể lúc khác, nhưng hình ảnh lần đầu tiên ba mẹ đến Đông Triều thăm mình năm 1974, cứ ám ảnh MF, cứ thấy mình có tội với cha mẹ, với chính mình. Ngày ấy, khi được gọi ra ngoài sân trường có người hỏi, MF chạy ra, chưa bao giờ hy vọng mình có người quen đến thăm, thế mà MF có cả ba lẫn mẹ đến. Có đều, MF thấy ba mẹ không giống như mình tưởng tượng, nhưng MF đã thất vọng, và ... không hào hứng gì. Cái thất vọng của MF thật vô duyên: cứ tưởng tượng ba mình tóc đã bạc phơ, tự nhiên gặp một ông cao lớn tươi cười với mái tóc lượn sóng còn đen nháy! Ba giục lấy đồ lên xe về Hà Nội với ba mẹ vài ngày, chắc chắn ba mẹ đã rất thất vọng vì từng tưởng tượng ra cảnh đầm ấm bên đứa con duy nhất còn lại, nhưng ông bà đã trở lại chiến trường với nỗi thất vọng, có lẽ là cho đến bây giờ! Vì lúc ấy MF đã .. không thích ba mẹ mình! Sau này, có nghe mẹ một lần nói, "thấy con Lan ngồi lên chân mẹ nó mà thèm!". Trời, mẹ có biết bao năm ròng con thèm được như thế, mà, lâu quá, con không biết thể hiện tình cảm bằng hành động, con không thể làm nên được ước ao này của mẹ, cho đến ngày mẹ mãi mãi ra đi... Thương cha mẹ, cứ thương trong lòng, viết ra được, nhưng không bao giờ nói ra được, thể hiện ra được, một hậu quả sâu xa của chiến tranh, có khác gì dioxin?
    Bởi vậy trong bài thơ "ru mẹ" MF đã viêt: "Mười năm cách trở mong chờ...
    Mười năm đủ nhớ
    Mười năm đủ quên
    Để mẹ lóng ngóng, để con thẹn thò ngày hội ngộ..."
    Bài "Ru Mẹ"

    Trả lờiXóa
  10. Cảm ơn các anh chị, các bạn đã chia sẻ cảm thông với bài biên. Nhưng sao chợ lại lặng luôn vậy. Bài thơ Ru mẹ của MF hay và cảm động lắm, trong đó có hình ảnh của mỗi chúng ta.

    Trả lờiXóa
  11. Năm 1954 cô đi tập kết.Lúc đó 13 tuổi.Năm 1975 cô mới được về quê gặp lại gia đình.Nói "Mới được" vì trước đó có 3 lần xin về MN phục vụ đều bị Cục Quản lý HSMN từ chối.(không rõ lý do).Ngày cô về ba đã mất.Khi gặp mặt má cô nhận ra má ngay.Cô còn chỉ mặt và gọi đúng tên 2 người em trai giữa 5 người ngồi trước mặt mà lúc cô đi 2 người em này chưa được sinh ra.Còn Má cô thì phải nắm bàn tay trái của cô,lần đến ngón út,tìm được cái mục ruồi to đùng mới thốt lên được câu:"Đúng con đây rồi!"Tự dưng cô thấy chạnh lòng.Mãi sau này mới hiểu mình lớn lên sẽ có nhiều thay đổi nên Má chưa kịp nhận ra.May mà bà mụ đã làm dấu.

    Trả lờiXóa
  12. chuyến zìa quê hương chùm khế ngọt của UL trải qua nhiều đoạn,tăng bo dừng chân ,có khi cả năm trời....
    Chặng đầu...khi ở Quế về UL tá túc nhà cô chú ở HN,sắp vô năm học mới rồi,má ko thể ra HN đón được(lúc ni ba vẫn trong nam,sau mới bít...ban quân quản lúc bấy giờ vô cùng bận rộn,nhất là với số chưa ra đầu thú,nơi công cộng của xứ H bấy giờ như rạp chiếu bóng, chợ ĐB ...thường xuyên có tiếng súng nổ ...).Có chú bộ đội quen cô chú cũng về đơn vị trong nam bộ,nên gửi kèm 2 chị em ,thế là lành nhất-lại yên tâm ...xe vô tới bến Vinh-Nghệ an, chen chúc một hồi lâu ...có vé đi típ về Lạt...còn chú Y (tên chú bộ đội -đi tiếp vô nam),...nhưng chưa đi ngay ,qua đêm vật vờ ,khư khư ôm gói đồ trong tay ko dám ngủ...UL ngó quanh bến xe...đâu đâu cũng đầy những khẩu hiệu,có câu UL còn nhớ:
    Ở đây tai vách mạch rừng
    Câu chuyện công tác xin đừng nói ra
    (chắc nhắc nhở các cán bộ, CNVC,đừng tám chiện cơ quan mà lộ bí mật,thời chiến ấy)...
    Đang gật gù gà vịt,nghe chị kêu thất thanh,e ơi chú Y bị mất hết đồ đạc rồi...sao. sao lại thế,e thấy chú í là bộ đội mà...chị bùn cười cho ngây ngô của UL trộm là trộm nhất là trộm bến xe,nó sợ bộ đội chắc...sau mới bít chú Y treo võng ngả lưng tí,nhưng ba lo lại để dưới đất phía trên đầu...chinh chiến ,cảnh giác với địch...một tí lơ là ở bến xe ta thế là bị trộm,chú bảo giải phóng rồi,ko ngờ nơi hậu phương lại phức tạp thế...coi bộ hoà nhập nơi hậu phương gian nan ko kém chi ...may mà giấy tờ,tiền bạc chú để trong người...
    Về Lạt,đi bộ với đám túi lỉnh kỉnh, chị kiếm cành cây khô bên đường,xỏ vào ,chị đầu nặng,em đầu nhẹ...dễ có đến vài cây số...cứ thế lúc lắc về nơi cơ quan má lúc í vẫn còn ở khu sơ tán trong rừng,dọc theo đường là các khu nhà lán trại bằng bùn với đất sét ,ngăn ra theo từng gian phòng cho các GĐ...nghe lao xao,ơ...ơ con nhà ai mà lạc vô đây rứa....ô...ô chúng nó nỏ biết gánh 2 đầu tề....Thế rồi chả bít từ lúc nào theo sau 2 chị e cả đám con nít rồng rắn về nhà UL....Rứa chúng là con bà H à,bà H sướng hí,có con lớn hí,....cứ thế ...nhưng mãi chiều má mới về,cô e út lóng ngóng vì 2 tỷ xuất hiện đột ngột wa,đâu như giờ alo là có thông tin ngay...Út lấp ló nơi cánh cửa,chạy biến đi gọi má về,UL chưa kịp thấy mặt ,chỉ thấy sau lưng với tóc kẹp ba lá ...
    Má về,trên tay đủ thứ đồ ăn,chị chạy ra trước...má ,có e HH về nữa,e mô ,e ko dám ra vì xấu hổ...ừ phải rồi,sao mà lúc í UL có cảm giác này nhỉ?lâu nay nghịch ngợm,chạy nhảy,miệng mồm nói ko ngớt..nay phải đóng vai tình cảm con gái lâu ngày(7 năm chứ ít đâu)zìa nhà gặp GĐ,coi bộ ko hợp vai,nên UL thất bại vai chánh ngay từ đầu,má tâm lí, để e nó từ từ,vồ vập ngay nó ẩy ra là cái chắc,đâu quen cảnh âu yếm...thế ...thế là hoà nhập dần...tập ăn đũa...đi cất đó tôm và cá bé quanh ao mương zới út, tập đi xe đạp chuyên lao xuống ruộng(à ko nói quá,tập xe đạp với UL là khó hơn tập xe máy và xe oto)...





