Nơi gặp gỡ, giao lưu của các bạn cựu Học Sinh Miền Nam-Trường Nguyễn Văn Bé và các trường HSMN khác. Rất mong tất cả các bạn HSMN, các bạn thiếu sinh quân trường Trỗi và tất cả những ai đã có, dù chỉ là chút ít kỉ niệm với chúng tôi hãy tham gia đông đảo. Hy vọng rằng với sân chơi này chúng ta lại tìm thấy nhau dù đang ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này.
Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012
Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012
Các bản Hợp Xướng và Trường ca ra đời trong những năm kháng chiến chống Pháp
Thấy QMF có vẻ yêu thích những bài hát xưa kia. Tiện thể "chôm" được mấy bài mang về đây để các Quế nghe. Cho "mất trật tự" luôn thể. Nguồn Ở ĐÂY
Hà Nội nhớ
Những ngày này, dư âm “Mười hai ngày đêm” vẫn
còn vang vọng. Chúng ta, những người đa duyên , nặng nợ với Thủ đô không
khỏi bồi hồi.
Xin gửi các Quế một góc nhìn cũ mà mới cuả HN
hôm nay, gắn với chút kỷ niệm ngọt ngào. Không bom, không đạn, chỉ lung linh.
Chú vạc này thường trực ngay mép nước chân cầu Thê Húc. Biết đâu chú cũng sẽ thành linh vật nổi tiếng như Cụ rùa? |
Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012
Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012
THẦY CÔ TRONG NGÀY GẶP MẶT 23-12-2012
Từ phải
qua : Thầy Bắc, thầy Thái, thầy Trác (chồng cô Tâm), thầy Thọ, cô Liên, cô
Thơ, cô Tâm, cô Tuyết, cô Chờ.
Thầy Thọ
Thầy
Bắc, thầy Thái, thầy Thọ, cô Tâm, thầy Trác, cô Liên, cô Chờ, cô Thơ, cô Tuyết.
Trái qua : Anh ... , Thầy
Bắc, thầy Trác ,cô Tâm, cô Chờ, cô Thơ, cô Tuyết, Kim Chi, cô Liên, Đặng Lý.
Chị
Hiền (phu nhân anh Mười), Minh Hà, Thu Thủy, Từ Vân, Hồng Tuyết,Kim Chi, Hà
Thanh, Ngọc Huệ, Thu Vân.
Từ
phải qua: cô Liên, cô Thơ, Minh Hà, chị ...
Nguồn ảnh : Quế Minh Hà .
Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012
Tiếng hát ru của thầy
Một
đêm lâu lắm rồi, MF không nhớ rõ năm nào, hình như năm 1998, nghe có tiếng gọi
ngoài ngõ, chạy ra, thấy có vài người đứng ở cổng cùng chị Hòa “trố”, ngày ấy cổng
nhà MF rất tối nên không nhận ngay ra ai, chưa kịp mở cổng, qua các song sắt, chị
Hòa hỏi: “mày có nhớ thầy Thái không?” đột ngột nên MF chỉ nghĩ đến thầy Thái dạy
văn ở cấp 3 A Vĩnh Linh năm MF học lớp 10, cũng rất nổi tiếng với học trò và rất
cá tính, MF hỏi: thầy Bành Thái hả chị? (sao ngu thế không bít, chị Hòa là HSMN
mừ) Bỗng nhìn thấy người đứng bên cạnh chị, MF kêu lên: thầy Trịnh! (thầy
Trịnh MF gặp ở cấp 3 Đông Triều, chưa bao giờ học thầy nhưng rất quí thầy) thầy
cười rạng rỡ, chợt bên cột trụ cánh cổng có người bước ra: “Để cái Hòa nó hỏi, nếu mày
nói không nhớ thì thày đi luôn, nhưng thấy mày nhận ra thày Trịnh thì chắc chắn
mày không thể quên thày!”, bây giờ ngồi viết lại chuyện này mà MF vẫn thấy cảm xúc như lúc ấy! MF mở cổng ôm chầm lấy thầy! Thầy ơi làm sao quên được, thầy là con thoi
thân thuộc của lũ nhóc đen nhẻm, côi cút! Thầy là thần tượng của những cặp mắt
đêm đêm hóng chờ các câu chuyện cổ tích, cứ đến đoạn cao trào gay cấn nhất thì
thầy dừng: “hôm sau thày kể tiếp!”, bọn nhóc đành ngậm ngùi đi ngủ trong sự tiếc
rẻ và mong chờ “hôm sau”! Hình ảnh đặc trưng của thầy là cặp kính cận và khuôn
mặt sáng lạn với nụ cười luôn tươi rói! Thầy không dạy trên lớp, thầy là “anh Tổng
phụ trách” của Liên Đội Đồng Tháp Mười! Hình ảnh thầy in đậm trong tim
của mỗi nhóc, vì ngóc ngách nào cũng có mặt thầy! Tiếng hát, nụ cười, lòng
yêu đời, thầy hiến dâng cả cho chúng con! Thầy là thầy Nguyễn Quốc Thái!
