Bây giờ, người ta chơi chim nhiều, thành phong trào,
thành hội. Nhiều lý do, mỗi người một kiểu, mỗi người một loại. Chơi, sở hữu một hay nhiều con chim, giống
chim cũng còn là tùy theo cái thị hiếu, cái niềm đam mê, hay một thú vui tiêu khiển, một cảnh trống
vắng cần bầu bạn và kể cả sự hợm hĩnh khoe giàu làm sang … Tôi cũng vậy, cũng nuôi
một con song lý do thì lại khác…
Chả là, hôm rồi, đang ở trường, chợt thấy thằng bạn
gọi điện bảo ra xem hộ nó một con chim lạ. Tôi nghĩ: thằng dở hơi, xưa nay tôi
có biết gì về chim cò đâu, vả lại, cái khiếu thẩm mỹ của tôi lại không được
sáng lắm. Không vậy mà lũ bạn cứ bông phèng: dưới cặp kính của nó thì cái gì
cũng trở lên đẹp, đáng yêu hết. Nghĩ thế song tôi cũng liền ra ngay hàng chim, nơi
hắn đang đợi. Thấy tôi, hắn cười rồi nói luôn: Mày trước ở Quế Lâm, chắc biết, xem
hộ tao con này có phải là chim Quế Lâm không?
Tôi chợt lặng người: Quế Lâm? Phải, cái tên ấy mỗi lần
nghe ai nhắc, dù chỉ là vô tình cũng mang lại cho tôi những cảm xúc xốn xang, mênh
mang, sâu lắng. Mảnh đất ấy, ngôi trường ấy, những người bạn ấy…lại hiện lên
chập chờn, thân quen, xa xôi mà gần gũi, da diết…đến lạ. Ừ, có những trưa hè mênh
mang nào đó, không ngủ, mấy thằng rủ nhau lẻn đi leo tường lên núi tìm chim,
hay đuổi lũ chím trên cánh đồng lúa mì đang chín vàng rộ…Rồi những chiều nào đó
đi phố về qua vườn thú có cơ man là chim, rất nhiều loại… nhưng là lâu lắm rồi,
ký ức mỏi mòn không thể nhớ là chim gì nữa. Nhưng quả thật, dù có lục tung, cày
xáo cả ký ức lên, tôi cũng không sao tìm được một cái tên như thế. Ờ… Quế Lâm? chim
Quế Lâm… sao không thể nhớ nhỉ?
Tôi nhìn con
chim bé nhỏ với những sắc màu giống như chim Ngũ sắc đang nhảy nhót trong lồng.
Nó cỡ bằng con chim sẻ có chiếc mỏ đỏ thật nổi bật. Quanh phía dưới đầu là những
mảng màu đỏ cam và một vòng vùng sáng quanh cặp mắt đen nhánh của nó. Phủ dọc
xuyên suốt cả mình chim là những mảng màu xanh vàng sáng tự như Vành khuyên, dưới họng quấn thêm
một dải yếm nửa màu cam tươi nửa màu vàng trông thật yểu điệu. Ở đôi cánh, phần
đầu là một mảng đỏ nằm cân đối giữa thân chim, thật sự là điểm nhấn nổi bật.
Trên sống lưng nơi đôi cánh khép lại giao nhau là hai ống lông trắng thanh
mảnh, kết hợp với cái đuôi vểnh lên với những chiếc lông được tô một đường
trắng kẻ nhỏ băng ngang như vạch chỉ nẹp duyên dáng. Màu lông chim Quế Lâm đẹp
bởi các sắc màu phối khá hài hòa, vừa dịu lại vừa tôn từng vẻ đẹp nơi mỏ, khóe
mắt, đầu cánh, ức, đuôi… dễ làm người ta thích thú mà mềm lòng, không cần nghĩ
đến giá tiền chỉ muốn mua và sở hữu luôn một chú chim đáng yêu là vậy.