    Trả lờiXóa
  13. A XH ơi ,nốt lặng ,theo UL nhìu cung bậc lắm,mà cũng phải lắng thời gian,ko gian mới còm được...Nốt lặng làm nhớ lại thời đầu khi về nhà...
    -các quế nhí ,bé, nhỏ ...huynh đệ muội ơi.còm chiện Quế về nhà cho STbe xôm tụ nhé...

    Trả lờiXóa
  14. HH.Mình nhận được Mail của bạn rồi.vì công việc tết nhiều quá chưa trả lời HH,chắc làm bạn mong.nhưng PL vẫn thường xuyên theo dõi thông tin của bạn và mọi người.Chúc Bạn khỏe,hẹn gặp nhé.

    Trả lờiXóa
  15. PL:chắc Quế thiên nga bận tập văn gừng diễn cho buổi gặp mặt HSMN nơi Sài thành sắp tới...đúng nhé để UL thấy bạn vẫn như ngày xưa...
    -khoẻ nhé.

    Trả lờiXóa
  16. NỐT LẶNG.Là đề tài mà nhóm nhỏ gặp nhau lại tâm sự,chia sẻ,những câu hỏi tại sao?tại sao?vẫn đeo đuổi đến bây giờ.Có những câu chuyện mà giờ đây nhắc lại vừa khóc-vừa cười.Hồi ấy qua Quế nhỏ quá không biết mặt ba mẹ.Mẫu giáo cô tắm,C1-C2 tự chăm sóc,nam nữ phân biệt,không có khái niệm tình cảm gia đình,chỉ biết vâng lời thầy cô chăm ngoan học giỏi để ba mẹ yên tâm đánh Mỹ.75.về nước,1 số bạn có gia đình đón.-Mình ngơ ngác.Về Nam học tập trung cứ chủ nhật đứa nào có gia đình thì về nhà.-Mình buồn,tủi.Năm 78 đang chơi bóng trong trường nghe có đứa gọi:M.Con mày có ba kiếm.Ôi thế là mình cũng có gia đình,có những cặp mắt ghen tỵ nhé.Chạy ào ra cổng trường,một người đàn ông thốt lên:Vết sẹo này là đúng con tôi rồi và ôm chầm lấy.Mình xô ra và nói:Ông này dê gái.-1 khỏang cách.Tuy vậy chủ nhật đầu tiên vẫn hãnh diện về gia đình,ba ở tập thể và đi công tác biền biệt.Lại một mình,Nhớ bạn kinh khủng,về trừơng thôi.Mùa hè năm ấy,lần đầu tiên về quê nội,đi cả một ngày đường tối mịt mới đến nơi-Đèn dầu,nhớ bạn khóc-ba mắng.ăn cơm không biết cầm đũa-ba mắng,không chịu tắm nước sông,mất vệ sinh- ba mắng.giăng mùng 2 cha con ngủ chung,ba lại nằm nghiêng.Không được,mình bật ngồi dậy nói:Ở Quế lâm ngủ phải nằm thẳng,nam nữ không được ngủ chung.-thêm 1 khỏang cách.35 năm cha con gặp lại chưa nói chuyện với nhau được 10phút.Cái khỏang cách ấy cứ đeo đẳng mãi đến hôm nay.

    Trả lờiXóa
  17. phản xạ chung khi về gia đình,sao giống nhau thế ko bít,nhiều tình huống khác nhau,nhưng cách thể hiện thật kiểu Quế,mà có thầy cô má nào dạy mình vậy đâu....

    Trả lờiXóa
  18. Ngày về Nam, mình đi đợt 2 về Quảng Nam - Đà Nẵng, sau đợt các bạn về Sài Gòn đi tàu biển từ Hải Phòng. Đồ đạc: quần áo, chăn, màn, vali vừa được phát,... tất cả được trao đổi thành tiền cho nhẹ gánh để lên đường về Nam. Các Quế từ Quế về tập trung tại khu chính, bề bộn, lao xao, gặp các anh chị, và chờ về Nam. Chia tay với các bạn chờ đi các chuyến sau: Quảng Nam - Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế - Quảng Trị, Quảng Ngãi,... Hồi đó lớp 10 mới thi đại học, được xếp vào diện 10 chờ, chỉ lớp 9 đổ xuống mới nối nhau về quê. Đoàn đi có các thầy phụ trách đi cùng và quản lý học sinh. Cả bọn lên xe, về Hà Nội. Tại ga Hàng Cỏ, chia tay một lần nữa với các bạn đã về Hà Nội với gia đình, lên tàu đi Vinh. Vinh không có nhà cao tầng, xơ xác vì bom, cả bọn tập trung tại một khu nhà tạm, được phát đồ ăn, mình nhớ hình như có hộp thịt xay ăn tạm chờ xe Phi Long - Tiến Lực chở đi tiêp, đường tàu lúc đó mới đến Vinh. Ngày 31/8, 1/9, 2/9 trên đường về Nam. Thế rồi, tối đến, tại Vinh, bọn con trai từng nhóm một đi khám phá Vinh. Lộn xộn xảy ra khi người của mình bị thanh niên bản địa gây sự, dẫn đến đánh lộn, tinh thần tập thể "một người vì mọi người, mọi người vì một người", từ từng nhóm tập trung lại bảo vệ bạn của mình. Hồi đó do đồ cấp phát nên mặc giống nhau là chính, dễ nhận ra bạn cùng trường. Kẻ địch cũng đông, to cao, thế là xảy ra cận chiến, gây náo loạn cho đên khi có kẻ hô "công an đến", ta rút về, địch rút về. Sáng sau lên xe đi tiếp. Chiều xe lên đèo Hải Vân, thật hung vĩ, dọc đèo thỉnh thoảng có một chiếc xe ca Hải âu chết máy. Qua đèo, trời đã xẩm tối, ghé nhà dân ăn tối. Có tên coi như đã về nhà nhưng không được về ngay, chỉ gặp gia đình rồi lên xe về nơi tập trung trước khi được trao trả, gia đình đến nhận. Cả đoàn tập trung tại trường trung học Hòa Vang, ngay ngã ba Cẩm Lệ, gần nhà máy dệt Hòa Thọ, gần sân bay, trường kín cổng, cao tường. Lần đầu thấy chai bia con cọp, kem thì mút một cái là chỉ còn nước đá, không như kem Tràng Tiền. Trong tài khoản mình còn 42 đồng tiến miến Bắc, thật là giàu. Thế rồi, lần lượt chia tay về gia đình hẹn ngày tái ngộ và rồi sân trường vừa vắng bạn thì đoàn QN-ĐN tiếp theo lại lấp đầy. Sau này tôi mới hiểu: các đoàn đi trước là những kẻ còn gia đình, những kẻ về sau cùng không còn gia đình, cha mẹ đã hy sinh, lớp này về ở tập trung và sống khổ hơn khi còn ở ngoài Bắc. Ngày gặp lại trong các cuộc hội họp HSMN mới biết cuộc sống của từng người.