Buổi
gặp mặt hôm nay, MF không ngồi với thầy, vì đã thường xuyên gặp, liên lạc với
thầy, nên MF dành cho các anh chị, bạn bè khác. Nhưng khi thầy hát lại bài hát
ru ngày xưa, MF chỉ chực khóc, lời ca của thầy quen thuộc làm sao. Hỡi bạn bè khắp năm
châu, các bạn có hình dung được bạn được hát ru bởi một thầy, cô giáo? Chúng
tôi có hạnh phúc này!
TP HCM – Huế 16/12/2012
Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012
Thăm anh Y Lia
Ngày mai 26/12 anh Y Lia lên bàn mổ . Cả thời trai trẻ hết đánh tàn quân đến diệt funrô , rồi chiến tranh biên giới . Các vết thương hồi ấy bây giờ lại tái phát . Cái tính lạc quan của HSMN vẫn tràn đầy . Anh Y Lia hẹn một tháng sau mời tất cả các HSMN nhất là hội Quế lên Đắc Lắc ... NHẬU .
Từ trái qua : - Hàng ngồi : Mẹ anh Y Lia ; anh Y Lia , Nguyệt Ánh , Minh Châu .
- Hàng đứng : đồng đội anh Y Lia ( anh Y Lia cho biết nếu không có đồng đội này thì anh đã thành liệt sỹ ); Thái Ngọc .
CHÚC MỌI ĐIỀU MAY MẮN SẼ ĐẾN VỚI ANH Y LIA .
Anh Y Lia đang kiểm tra hình thằng cháu chụp , các Quế tranh thủ ...dẹo cho Quế con chụp. |
Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012
Gặp mặt HSMN ( 1967-1975 ) ngày 23/12/2012
Trường chúng em trường cấp một Nguyễn Văn Bé ...
Liên đội thiếu niên Đồng Tháp Mười chúng em ... ( có thầy nên cả bọn ngoan hẳn ).
Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh là mùa xuân đẹp nhất...( Trong hình này có một Quế đặc biệt , đố các Quế nhận ra . )
Kính chúc các thầy cô , các anh chị và các bạn một năm mới tràn đầy hạnh phúc .
Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012
Đám cưới Quế con ở Huế
Chiều hôm qua (22/12/2012) đám cưới của một Quế con đã diễn ra tại Huế. Các Quế từ Quảng Trị và Đà Nẵng đã về dự (Quế mẹ quá bận mà thời gian thì eo hẹp nên không thể đi khắp, mời khắp, mong các Quế thông cảm).