Mày sao thế, thằng bạn tôi gọi giật. Tôi chợt tỉnh: Ờ…
Quế Lâm, đúng nó đấy, tôi nói theo phản xạ bằng nỗi nhớ sâu thẳm mà không biết
đúng hay sai. Nghe tôi nói vậy, tay bán chim cười toe toét: đấy, em bảo mà bác
ấy không tin, Cái giống chim này chỉ sinh sống ở vùng đất Quế Lâm của Trung
Quốc thôi, hàng em mới nhập về đấy. Rồi hắn búa xua luôn: Các bác xem phim Tàu
thì biết, cánh vua chúa, quan lại hay bọn nhà giàu vẫn hay nuôi con chim này
trong chiếc lồng nhỏ, chạm trổ tinh vi và luôn mang trên tay mỗi lúc đi thưởng
ngoạn đấy, chim này quý lắm, bác nuôi trong nhà tha hồ mà danh giá…Nghe đến đây,
tôi biết tay này xạo rồi song cũng thấy vui, không phải vì những lời ba hoa của
hắn về con chim mà vì cái tên Quế Lâm kia lại gợi cho tôi một niềm thương nhớ,
ấm áp vô cùng. Thế là thằng bạn tôi hồ hởi mua luôn hai con. Hắn đưa cho tôi
một con bảo: cho mày để mà hồi tưởng nhớ mảnh đất ngày xưa đầy kỷ niệm của mày
nhé.
Tôi đem về nhà, nâng niu, treo ngay trong phòng khách,
cũng là tạo thêm được nét sống động, đỡ vắng cho căn phòng này. Từ ấy, nó suốt
ngày nhảy nhót và hót, thấy cũng hay hay. Chim Quế Lâm có một giọng hót với
nhiều giọng điệu du dương. Tiếng chim hót mới nghe thoảng như tiếng Họa mi. Mỗi
lúc nó đi tiếng gió, líu dài thấy êm tai nghe cũng thú vị. Không có được tiếng
hót trong vắt, nhiều cung bậc như Họa mi, Quế Lâm hót giọng nhỏ hơn, ngắn hơn
song bù lại hay hót cứ thấy người là tung giọng ngay, cứ ríu rít cả ngày. Thật
vui!
Song không phải lúc nào cũng vậy. Có chiều về, khi
nắng bắt đầu tắt, hoàng hôn buông, phủ nơi cuối trời, chim Quế Lâm bỗng hót đổi
giọng, âm lúc trầm xuống thổn thức, lúc lại rúc lên cao tức tưởi. Cứ thế, điệu ngắn,
điệu dài, chiều rơi nghe buồm man mác, thấy bâng khuâng như thiếu vắng một cái
gì đó sâu thẳm, xa vời vợi mà thương nhớ nặng lòng. Như một trưa hè nào yên ả
nơi miền quê xa, nằm nghe tiếng cu gáy bổ ba, đều đều, vọng từ nơi cuối bãi bỗng
thấy da diết khôn nguôi. Như một đêm nào khuya khoắt, chợt thấy thu về xa vắng,
bước ra đầu hè, nghe tiếng chim lạc đàn vỗ cánh trên không, theo bầy bay về
phương Nam, cất tiếng kêu dồn gọi bạn mà thổn thức, nôn nao…Người ta bảo đó là
lúc nó nhớ bạn nên cất lên tiếng gọi thương, gọi nhớ. Chim Quế Lâm thường sống
có đôi, theo bầy nên có con, vì quá mang nặng nghĩa thủy chung, càng hót, giọng
càng sầu đi, vài ngày sau bung lông, nhịn ăn, xác xơ mà chết. Không biết có
phải vậy không? Nhưng tiếng hót thì đúng là thật.