    Trả lờiXóa
  19. Đọc, suy gẫm và chảy nước mắt . Sao thương các bạn mình thế!

    Trả lờiXóa
  20. ồ,ra vậy...là vì,lúc chia tay bạn bè ở sân ga hàng cỏ từ Quế lâm về VN,mình về nhà cô chú ngay...ngày đầu ở nhà cô chú,đêm đến nhớ bạn bè vô cùng,cứ khóc âm thầm ,ko thành tiếng nước mắt tự nhiên chảy dài...
    Những tưởng chẳng bao giờ bít đến địa danh ĐongTrieu,nơi mà lúc í trong mình khi nào cũng ngóng tới,vì bạn bè thầy cô mình đang ở đó...đâu biết từng lượt bạn bè chia tay vào nam như vậy...
    Cảm ơn nhé,nặc danh 08:02:00 19:01:2014.

    Trả lờiXóa
  21. @ND08:02:00 19-01-2014: Năm kia trên đường đi Quế Lâm về, trên xe ca, MF có kể về việc giải tán trường và hoàn cảnh các bạn về Nam không gia đình, các cô chú trường Lư Sơn (lứa HSMN ở Quế Lâm trước trường NVB) rất cảm động, ít ai hình dung được các "hạt giống đỏ" ngày giải phóng đã được "thả về" như thế nào. MF hè năm 1974 đã về Vĩnh Linh nên không chứng kiến cảnh này, nhưng những ngày ở Huế, tuy chưa đủ khôn để biết làm gì với bạn bè, chỉ biết là muốn tìm gặp bạn vì nhớ. Nhưng MF quyết tâm tìm Q.ML, đứa em kết nghĩa thời bên Quế, ba mẹ em không phải người miền Nam, mà ba em đi B chiến dấu tại chiến trường Trị Thiên (trưởng ban cơ yếu tỉnh ủy Quảng Trị), MF nghe kể lại, ngày nghe em sắp về, mẹ em chạy ra phố sắm đồ chuẩn bị đón con, bị tai nạn xe, mất. Ba em thì được trên đưa đi học nước ngoài. Em được họ đưa về Huế, đến bây giờ MF vẫn không hiểu tại sao người ta lại thả em về Huế như thế, trong khi em chẳng bà con họ hàng thân thích, em lang thang và MF bắt gặp em đang ngồi bắc 3 cục gạch làm bếp nhóm lửa nơi chân cầu thang trường PTCS Nguyến Tri Phương, MF về báo với phụ huynh, đến đón em về nhà. Đến giờ MF vẫn ân hận là đưa em về rồi mà mình cũng vụng về, chẳng biết chăm sóc động viên em gì cả, vẫn cứ tồ như ngày xưa vậy, em cá tính mà chị cũng cá tính, chỉ có là chị em có cơ hội huyên thuyên về thời Quế, những kỷ niệm như những chùm hoa tím li ti, cứ nhâm nhi ngày ngày.
    Tại sao Bộ GD lúc đó lại ứng xử như vậy, họ không có cách gì hay hơn sao? Ít ai lên tiếng về những ngày cuối cùng này, vì sự kiện giải phóng lớn lao quá, lấn át hết mọi việc khác. Bản thân HSMN tên nào cũng háo hức về quê sau bao năm ròng biền biệt. Nhưng dù là vậy thì Bộ và BTN không nên "thả chuồng" như vậy, nhất là những bạn ba má hy sinh cả, không biết về với ai, nhưng người ta cũng phủi đại về đâu đó cho xong, hết cục nợ trường HSMN! :(

    Trả lờiXóa
  22. ....Học cấp3 lớp 8 ở nghệ an tận Tân kỳ(thuộc huyện miền núi,nên như chột làm vua xứ mù-về khoản học hành-có dịp kể sau nhé).....hè đến,gđ UL lại lục tục đồ đoàn để vô Hue,quê nội trỏng....cho kịp năm học mới nên UL và chị vô trước.Đúng rồi xe PhiLong(ko thấy có chữ Tiến Lực)tiếp tục đưa 2 chị e lần lượt qua các tỉnh bắc miền trung,đầy đau thương bởi bom đạn cầy xéo,nắng và nắng cháy xém da thịt,gió thì ào ào khô khốc tưởng như bẻ gãy cành cây mỗi khi rít lên(sau mới bít gió Lào là thế nào-thế đó).Vô QuangBinh xe tạm dừng để máy ko bị cháy do nóng quá....mọi người a lên,khi thấy có cái giếng gần đó,nhưng chẳng có gầu lấy nước lên,có sáng kiến lấy bidong giòng xuống...ô có vài người dân lấy nước có gầu kìa.... mượn tí để múc , nhưng họ ko cho...có người tức cảnh cất lên tiếng hát :QuangBinh,quê ta ơi,muôn người như một mượn gàu ko cho o ò ó ò,bị nhận cú lườm hình ziên đạn....cũng thấy buồn cười...Xe tiếp tục lăn bánh qua Quang tri khói lửa ,đúng là khói lửa...thấy như mù mù sương,dù là ban ngày trời nắng,hỏi chị bảo ko phải đâu e,như là xa đâu đó có bom mìn còn nổ,khói lan tận cả tỉnh thành nhuộm màu lam chiều dù giữa trưa nắng chang...chiến tranh thật khủng khiếp....nghỉ uống nước một quán ven đường,chỉ dám uống nước thuỷ tinh,thấy họ cứ đem chanh đá ra mời,hỏi chị ,mình có quen họ đâu mà họ mời mình kìa chị,chị bật cười,uống nước đó là trả tiền đắt lắm đó e,họ bán hàng thì họ mời mình mua đó dù mình ko gọi ...chà ra thế.
    Từ QuangTri vô Hue thấy như trời đất sáng hơn lên,cảm giác như vừa qua sa mạc,giờ gặp ốc đảo,xứ Hue xanh tươi cây cối,có dòng sông trong lành qua thành phố,làm dịu đi nắng gay gắt trưa hè...UL và chị chờ ba nơi nhà bà con,ba đang trong đơn vị,chiều mới gặp được...đang đứng xoay lưng ra cửa,chợt nghe giọng nói trầm và rất ấm: Dì Nguyệt vô Huế chơi à?,thì chị chạy ra ,a ba về ạ,ko phải dì Nguyệt đâu ba,mà e HH đó ba.Trời răng mà giống dì Nguyệt dữ hè(dì Nguyệt là dì út e má).UL đứng lặng thinh,có phần bẽn lẽn,ba tới ôm vai, ôm đầu UL ép vô ngực ba ,UL như vẫn thấy hơi lửa của chiến chinh,HH con ở QueLam về hả,ba coi xem con ba ra răng nà,chà lớn hung hí,...lạ quá ko thốt nổi lên câu:Thưa ba,là con đây....chỉ nghĩ trong đầu thôi,...ko biết thể hiện tình cảm bằng lời nói và hành động...tệ thế đấy...(nhưng may quá,UL ko theo phản xạ là đẩy ba ra,do trước đó,má phần nào đã chuẩn bị tâm tý chút rồi....Nốt lặng...