MF mở rộng ảnh để mọi người dễ nhìn, sau xem chán rồi sẽ thu nhỏ lại :)
MF, Thu Hà (phu rấn TGTB), Phú Hòa, Hồ Nga |
An (Quế Quảng Trị), Tôn Bốn (Quế Đà Nẵng), Hạnh (Quế Quảng Trị), Thanh (Quế Quảng Trị) |
Chị Yên (HSMN Đông Triều), Quế con, TGTB, anh Châu (HSMN Đông Triều) |
Hồ Nga, Lan B, Chị Yên |
Chúc mừng hạnh phúc Quế con |
Chúc mừng hạnh phúc Quế con 2 |
TGTB và Quế (trông cứ như bức hình của Obama và TT Thái!) |
Tôn Bốn chúc mừng Quế mẹ |
Hắn là Quế Hồng Hương đóo! |
Hỏi han Quế con! (Làm mẹ chồng nên phải trang điểm chút, làm Quế bạn không nhận ra) |
Bây giờ thì chắc mọi người nhận ra cả rùi |
TGTB, anh Châu, Mỹ |
Hai Quế con là bạn từ thời nhỏ đang tranh thủ hàn huyên |
Ăn sáng ngày hôm sau! (Thu Hà, Hạnh, Thanh, Quế con nhà Thanh) |
Càphê sáng hôm sau! (quán Cái Nón,đập Đá, Vỹ Dạ) |
Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012
" Đây là Đài Phát Thanh Khăn Quàng Đỏ, Tiếng Nói của Liên Đội Đồng Tháp Mười... "
Các Quế anh chị và các Quế nhỏ có thấy câu tựa đề ấy quen không? Chị Võ Thị Ánh Tuyết, tác giả của bài thơ mà Thầy đã thuộc lòng và đọc cho chúng ta nghe trong buổi gặp mặt khi chị Tuyết gửi câu hỏi lên khán đài: "em từng tặng thầy một bài thơ, thầy có nhớ hay không?", đã viết thư cho Minh Trí như sau:
Gửi Trí,
Lời đầu tiên là chị rất cám ơn em vì đã đứng ra tổ chức buổi họp mặt của Liên Đội Đồng Tháp Mười nhân dịp thầy Thái vào Tp HCM ngày 16/12/2012
Buổi đó thật là cảm động, nhiều khi muốn khóc. Bạn của chị hôm đó đều nói như vậy. Được hát lại những bài hát mà đã bao nhiêu năm rồi mình không hát với rất nhiều kỷ niệm tràn về.
Trước đây chị là phát thanh viên của Liên Đội ĐTM "Đây là Đài Phát Thanh Khăn Quàng Đỏ, Tiếng Nói của Liên Đội Đồng Tháp Mười.. ", và trong các buổi Liên Hoan Văn Nghệ thì chị là MC của tất cả các trường cấp 1,2,3 và luôn là học sinh cưng của thầy Thái. Nhắc về kỷ niệm thì nó cứ tuôn trào và thật sự là khóc đấy.
Chị gửi cho em bài thơ của chị tặng thầy Thái nhé để em đưa lên web cho các bạn cùng tri ân thầy Thái với những bài hát ru mà chị không bao giờ quên được và cho chúng mình lớn lên và trưởng thành.
10/04/2003
Võ Thị Ánh Tuyết
Gửi Trí,
Lời đầu tiên là chị rất cám ơn em vì đã đứng ra tổ chức buổi họp mặt của Liên Đội Đồng Tháp Mười nhân dịp thầy Thái vào Tp HCM ngày 16/12/2012
Buổi đó thật là cảm động, nhiều khi muốn khóc. Bạn của chị hôm đó đều nói như vậy. Được hát lại những bài hát mà đã bao nhiêu năm rồi mình không hát với rất nhiều kỷ niệm tràn về.
Trước đây chị là phát thanh viên của Liên Đội ĐTM "Đây là Đài Phát Thanh Khăn Quàng Đỏ, Tiếng Nói của Liên Đội Đồng Tháp Mười.. ", và trong các buổi Liên Hoan Văn Nghệ thì chị là MC của tất cả các trường cấp 1,2,3 và luôn là học sinh cưng của thầy Thái. Nhắc về kỷ niệm thì nó cứ tuôn trào và thật sự là khóc đấy.
Chị gửi cho em bài thơ của chị tặng thầy Thái nhé để em đưa lên web cho các bạn cùng tri ân thầy Thái với những bài hát ru mà chị không bao giờ quên được và cho chúng mình lớn lên và trưởng thành.