Nghe Quế Lâm hót gọi bạn, chợt nghĩ đến mình: cả một
thời trai trẻ chỉ tất bật, lần đuổi theo những hư danh, ảo ảnh ở đời mà chẳng
kịp nhìn ai, tìm ai, nhớ ai. Để bây giờ, xế chiều rồi mới chợt tỉnh, thấy xót
xa, trống vắng: tất cả chỉ là hư vinh, là bèo bọt. Thấy bỗng thèm cái tuổi vô
tư đùa nghịch ngày xưa, cười đấy, khóc đấy như nắng, như mưa bất chợt; thấy bỗng
quý cái tình bạn trẻ thơ không hề biết toan tính, vụ lợi, không có cái TÔI
chềnh ềnh nơi cửa ngõ trái tim; thấy bỗng khao khát có những ngày gặp bạn tay
bắt mặt mừng xẻ chia những kỷ niệm. Và như Quế bạn tôi nói: “Xa nhau tuổi nào
thì gặp nhau tuổi nấy”…Ừ, phải rồi! Cần lắm, quý lắm bạn ơi mà thời gian thì
thử hỏi còn có bao nhiêu?
Tiếng hót chim Quế Lâm cũng là những vũ điệu tình khúc
đời người: Buổi sáng khát khao, trong trẻo, buổi chiều tương tư sầu cảm. Có
phải vậy mà người ta còn gọi nó là: Tương tư mỏ đỏ!
Giờ, tan
trường, tôi lại về nhà, ngồi cho nó ăn, ngắm nó tắm táp, chải chuốt bộ lông,
nghe nó tung giọng hót du dương như tỷ mẩn chăm sóc, ngắm nhìn một kỷ vật đẹp gợi
nhớ một thời không thể quên.
Anh Đào đây THÀNH LUÂN.Đọc nhiều bài của THÀNH LUÂN viết,không biết ở Luân có điều gì đó mà ngày xưa chưa nói ra thì phải, bởi ngày xưa LUÂN ít nói,trầm tỉnh. Anh Đào cũng hay hỏi thăm về Luân nhiều,vì anh ra đi khỏi Đông Triều gần cuối cùng,lúc đó chỉ có Luân là người ở lại thì phải.Vừa rồi Phú có cho biết đúng rồi Luân bẹo ngày xưa sau khi vào mạng.Luân ơi dù sao anh vẫn thích đọc những dòng Luân viết vì có cái gì đó của ngày xưa, bởi khi cuộc sống càng về cuối họ luôn tìm cái kí ức của ngày qua. Cảm ơn nhé chúc sức khỏe và luôn viết nhiều hơn hay hơn nhé
Trả lờiXóaCam on Luan beu
Trả lờiXóa@anh Đào: Cảm ơn anh nhiều lắm. Bây giờ em vẫn vậy thôi, ít nói, sống lặng lẽ, khắc khổ...Cuộc sống mà anh không phải với ai cũng là hạnh phúc cả nhất là những người sau 75 không có chỗ nương tựa như em. Có lẽ chỉ trong viết em mới nói nhiều thôi, tình cảm ấy không phải ai cũng hiểu. Chủ nhật đây anh có vào Sài Gòn không? Chiều tối mai em bay vào. Được thì hay quá, anh em mình gặp nhau nói chuyện. Chúc anh và gia đình hạnh phúc.
Trả lờiXóaChủ nhật này gặp nhau tha hồ tâm sự nhé
Trả lờiXóaLuân ơi mong gặp lại bạn
Trả lờiXóaVẫn như những ngày Quế Lâm thửu nào
Anh Luân ơi em cũng là Bé Quế của những năm 75 đây,là con Bé không nơi nương thân trong gia đình,không chốn nươngtựa ngòai xã hôi.Em rất thích đọc bài của anh và chị Quế MF.Chắc em cũng hiểu một phần nào tình cảm của một thời không thể quên ấy.Các anh chị,các bạn là nguồn động viên lớn của em trong cuộc sống .Rất muốn được gặp anh vào chủ nhật này song,em lại bận việc.Chúc anh ngày gặp lại tràn đầy ý nghĩa và cảm xúc.