    Trả lờiXóa
  23. @UL : Nhà chồng Ráo em ở Tân Kỳ đới . Hè rùi bầu đoàn mẹ con nhà nó mới kéo ra ( anh xã nó thì thường xuyên ) . Có muốn hỏi thăm gì thì muội cứ đầu nó mà gõ nha .

    Trả lờiXóa
  24. Ngày đó, ba tuổi, thay vì đi nhà trẻ, tôi vào trường Nhi đồng Miền Nam. Trường nằm phía trong Gò Đống Đa, khi chúng tôi đi sơ tán, trường tiếp nhận anh chị em trong Nam ra và được gọi là T64. Tôi chỉ nhớ nhất là sáng ra, các má, cô lùa bầy nhỏ ra đồng, cuốc một nhát lật cỏ lên thành một hố xí nhỏ, mỗi đứa chiếm một hố, xong việc đứng dậy, cô, má lấp đất lại, ngày hôm sau lại thửa ruộng khác. Thứ 7, các cháu chờ ba mẹ, người thân đến đón. Thế rồi, hình như năm 63 hoặc 64 gì đó, Bác Hồ đến thăm, sau khi Bác thăm chỗ ăn, ở, được thong báo, từ các lớp chúng tôi như những bầy chim ào đến vây quanh Bác, Bác phát kẹo cho các cháu nhi đồng MN. Thế rồi Mỹ ném bom miền Bắc, chung tôi đi sơ tán rất nhiều nơi. Tại Sơn Tây, xã Đường Lâm, ở gần miếu thờ Ngô Quyền, hằng ngày chúng tôi hay ra đó chơi, nhỏ nên chỉ biết nơi này rất tôn nghiêm. Chúng tôi sơ tán lên Thất Khê - Cao bằng, má tôi lên thăm trước khi đi B. Rồi chúng tôi sơ tán lên Lạng Sơn, nhà tranh vách đất được dựng lên, trong nhà, sạp nứa được hai hàng suốt day nhà, chúng tôi nằm trên sạp này, mỗi đứa một chỗ trên sạp. Sáng sáng, nghe tiếng mõ của đàn trâu ra khỏi chuồng. Thế rồi lần lượt đứa nào đến tuổi vào lớp một thì về trường miền Nam số 11. Ngày đó lên lớp 1 cũng phải thi đàng hoàng, thi viết chính tả, thi tập đọc và hình như làm toán nữa thì phải. Đứa nào đủ điểm mớo được học lớp 1, không đủ điểm về lại trường Nhi đồng học lại. Tôi may mắn được vào lớp 1, bởi hồi đó tôi tập đọc rất dở, nhưng may không bị kêu lên đọc. Học lớp 1, hay chạy lên mấy anh chị lớp 2 chơi, nhưng đi cũng hơi xa. Hồi đó khu Đoan Tĩnh chỉ có 01 lớp 1, 01 lớp 2. Rồi đi diễn văn nghệ, giao lưu với bộ đội Biên phòng tại cầu Bắc Luân, đến chỗ của các anh chị lớp 3,4. Ngày đi Trung Quốc đến, chúng tôi được xe chở đến cầu Bắc Luân, đi bộ sang cầu, lên xe Hải Âu đi Nam Ninh và đi xe lửa đến Quế Lâm. Ở Quế Lâm, nam ở riếng, nữ ở riêng, mặc dù học chung lớp, nhưng có sự phân biệt nam nữ. Nhớ ngày đó, lúc nhỏ, đến giờ đi tắm, cả nam - nữ ở truồng chờ má bảo mẫu tắm cho. ở cấp 1, không được giữ tiến tiêu vặt, lên cấp 2 mới được tự cầm tiến tiêu vặt. Thứ 7, mọi người ra Quế Lâm, mua đủ thứ, bắn súng hơi. Hết cấp 1, thi lên cấp 2, thật là lớn hơn nhiều, được đi ra phố thoải mái hơn, thỉnh thoảng trèo tường trộm dưa bở, đào, cam... Hết lớp 7, về nước, đứa có gia đình thì về nhà, đứa về Đông Triều học tiếp. Về Đông Triều, lớn thêm nhiều, biết đi rừng lấy nứa, củi, biết trộm mía, trộm sắn, trộm khoai, biết đổi đồ lấy đường đen, biết bán đồ lấy tiến ra thị trấn Đông triều ăn thịt chó ... Biết đói khi ăn cơm nấu từ gạo Triều Tiên, biết tát ruộng bắt cá ... và ngày về Nam. Cuộc sống với bạn bè, má bảo mẫu, thầy cô. Bạn bè cùng lứa, lứa trên, lứa dưới sống hòa thuận có, thỉnh thoảng gây sự, đánh lộn cũng có, ta sống và tự chịu trách nhiệm, sống trong khuôn khổ kỹ luật của trường nội trú, chịu sự hướng dẫn, giám sát của thầy cô, khi có lỗi bị kỷ luật nhắc nhở, hồi đó tuân thủ theo "tự do trong khuôn khổ - kỷ luật". Mọi người thương yêu nhau như trong một nhà. Tình cảm theo kiểu gia đình cha - mẹ - con ít được thể hiện ra bên ngoài, sự nũng nịu, âu yếm hình như hơi bị coi là tiểu tư sản, xa xỉ. Cuộc sống thực sự với xã hội bên ngoài không nhiều, sự nhận thức về bạn và kẻ thù rất rõ ràng, nhiều lúc mang tính giáo điều, nên khi vào đời thực sự, mình vấp ngã cũng nhiều trong giao tiếp không linh hoạt, cứng nhắc.

    Trả lờiXóa
  25. Bao năm ở QL, ko biết quê mình ở đâu, mặt mũi ba mẹ thế nào. Năm 73, nhận được thư của mẹ, đọc tới đọc lui mãi, thuộc lòng rồi mà mỗi buổi trưa, cứ leo lên gường là lại lấy ra đọc lại rồi mới ngủ. Ko thấy mẹ nói về quê nên H cứ tần ngần, mân mê mãi dòng chữ Tân kỳ Nghệ an. Giờ địa lý, cô giăng bản đồ lên là H ngắm ngía mãi đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh. Tự hào quê mình ở nghệ an! Năm 75 về đến Vĩnh Linh mới biết năm 66, 3 chị em mình được ra Bắc theo cuộc trường chinh của 3 vạn trẻ em Vĩnh linh. Về đến Quảng trị mới biết quê mình là nơi cát trắng. Nghệ an là nơi mẹ đã đi công tác sau này. Hiểu được sự ác liệt của quê mình, sự kiên cường của gia đình, mình hay hát một mình bài "Bình trị Thiên khói lửa". Những địa danh có trong bài hát đều là mặt trận của bố mẹ mình.