Hạt tiêu của Thầy
Kính tặng thầy Nguyễn Quốc Thái, Trường
Học Sinh Miền Nam, Quế Lâm Trung Quốc
Trường
Miền Nam thuở tí xiu
Bé
teo thầy gọi hạt tiêu của thầy
Tuổi
thơ côi cút tháng ngày
Khúc
ruột ai đứt mà thầy lại đau
Ầu ơ…, em ngủ cho sâu
Mẹ
cha đánh giặc cho mau trở về
Ầu
ơ.. rau đắng cá trê
Thầy
thương xắp nhỏ nên ai chê cũng đành
Ầu
ơ.. buồn tủi qua nhanh
Như
con chim chích trên cành cây cao
Lọ
lem ngắm những vì sao
Lung
linh xa thẳm nôn nao quê nhà
Gió
òa nhớ mẹ khóc cha
Thầy
ru êm một mái nhà đơn sơ
Thầy
cho em cả ước mơ
Để
em tìm lại tuổi thơ chính mình..
Bây
giờ chẳng bé tí xiu
Thầy
cưng vẫn gọi hạt tiêu của thầy
Xa
thầy đã biết bao ngày
Thầy
ơi, bụi phấn bay bay trắng đời……
Một
chữ “trò” vẫn chơi vơi
Nôn
nao trong tiếng ru hời chiều mưa
Muốn
làm trẻ nít ngày xưa
Thầy
thương thầy nựng vẫn chưa vừa lòng
Quê
dừa gạo trắng nước trong
Mênh
mang nỗi nhớ sao không có người
Dẫu
đi trăm nẻo cuộc đời
Vẫn
không học hết những lời thầy răn
Biển
đời vất vả khó khăn
Tiếng
ru theo bước vỗ về chở che
Xa
xa phương Bắc là quê
Nhìn
mây thấy dáng thầy về nơi đây…
Tiếng
ru xưa, ru đến nay
Em
là khúc ruột của thầy, thầy ơi…
Thầy
không có ở trên đời
Sao
em lớn nổi thành người hôm nay
Võ Thị Ánh Tuyết
Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012
Bài hát: Đẹp Mãi Tên Anh
Kính tặng các Chiến Sỹ Việt Nam Anh Hùng
Kính tặng các Cha Mẹ của các Quế
Kính tặng các Quế là Chiến Sỹ và các anh chị Trỗi quý mến
Nhân ngày 22 tháng 12
ĐẸP MÃI TÊN ANH Sáng tác: Vĩnh An Trình bày: Vũ Dậu.
Kính tặng các Cha Mẹ của các Quế
Kính tặng các Quế là Chiến Sỹ và các anh chị Trỗi quý mến
Nhân ngày 22 tháng 12
ĐẸP MÃI TÊN ANH Sáng tác: Vĩnh An Trình bày: Vũ Dậu.
Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012
Nhật ký viết vội
Ngày 23
tháng 11 năm 2012:
Nhớ tiết lập đông, cây đào trước sân bắt đầu trút lá,
chợt giật mình, thấp thoáng những nụ hoa phơn phớt hồng nép mình bên nách lá.
Đào nở non. Tôi giụi mắt, căng cặp kính nhìn kinh ngạc: giữa cái gió nhàu nhĩ,
cô quạnh, cáu bẳn của mùa đông mới về bỗng nổi lên một vẻ đẹp sáng hồng, mỏng
manh, trong trắng đến lạ.
Bỗng thấy vu vơ một nỗi buồn xa vắng, viễn cảnh Tết
đến Xuân về vắng lạnh bóng đào. Lại thấy thoáng qua trong đầu cái triết lý người
xưa với câu chuyện Tái ông mất ngựa. Niềm vui chợt lóe sáng.
10 giờ 30, vừa về đến nhà, nghe bản nhạc điện thoại cất
tiếng du dương biết có người gọi. Mở thấy số lạ, nghe giọng nữ miền trong, tưởng
như mọi lần lại một vị nào đó bán sách mời chào, định tắt thì nghe: Minh Trí đây!