Trả lờiXóaLuan oi " hen gap nghe , Gina sai gon "
Trả lờiXóa@Nặc danh(17:36:00 14-12-2012):Cảm ơn tấm lòng chân thành của em. Anh rất tiếc không dược gặp em Chủ nhật này, em gái Quế cùng cảnh ngộ. Rất mong em hạnh phúc! Nhưng giá em đừng Nặc danh nhỉ?
Trả lờiXóa..."Tiếng hót chim Quế Lâm cũng là những vũ điệu tình khúc đời người: Buổi sáng khát khao, trong trẻo, buổi chiều tương tư sầu cảm."...Đúng vậy. Cảm ơn những cảm xúc của bạn
Trả lờiXóaAnh ở ĐN lúc nào vào ĐN nhớ điện, anh còn đi dạy chuẩn bị thi học kì mà.Điện thoại anh: 0908429660 số nhà 137 Nguyễn Công Trứ Phường An Hải Bắc ĐN.Chào em chúc em có chuyến đi vui vẻ và có thêm trải nghiệm.
Trả lờiXóaLuân Bệu ơi , có nghe bài thơ về Quế Lâm này chưa ?
Trả lờiXóaMỘT THOÁNG
QUẾ LÂM
Người xinh, cười nói chân thành
Cất lên giọng Liễu mình xanh mái đầu*
Ca lời Việt càng ngọt ngào
Trúc tre dễ mến, mận đào mau quen
Lửa tình sao khéo tự nhen
Người xưa, dám trách? Ai nghiêng sánh lòng
Qua vườn bưởi phải đèo bòng
Thương ngày biệt, bẻ chữ đồng mà đau**
Mình may, một thoáng Quế Lâm
Nếu dầm dề lại, khôn lau giọt trời…
Luân Bệu vào TP. Hồ Chí Minh ở địa chỉ nào ?
Trả lờiXóacam đông lăm! chuc binh an và niêm vui!
Trả lờiXóalân2 đâù đên1 nhà! có gì mong ban thông cam nhé
Có một cô giáo mới về ở tổ Ráo . Ngày gặp mặt , nghe tên Quế Lâm , Ráo hỏi liền : ba mẹ em là HSMN à ? Buồn quá , không phải .Không hiểu sao Ráo coi cô bé đó như con và Ráo được làm bà ngoại rồi đó .
Trả lờiXóa@Ráo: MF còn tệ hơn: thấy mực viết có hiệu Quế Lâm, chắc mẩm tên chủ hãng sản xuất ni phải dính líu gì đó tới Quế...
Trả lờiXóa@ Q.MF & Ráo :Em tham gia học khiêu vũ với thầy giáo mới dù chưa hề biết trình độ của thầy , chỉ vì phòng đăng kí học ghi tên thầy là QUẾ LÂM , vô lớp em hỏi liền : Ba mẹ thầy hồi nhỏ có đi học ở TQ không ? sao tên thầy là Quế Lâm ? Thầy trợn tròn mắt : tên tôi là Quí Lâm ...
Trả lờiXóa@Ráo em: he he, đây có thể gọi là bệnh ... tương tư Quế Lâm, một bệnh mà chắc mẩm ít nhất 50% Quế mắc phải!
Trả lờiXóaCách đây 10 năm, trong đám các SV mới ra trường xin về cơ quan, lúc phỏng vấn có một em gái tên Vũ Thị Quế Lâm. Hỏi bố hay mẹ học ở KGDHSMN QL, TQ? Dạ không. Thế sao có tên QL? Dạ ba má em là thương binh, gặp nhau và yêu nhau ở BV Nam Khê Sơn , Quế Lâm, TQ. À, như thế là ta có họ hàng đó. KQ: Trúng tuyển.
Trả lờiXóaHiệu ứng Quế công nhận mạnh thiệt.
Đã từng sống những năm tháng ấy, không mắc bệnh tương tư Quế Lâm mới là chuyện lạ. Căn bệnh thật đáng yêu
Trả lờiXóa