    Trả lờiXóa
  26. @ND 13:45:00 20-01-2014: nghe câu chuyện thì chừng như Quế học lớp với Ráo N.H? Vì ở Đoan Tĩnh chỉ có 2 lớp, MF lớp 2, N.H lớp 1!
    Hồ MF ra Bắc, Ban đón tiếp đưa về ở T64, lúc đầu ở Ngã Tư Sở, sau về Gia Lâm, lại còn đoạn sơ tán về Hà Bắc nữa, MF ở T64 có đến 3, 4 tháng chi đó mới được về trường 11 lận, không hiểu tại sao, sau đó được chú Nguyễn Anh và Chú Diệp Pế tháp tùng đi về Móng Cái theo đường tàu biển từ Hải Phòng về Móng Cái, tàu đi ngang Vịnh Hạ Long, mà khi đó MF không thấy có chi đẹp hết, vì say tàu gần chết!
    Quế có vẻ "vạch mặt, chỉ tên" đúng cái nếp của các Quế từng trải qua giai đoạn này! :)

    Trả lờiXóa
  27. Tâm sự của các quế giống H quá. HHQ nói lên nỗi nhớ bạn bè da diết, chỉ biết khóc thầm. Năm đầu tiên mới về, LH cũng cứ mong ngóng về cái đất Đông triều, nơi đỗ của trường mình mà đâu có biết mọi người cũng phải giải tán đâu. Có lần nhớ quá, đói khát thì bao quanh, H cứ ôm mấy cuốn ăng bum, khóc hu hu:- Mẹ cho con về Đông triều hu hu... ( nơi mình chưa từng đặt chân đến). Mẹ trố mắt nhìn con ko hiểu nó nói gì. Bận công tác và lo cái ăn cho bầy con nên mẹ ghé qua nhà 1 lát rồi đi ngay, ko để ý gì đến nỗi nhớ của nó. Nó khóc chán rồi thôi. Đảm bảo đến giờ, mẹ cũng chẳng biết vì sao lúc đó nó cứ hay khóc và đòi về đông triều đâu.

    Trả lờiXóa
  28. @nặc danh 13:34 00 20-01-2014 : cậu học cùng tớ chắc luôn . Nhưng ở Gò Đống Đa đâu có vụ đào lỗ đâu vì làm gì có ruộng , lên Tràng Định Lạng Sơn thì mới có vụ đó . Sáng sáng cả trại dắt nhau ra ruộng bậc thang mần việc . Cháu nào xong việc mới được về , không thì ngồi đó . Các cháu vô tư lắm , cứ nói cười râm ran nên công việc cứ kéo dài mãi mới xong . Cậu vẫn nhớ lúc ở Gò Đống Đa cứ thứ bảy ai có ba mẹ thì được đón về . Tớ vẫn nhớ như in cảm giác của một chiều thứ bảy đứng chờ mỏi mòn trước cổng mà không ai tới đón , cô bảo mẫu năn nỉ đi vào trường ngủ với cô , tớ kiên quyết không vào , đến tối mịt thì phải vào , vừa đi vừa khóc . Sau này mới biết vì tuần đó cắn nhiều bạn một lúc bị cờ xanh nên mẹ phạt . Giờ vẫn thấy tủi thân khi nhớ lại . Thế mà nhiều bạn chẳng có ai đón về , khi đó bé quá chẳng biết gì , các bạn mình còn tủi đến đâu . Khi có con , mình lại nghĩ làm sao mà dám rời xa chúng nó , lúc đó lại thương ba mẹ đã khổ sở biết bao khi phải rời xa con . Ngày gặp lại khác xa trí tưởng tượng . Mẹ mình đã phải thốt lên biết thế không cho chúng nó đi . Nặc danh ơi , phải Quế Đà Lạt không ?

    Trả lờiXóa
  29. LH cũng được chị đón ở ga Hàng cỏ rồi đưa về quê y như UL vậy. Có điều H về miền quê, lúc đầu cũng ko biết cầm đũa, ko biết nấu cơm. Ko hiểu vì sao cái này gọi là cái dần, cái kia lại gọi là cái sàng v.v. Thậm chí thấy em bé, ko biết nói từ "bồng em" mà nói là "cầm em" nữa cơ. Ngây ngô ko chịu được. Tuy nhiên quê H nghèo lắm, gạo tiêu chuẩn chỉ toàn ngô khoai với bo bo. Ông bà có ruộng nhưng ba mẹ vẫn công tác xa, chị gái học đại học ngoài Phú thọ nên H phải cáng đáng việc đồng áng. Buổi sáng đi học, buổi chiều đi làm đồng. Nhà có 1 cái xe đạp nhưng toàn đi bộ. Mỗi lần tập xe đạp là y như người và xe đâm xuống ruộng. Đi học phải băng qua cồn cát dài 5km, mùa hè nắng chang chang, cát nóng rát bỏng. Phải nhảy cóc từ bụi cỏ này qua bụi cỏ kia cho đỡ nóng bàn chân. Mùa mưa làng lầy lội, đường quê bị trâu bò băm nát ko còn chỗ cho người đi. Phải sắn quần quá đầu gối, xách dép, bấm chặt 10 ngón chân xuống mặt đất kẻo ngã. Năm nào cũng bị nước ăn chân, ngứa lắm. Phải đốt đầu cây sim tươi cho sùi bọt ra ở phần gốc, bôi vào đau rát các kẽ chân, nhảy tê tê vài lần mới đỡ ngứa. Làng đào giếng ko có nước, phải đi gánh rất xa vì vậy H luôn khát nước. mùa bão lũ thì ôi thôi, lúa chưa kịp chín nước đã ngập đồng. Năm nào cũng vậy nên phải ăn toàn khoai sắn trừ bữa. Ước mơ hồi đó là được ăn 1 bữa toàn cơm cho êm miệng. 3 năm học C3, H biết gánh gồng, cấy lúa, làm cỏ, găt lúa và trồng các loại đậu, bắp ớt mè... theo mùa. Biết xây lúa giã gạo và sàng sẩy nữa. Nghèo đói và khó khăn nên ai cũng phải biết làm. Nhớ lần đầu ra HTX gánh phân, vừa vén chân săn quần móng lợn, các chị các o ồ lên: - Trời ơi! răng mà trắng dữ ri! cho o sờ cái coi! H ngại ngùng chết khiếp, kéo quần xuống chạy mất, ai cũng phì cười.

    Trả lờiXóa
  30. Khà khà, công nhận N.H chuẩn của nó, mấy ngày sống chung với Q.Đà lạt này ở Hà nội, tôi nhận ra được Q.ĐL này tâm sự cứ rù rì, nhẹ nhàng từ tốn, đầu cuối đâu đó lắm. Tôi thường nói đùa với T.Hà, C.Công, T.Bắc rằng thằng này mà làm phòng cháy chữa cháy thì chuẩn luôn khỏi chỉnh, nhề Q.ĐL nhề. Cách biên bài cũng thể hiện luôn điều đó. Cám ơn tâm sự của bạn nhé.