Mừng, tôi líu cả lưỡi, nhớ, nhớ lắm chứ, cái cô bạn vừa ngoan vừa giỏi có
tiếng. Cấp 1, Minh Trí học lớp khác, lên cấp 2 mới học cùng lớp. Song hồi đó
bọn con trai lớp tôi đứa nào chẳng biết. Minh Trí nghiêm lắm nhất là với ông
anh Dũng cóc của nó và hai thằng em: Thắng, Thông. Nhiều lần chúng tôi chứng
kiến Dũng cóc cúi đầu im thin thít nghe cô em chỉnh huấn vì cái tội lười học,
nghịch ngợm. Bao năm xa rồi nay nghe giọng nói thấy xúc động, tình cảm bạn bè
chân tình ấm áp quá!
Ngày 25
tháng 11:
Gọi cho thằng Dũng bờm ngoài Hà Nội, không thấy trả
lời. Thật chán, không biết hắn làm nghề gì mà bí mật thế. Điện vào Đà Nẵng hỏi thằng
Phú có đi không, nó bảo không đi được rồi bảo tôi: mày vào đi, tụi Sài Gòn tổ
chức vui lắm. Tôi biết cái nghề của nó cuối năm bao giờ cũng là thời gian bận
nhất. Đành đi một mình vậy.
Vào mạng đặt vé máy bay. Tâm trạng tôi bỗng khấp khởi,
mừng lo lẫn lộn, cứ thấy nao nao, hồi hộp khó tả, như thấp thỏm chờ đợi một điều
thiêng liêng gì đó sắp đến. Suốt ngày bồn chồn, làm việc cũng không yên. Tôi cứ
thần người ngồi nghĩ, hình dung lại khuôn mặt từng đứa, lẩm nhẩm từng cái tên. Lắm
lúc lại mơ màng, cười một mình, tưởng tượng ra cảnh gặp nhau tay bắt mặt mừng.
Lúc lại băn khoăn không biết gọi nhau thế nào đây: xưng tên hay lại mày tao như
thuở nào. Thằng Phong và bọn con trai thì dễ rồi, với cánh con gái sao đây,
không lẽ lại mày tao khi đã ở cái tuổi này mà không phải ai cũng dễ bỗ bã như
xưa. Nghĩ cũng khó. Và rồi liệu chúng nó còn nhận ra mình, mình có nhận được
chúng nó không… cứ thế, rối bời với những giả thiết, tưởng tượng ấy. Thôi cứ
vào, tùy cơ ứng biến, tính sao được.
Ngày 15
tháng 12:
6 giờ: Dậy sớm. Lên đường. Trời thật diệu kỳ, mới hôm
qua còn là những cơn mưa thâm gió bấc, rét đầu mùa xuýt xoa bên bếp lửa. Sáng
nay đã nghe tiếng chim hót, bình minh dậy hồng tươi nơi chân biển. Những tia
năng ấm báo hiệu một ngày đầy nắng chạy dài theo bánh xe quay in hình lên từng
ngọn núi, cánh đồng, con sông lần lượt đi qua. Một ngày tràn ngập niềm vui.
11giờ 30: Thằng Phú điện hỏi vào đó ai đón. Nghe tôi
nói vợ chồng Minh Trí, Hắn mới yên tâm. Rồi nó chuyển giọng: À, đợt này có Thái
Hồng Việt sẽ vào, thằng này được đưa vào sách đỏ, tao mới tìm được ở Hội An. Tấm
lòng bạn tôi thật quý. Thái Hồng Việt, tôi vẫn nhớ. Thằng bạn có đôi tay khá dài
với dáng đi hơi lao về về phía trước, năm 73 về nước vẫn học cùng lớp ở Đông
Triều. Tìm được thêm một người bạn, thêm một niềm vui lớn. Và rồi trong kia,
ngày mai tôi sẽ còn gặp những bất ngờ với những cái tên nào đây của 39 năm về
trước. Vui, vui lắm.