    Trả lờiXóa
  31. H biết nỗi khổ của Huỳnh Đích rôi. Khi ban ấy về thì ba mẹ, cô chú bác đều hy sinh hết. Thời gian sau nhờ người ta chỉ HĐ mới tìm ra 1 người em gái, lúc sinh em, mẹ HĐ ko được nuôi vì bị giặc lùng bắt hay sao ấy( nghe kể rồi mà ko nhớ chính xác) mà cơ sở CM nhờ dân nuôi. Bây giờ HĐ có vợ và 2 con gái. Theo bạn bè thì HĐ muốn có 1 con trai để nối dõi nhưng vợ ko cho nên HĐ buồn sinh bệnh. H hiểu khao khát có con trai của HĐ vì dòng máu anh hùng nhưng giờ chưa có con trai nối dõi. Quê của HĐ ở Quãng nam, nhiệm vụ của HĐ nặng nề nhưng chưa làm được nên buồn. Nhiều lắm những bạn của chúng ta khi đi cha mẹ còn, khi về đã hy sinh gần hết. Thương lắm bạn Quế ơi!

    Trả lờiXóa
  32. N.H.Q:anh XH giờ thấy cười tưoi lém à nha,bít sao ko...Nốt Lặng rồi sẽ trào dâng bao kỷ niệm...
    -tạm đả vì UL mới đi làm zia,sẽ khảo Ráo e và xã Ráo e,vài trắc nghịm nho nhỏ là đống rơm được bươi ngay thôi-hãy đợi nhé.

    Trả lờiXóa
  33. LH:phục Quế BạchTuyet (có thể gọi bạn như vậy,vì lúc í LH da trắng mịn như trứng gà bóc,tóc đen như gỗ mun,gương mặt thanh tú,lông mày cong đen lá liễu,mắt đen biếc có lẽ sẽ xuyên bao trái tim sắp lớn,còn môi có đỏ hồng hay ko ,mìnhko để ý lém)....vậy mà bạn hoà nhập nông đân thực thụ...nếu ko có những đoạn còm như trên,UL vẫn mãi câu hỏi tại sao? khi gặp lại LH lần đầu ở ĐHSP Hue,LH còn nhớ ko?

    Trả lờiXóa
  34. LH cũng bã đậu lắm nên ko nhớ đã gặp HHQ lần đầu ở ĐHSP Huế.Cậu hãy kể cho tớ nghe nha. Nếu được gặp lại trực tiếp vài lần, chắc chắn từ từ vỏ não của tớ sẽ tua lại những thước phim đó. He, HHQ chớ vội buồn nha. Hồi xưa tớ ko ý thức đc cái đẹp của mình, bây giờ nghe cậu tả mà tớ phát thèm, giá như tớ còn 1 chút thì hay biết mấy. Bây giờ cậu là bạch tuyết còn tớ trở thành con vịt xấu xí rồi. Tớ vừa gửi mail cho cậu. Đọc chuyện của HHQ và mọi ngườinhiều cảm xúc quá. Khi thì cười ha hả làm cả nhà ngạc nhiên. Khi thì vừa tủi vừa xót mắt mũi cay xè. He.

    Trả lờiXóa
  35. Ừ cũng quá lâu rồi,lại nốt thăng ,nốt trầm theo biến động thời cuộc của đất nước-mà thế hệ mình nhiều trải nghiệm nhất(định sến sến chút mà hông có khíu..),chuyện nhớ,chuyện quên là đương nhiên ...chuyện LH còm ,UL ko bit và ko nhớ đó thôi...
    -nhắc lại chút,học ở ĐHSP Hue,LH còn có biệt danh là LeNa kìa(hình như theo tên nhân vật trong VH xô viết mà hồi đó khối văn của LH đang học....chắc quên rồi phải ko)...sao mình bít,là vầy nè,nghe tin LH học ở ĐHSH Hue,(quế LanB),cho bít tin này....LH là trong số các quế bạn mà UL nhớ và mong gặp lại....Khi đó mình cũng chuẩn bị vô ĐHHS NhaTrang,nên phi ngay đến trường LH đang học,phải đợi vì lớp bạn đang giờ giảng,UL làm quen nhanh lém,dù lần đầu tới trường bạn.Bạn gặp ai vậy,gặp bạn cũ LeHue,có phải là LeNa ko,mình ko bít,chỉ biết là LeHue ở QuangTri như đang học lớp Văn này thôi,đúng rồi LeNa đó,vì bạn nớ giống nhân vật ni,nên cả lớp kêu rứa ...
    - LH còn về nhà mình ở Hue nữa cơ...quên luôn rồi...
    -à,còn UL,có lần mình còm rồi:là lứa út cuối cùng rời QueLam ,mình tự nghĩ thế,nên lấy thêm danh Út Lâm(nói nhanh cho nó vuông-tắt là UL),để vô STbe cho zui zui....
    -sẽ mail cho LH...khoẻ nhé.


    Trả lờiXóa
  36. Là ra thế. Lúc nào LH cũng nhớ HH mà lại quên thước phim hay này. Chắc hồi đó lao xao bạn mới ( mới dô ĐH mà) nên mau quên bạn cũ (lẽ đời ai cũng thế mà). Thế mà mấy hôm nay cứ loay hoay trong đầu: HH ở chỗ nào ngoài Huế? Sao lại qua tận Đức ở? V.V Công nhận UL nhớ dai thật đấy. Hồi đó Lb chảnh với h lắm. Ko hiểu tại sao. Bây giờ gặp lại nó nói ko biết vì sao. May quá LH ko chảnh với ai, chỉ hay quên sự việc nhưng cái tên HH thì nhớ mãi. Mà LH học lớp sinh chứ ko phải lớp văn, H cũng ko nhớ đã từng tên Lêna. Giống như ko nhớ hồi học C1, mình đã từng tên là Củ lạc. Chỉ khi có người nhắc mới nhớ ra. Chào UL thân thương nhé.

    Trả lờiXóa
  37. Chít...chít rùi,phai cười thạt to ,mới còm được...lại tóc bạc của người này gim zô người kia rồi,...chỉ là bắt chiện với đám SV có lẽ là hội người thích đùa....
    -chỉ bít chắc chắn mình đã gặp lại bạn cũ ,sau bao năm xa cách và nhớ...

    Trả lờiXóa
  38. À, còn một điều nữa ngoài những bữa nhậu liên thiên của cánh đàn ông hsmn chúng tôi, là khi có dịp ở chung phòng với nhau thì chúng lại trêu chọc nhau, cười nói tung giời, hồn nhiên như vẫn. Tôi cứ tủm tỉm cười khi nghĩ tới lúc vài thằng già móm mém chúng tôi lại nằm chung phòng bệnh viện nào đó và vẫn nhí nhảnh quên chết, hà hà...không biết các bạn gái có giống bọn mày râu chúng tôi không, nhẽ cũng. Chất hsmn là vậy nhề.