13 giờ 45: Ra sân bay. Lần đầu tiên đi máy bay, tôi
mới thấy mình không còn trẻ. Chẳng biết đi đằng nào, làm thủ tục ra sao. Lóng
ngóng hỏi thăm mãi rồi cũng xong. Thở phào, trút được gánh nặng. Lên máy bay, nhìn
qua cửa sổ, phấp phỏng, thấy bất an, không biết khi cất cánh lên cao có giống
như trò ngồi thuyền, tàu siêu tốc không. Bỗng sợ, tim tôi vốn yếu mà. Rồi lại
nghĩ quẩn: lỡ nó rớt thì làm sao nhỉ... Có lẽ, tôi dở hơi rồi.
3 giờ 35: Máy bay cất cánh, thấy hơi hẫng. Tai chỉ hơi
ù khi lên độ cao giống như lần đi Sa
Pa, Đà Lạt, lóc bóc một lúc rồi
lại bình thường. Từ trên cao nhìn xuống thật tuyệt. Cả một vùng rộng lớn sông Hồng
bỗng trở lên nhỏ bé hiện ra dưới chân như tấm bản đồ địa hình chân thật sống
động nhất. Những con sông thật đẹp, duyên dáng, mềm mại uốn lượn, ôm ấp những
vùng đất. Có ở trên cao, mới thấy hết cái tình ý của đất, của nước, khởi tạo nên sự sống bất diệt, cũng mới
hiểu hết cách ví von dải lụa hay dáng rồng… của những con sông vờn mình, uốn
quanh trên các bình địa núi non châu thổ sống Hồng.. Tạo hóa thiên nhiên thật
mỹ miều. Và kia biển đẹp xanh phẳng đến lạ. Lúc sau, lên cao nữa, chẳng thấy gì
ngoài một bầu trời xanh phẳng dưới chân.
5 giờ: Máy bay hạ độ cao. Sài Gòn đây. Một khối đô thị
rộng lớn trải dài. san sát. kín đặc từ sông Đồng Nai đến sông Sài Gòn thật
tráng lệ, mới thấy hết sự trỗi dậy, phát triển mạnh mẽ của đất nước mình. Tôi
cứ dõi mắt nhìn trong cái khối đô thị rộng lớn ấy, cố thử đoán định, tìm, hình
dung cái nhà hàng Đông Hồ 2-3 kia nằm ở đâu, nơi, ngày mai thôi, tôi sẽ gặp lại
chúng bạn. Thấy mình bỗng bé nhỏ và hữu hạn đến vô cùng.
5 giờ 30: Ra cửa máy bay đã thấy Minh Trí đứng chờ ở
cửa. Tôi nhận ra bạn mình ngay mà không cần nhìn tấm bảng ghi tên tôi Trí cầm
trên tay. Không khác ngày xưa lắm. Vẫn vậy: nhỏ nhắn, khuôn mặt lúc nào cũng tươi
cười, rắn rỏi, mau mồm mau miệng. Trí không nhận ra tôi, đến khi tôi cầm tay
gọi vẫn còn ngơ ngác. Ngồi xe về nhà bạn, Trí kể cho tôi nghe về gia đình mình
sau năm 75. Thật không dễ vượt qua hoàn cảnh khó khăn những năm tháng ấy để tồn
tại, trưởng thành và thành đạt có ngày hôm nay. Mừng cho bạn, Tôi cũng thấy
mình được an ủi phần nào. Xe dừng trước tòa nhà cao tầng lớn đẹp mà tôi cứ ngỡ
khu khách sạn 5 sao. Thì ra là một khu chung cư cao cấp nơi vợ chồng Minh Trí
ở. Đẹp, hiện đại, chưa cảm nhận hết tôi đã ở tầng 22.