    Trả lờiXóa
  39. UL ơi, tớ còn quên nhiều hơn UL nhiều í. Ước gì đôi chân được tua lại nơi 2 đứa mình đã đi qua nhỉ. Năm ngoái mình có về Huế họp mặt khoa. Vừa vào trường, gặp chị MF. Ôi vui quá! Té ra em học cùng trường với chị mà ko biết. Chỉ chụp với chị được tấm hình rồi bạn kéo đi và chị cũng bị bạn chị kéo đi. He! Gặp bạn học ĐH nhưng rõ ràng cảm xúc ko thân thiết gần gũi như gặp bạn QL. Anh XH ơi! Tụi em gặp nhau ko nhậu nhưng chẳng lúc nào hết chuyện. Thực sự đã già nhưng với bạn QL lúc nào cũng thấy như còn nhỏ. Cậu cậu tớ tớ, mày mày tao tao. Ai vô tình nghe thấy cũng ngạc nhiên. Buồn vì mỗi năm gặp lại thấy mình già đi, bạn mình nhiều nếp nhăn hơn. He!

    Trả lờiXóa
  40. Từ HN về QN chị Lý Huấn rủ về nhà chị chơi ít hôm,đi xe liên vận nên không ngủ được buồn ngủ quá KL lăn quay ra ngủ nhưng ba chị Huấn nấu cháo vịt của ông nuôi nên bắt chị Huấn gọi dạy ăn bằng được,vừa đi vừa ngủ thế là đập đầu trúng cái cột nhà làm cái "cốp",sưng một cục tỉnh ngủ luôn, vừa ăn cháo bác vừa kể cho nghe chuyện 2 ông bà làm cách mạng,chuyện thật nghe mê luôn.Em chị Huấn trúng đạn bị thương phần mềm ở chân,vào nhà thương Mỹ chữa sắp lành thì bọn xã phát hiện ra liền cưa chân em,đang tuổi trưởng nên cứ 2 năm em phải đi cưa phần xương dài ra,nghe sợ quá.Vừa rồi ba anh Mười bạc mất 2 vợ chồng ra viếng,các ông thì ngủ khách sạn còn mình ngủ với chị Huấn, 2 chị em nói chuyện suôt đêm,chị kể về nhà ở với cha mẹ mà cứ thấy lạc lõng chán lắm nhớ bạn bè nhiều,ba thì còn gần gũi đôi chút còn má cứ khó chịu bà còn bảo "tự nhiên ở đâu mọc ra 1 đứa con gái chẳng biết làm gì hết".Tới khi má mất mới thấy thương vì mình chẳng biết làm gì để đỡ đần cho má.Lúc đó mình cứ nghĩ sao lại có người mẹ không thương con nhỉ,đọc bài này thì mình hiểu được phần nào

    Trả lờiXóa
  41. @KL: "ba thì còn gần gũi đôi chút còn má cứ khó chịu ..." bởi vậy MF mới nói ở trên là: hiệu ứng này không những chỉ xảy ra với các Quế, mà còn ở các phụ huynh nữa! Các Quế đã không biết làm nội trợ, lại còn "giàu" tự ái! Bọn Quế gái không biết nấu ăn, nhưng hồi bên đó mấy má có dạy cho làm mứt Tết, nên MF về có ngón nghề làm mứt dừa và bánh caravat để "biễu diễn" với phụ huynh!
    Lâu lắm mới gặp lại bồ! Ăn Tết vui vẻ nha!

    Trả lờiXóa
  42. Nghe chị MF nhắc mới nhớ hồi đó tết hay làm mứt gừng, mứt cà rốt và bánh caravat. Còn nhớ hương vị thơm thơm ngọt ngọt dòn dòn của bánh caravat nhưng quên cách làm rồi. Chị MF nhắc lại giùm em nha. Cam ơn sư phụ.

    Trả lờiXóa
  43. Chị Huệ thua em rồi,này nhé:Nhào bột cho mịn(đừng để bị ốc trâu-vón cục).dẻo tay là dược,nặn thành miếng chữ nhật ép mỏng,lấy dao xẻ một đường ở giữa,lộn lại thành caravat,chảo dầu(mỡ)nóng thả vô rán vàng,vớt ra mum mum(í quên đợi nguội tí hãy mum nha chị).

    Trả lờiXóa
  44. Hổng bít em làm zdậy có đúng hông há chị MF.nói nhỏ thôi nghen để chị Huệ nghe chọc quê em đó.

    Trả lờiXóa
  45. Cầu tiêu hồi đó ở Trường nhi đồng miền nam là 1cai sàn gỗ rộng trên ao cá được đục nhiều lỗ để bà con xả.Hồi đó tôi học lớp vỡ lòng cùng với Iren vừa mới công gô sang,lớp cô Tần làm chủ nhiệm khoảng 1962 gì đó.

    Trả lờiXóa
  46. @GtlK7 : hoá ra anh cũng là HSMN . Em nhớ quanh cái ao ở trại nhi đồng ngày ấy trồng rất nhiều dừa . Ở trại có 1 cái nhà to lắm , lâu lâu bọn trẻ con được xuống đấy , được phát đồ chơi cho chơi . Em sợ nhất là con gấu bông to đùng đen xì , thế mà lại được phát đúng nó , khi cô đưa đến , sợ cô lắm nhưng sợ gấu hơn nên em bỏ chạy . Em nhớ con gấu đen mãi đến giờ . Hu hu .

    Trả lờiXóa
  47. @LH, mèo con: cách làm của mèo con nói là đúng rồi, zưng mà nếu cắt hình thoi thì lộn một vòng, còn cắt hình chữ nhật thì lộn 2 vòng, bỏ chảo rán xong khoan ăn đã, còn mục sau cùng mà mèo con quên nha1 Ngào đường! cho đường vào chảo với tí nước, đường hơi chảy ra, không để vàng, là thả bánh đã rán vào ngào ngay, xong là thơm lừng nha, hít hà!
    Khi mới ra trường đi dạy, MF chủ nhiệm một lớp học trò 61 đứa, Tết đến làm một thúng bánh này với mứt dừa đãi ... tụi học trò! he he, ngón nghề từ Quế dễ làm mà ngon nhất mừ! Bữa ni lười òi, đi siêu thị thôi!

    Trả lờiXóa
  48. Cảm ơn mèo con, có cho đường nữa phải ko? Chị nhớ bánh có vị ngọt ngọt. Mấy chục năm rồi ko ăn, thèm quá. he! Đọc danh Mèo con nhớ phim hoạt hình Mèo con: 1 đàn chuột vừa đi vòng tròn, vừa vỗ bụng hát: Chít chít chúng ta là họ chuột. Họ chuột ta ăn no bụng to mắt híp. Híp híp híp. Nhớ hồi bên đó, nghe thông báo ngày nào xem phim gì là cả trường náo nức mong đợi. Ăn cơm chiều xong, mỗi đứa sách 1 ghế xuống sân vận động xếp hàng xem phim. Hôm nào màn ảnh căng về phía nhìn ra đồi là sợ ma lắm vì trời tối om, thỉnh thoảng thấy lân tinh bay chập chờn. Lên C2 bớt sợ hơn vì có các anh chị lớn rồi. Phim mèo con và phim Ong vò vẽ xem mãi đến thuộc vẫn thấy thích. Mèo con ơi cho chị biết tên nhé.

    Trả lờiXóa
  49. Cảm ơn mèo con, có cho đường nữa phải ko? Chị nhớ bánh có vị ngọt ngọt. Mấy chục năm rồi ko ăn, thèm quá. he! Đọc danh Mèo con nhớ phim hoạt hình Mèo con: 1 đàn chuột vừa đi vòng tròn, vừa vỗ bụng hát: Chít chít chúng ta là họ chuột. Họ chuột ta ăn no bụng to mắt híp. Híp híp híp. Nhớ hồi bên đó, nghe thông báo ngày nào xem phim gì là cả trường náo nức mong đợi. Ăn cơm chiều xong, mỗi đứa sách 1 ghế xuống sân vận động xếp hàng xem phim. Hôm nào màn ảnh căng về phía nhìn ra đồi là sợ ma lắm vì trời tối om, thỉnh thoảng thấy lân tinh bay chập chờn. Lên C2 bớt sợ hơn vì có các anh chị lớn rồi. Phim mèo con và phim Ong vò vẽ xem mãi đến thuộc vẫn thấy thích. Mèo con ơi cho chị biết tên nhé.

    Trả lờiXóa
  50. Mèo con thì phải có chuột cống chứ nhỉ?
    LH ơi,nhớ bánh xưa phải ko,sớt trên google ấy,cứ cách làm bánh ca ra vát mà gõ thôi,có công thức hẳn hoi,làm phát là ăn ngay,ko phải làm mò nháp đâu,..vì cũng như
    LH ,nhớ bánh xưa nên làm lại,cũng hay hay,nhưng thật như xưa thì...
    -như tỷ MF và mèo con bày là chuẩn men đấy.... cách ép mỏng là lấy chai tròn (chai nước mắm cỡ 0,75L,tròn -ko còn nước mắm,súc sạch đi
    ),cán mỏng(như cà đậu xanh ấy)....,rán ngập dầu lửa vừa thôi ,nếu lửa to thì ngoài cháy trong chưa chín...nữ HSMN cũng biết tí nội trợ chứ bộ

    Trả lờiXóa
  51. E hèm, Quế hình như có một tên "Chuột cống" giai, nên MF cứ tưởng hắn xuất hiên, ngạc nhiên, hóa ra tên này là "nữ HSMN" ... he he. Tên "Chuột cống" giai kia ko bít có liên quan gì cái phim mèo con ko, nhưng các "còm sĩ" mèo con, chuột cống ni làm nhớ lại cảm giác rộn ràng thời chờ đến tối thứ 7 để xách ghế, xếp hàng ra sân vận động, há mỏ ngồi xem chú mèo con mới được đưa về nuôi chiến đấu với tên chuột cống gớm giếc, hình như có đoạn bọn này tên nằm ngửa ôm quả trứng, tên khác cắn đuôi kéo về tổ, siêu đạo chích!

    Trả lờiXóa
  52. @GtlK7: Kể mà đại ca còn một bức hình gì đó với tỉ Quế Iren nhỉ? (hay cảnh đang ngồi "cầu tõm" cũng được, :) :)) đăng lên đây cho các Quế xem mới! :)

    Trả lờiXóa
  53. LH ơi , mèo con là biệt danh của PL , múa đẹp nhất hội Quế bây giờ đó , H k nhớ à

    Trả lờiXóa
  54. Tớ quên mất. Thảo nào nt cho PL "chít chít" thấy cười to:" 1 nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ!". Tớ ước gì nhà tớ ổn định để mời bạn bè về cùng làm bánh xưa và tìm xem phim xưa. Có phim Bạch mao nữ của PL cho, xem lại hay ơi là hay nhưng vẫn ước có đông bạn bè cùng xem.

    Trả lờiXóa
  55. Lại chuột cống nữa, làm nhớ quá đi. Chị MF thật nghề rồi. Mỗi người 1 tý làm LH thèm bánh caravat quá. Ko biết nếu H làm ăn có ngon ko nhưng hương vị bánh này còn nhớ mãi. Nhớ hồi đó đến tết là kê gường sát lại, lấy ra gường căng lên làm phòng đón xuân. Ai cũng chăm chỉ xúm xít làm hoa đào bằng giấy. Mình còn cảm giác thích thú khi đuổi bắt, nhảy từ gường này sang gường kia mà ko sợ bị té. Lớp tớ lấy chậu giặt đồ bằng nhôm để ngào mứt, khi mứt bắt đầu hơi kẹo là giảm lửa kẻo cháy, Mùa đông nào chân tay cũng nứt nẻ rớm máu. Lít chít chen lấn giành nhau hơ tay lên bếp than đặt trong phòng ngủ. Ở C1 mùa đông là mùa nhảy dây, đá cầu. Ngoài giờ học và giờ ngủ ra, lúc nào cũng xúm nhau nhảy dây đá cầu. Bây giờ nghĩ lại thấy tụi mình như đấu tranh sinh tồn vậy: nhảy để chống lại cái lạnh tê tái. lạnh quá nên ko tắm. Hôm nào tắm được là y như vừa làm xong 1 cuộc CM vậy. Hồi đó, tên nào tên nấy tóc tai dày cộp, chí đầy đầu ngứa ơi là ngứa. 1 sợi tóc có đến 3,4 trứng chí, tuốt xuống lấy móng tay ấn 1 cái là nổ lốp bốp phải ko. Đứa nào đứa nấy mũi dãi lòng thòng mà ko phải uống thuốc gì hay sao ấy. ko hiểu sao ko thấy xỉ ra mà cứ hít vào mới lạ chứ. Sao bây giờ ko thấy ai bị bệnh gì về mũi cả. Ko như bây giờ, trẻ con cứ xụt xịt, ho hắng 1 chút là phụ huynh cuống lên đưa đến bs. Tụi mình đúng là sinh tồn giỏi giỏi là.

    Trả lờiXóa
  56. -Chị LH ơi!tụi mình còn đốt đèn cầy làm hoa đào nữa,Những cánh hoa lung linh thả trong chậu nước .Chị nhớ k?

    Trả lờiXóa
  57. Nhớ rồi mèo con ơi. Mèo con có tài TDDC, múa đẹp và khéo tay nữa. Chắc hồi đó chăm làm hoa lắm. chị thì vụng về cực.

    Trả lờiXóa
  58. 2!!! Chúc mừng năm mới cả nhà.
    Đọc mấy còm nói chuyện mèo chuột, nhớ chuyện xưa, xem phim mèo con đến thuộc lòng.Ở lớp tôi thằng Bùi Lý có cái bụng ỏng bọn tôi toàn trêu nó như chú chuột cống thủ lĩnh, bằng bài hát trong phim: Chít chít chít, chúng ta là họ chuột, họ nhà chuột. Râu chúng ta dài, răng chúng ta nhọn... cũng xoa bụng như ông chuột rồi cười phà phà.

    Gúc mãi mà không ra phim, thôi xem tạm truyện vậy, đọc tới đâu thấy phim hiện ra tới đó. Thế mới tài.

    Linh đây: http://www.giupconhoc.com/cai-tet-cua-meo-con/

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]