6 giờ 15: Mới bước vào nhà, Tôi đã thấy anh Thái Hà ra
đón. Anh lặng lẽ nhìn tôi như lục tìm điều gì còn lại trong ký ức rồi nhỏ nhẹ:
đúng thằng này, Luân bệu, vẫn như xưa, không khác mấy. Tôi còn chưa kịp định
hình căn phòng, chưa kịp trả lời anh đã nghe những tiếng lớn, xôn xao, rồi Anh
Bửu, anh Bắc và Vĩnh Thành đứng trước mặt. Thằng Vĩnh Thành to mồm: đúng Luân
bệu rồi, mày biết tao là ai không (Vẫn là câu hỏi đó). Cũng phải mấy mươi giây
tôi mới gọi đúng tên hắn và anh Đỗ Hà Bắc, duy anh Trần Quang Bửu thì chỉ thấy
nét quen mà sao không gọi nổi tên. Nhìn đôi mắt anh chờ đợi, Tôi bỗng thấy ân
hận, thương anh, oán cho cái trí nhớ già nua của mình. Có bốn người sao tôi chỉ
gọi đúng được ba cái tên, còn tên anh lại không gọi ra được? Thật lỗi quá!
Thằng Vĩnh Thành liền mồn không để ai nói, kéo tôi đến
bàn lấy ra cuốn sách Những hạt giống đỏ lần tìm một tấm ảnh, chỉ, nói: đúng mày
không? Đúng tôi thật. Đây là bức ảnh lớp 7B năm 1972-1973 và cũng là bức ảnh
thứ 2 những ngày bên Quế tôi nhìn lại được. Được thể, hắn lại liền mồn giở hết
ảnh này đến ảnh khác giới thiệu từng đứa bạn học ngày xưa. Thấy ấm áp một tình
cảm xum họp gia đình, quý cái thằng bạn nhanh nhảu, vô tư này. Nó chẳng cần
biết tôi đi đường ra sao, cứ vậy, ào ào lôi tôi về với kỷ niệm, ký ức ngày xưa
cho đến khi anh Thái Hà phải nhắc: để nó rửa mặt mũi cho mát rồi uống rượu.
Tôi ngồi với
các anh, với bạn mà lòng trào dâng dào dạt xúc động vì những tình cảm dồn dập
mà mọi người dành cho tôi qua những câu hỏi. Cốc bia uống trong tình những nỗi
niềm ấy thật mát và ngọt ngào, hạnh phúc. Tôi như kẻ bao năm xa cách nay mới
trở về với chính nhà mình, với những người yêu thương nhất của mình. Gió mát
rượi. Thành phố, đêm đầy sao-những ánh đèn muôn màu lung linh rực rỡ.
Ngày 16
tháng 12
6 giờ: Dậy, tranh thủ ra ban công ngắm thành phố sau
một đêm ngủ muộn. Bầu trời trong vắt, những tia nắng sớm đã kịp nhuộm hồng
khuôn mặt thành phố. Đứng đây, gió mát, trong lành, nhìn thấy rõ từng chiếc máy
bay lên xuống sân bay. Lúc sau, mấy anh em xuống đi ăn sáng. Minh Trí đến luôn
nhà hàng chuẩn bị cho cuộc gặp mặt. Nhìn dáng tất bật, lo toan đến tỷ mỉ từng
tí cho buổi gặp mặt, tôi bỗng thấy quý trọng, khâm phục bạn mình. Lúc nào cũng
thế, hết mình, trách nhiệm, làm đến nơi đến chồn.
7giờ 45: Ăn sáng xong, ba anh em đến khách sạn nơi
thầy Thái ở. Thầy vẫn mang phong cách anh Tổng phụ trách Đội ngày xưa, luôn
cười luôn nói. Nghe thầy nói nay đã 71 tuổi rồi bỗng giật mình: Thời gian trôi
nhanh quá, còn mấy chốc đâu. Thầy trò lại vẫn chuyện về những ngày xưa mà
chuyện ngày xưa có bao giờ có thể nói hết được đâu. Càng nói, càng nhắc, nó
càng mới hơn, càng nhiều hơn, sinh sôi, gọi nhau theo từng kỷ niệm, ký ức, sống
dậy, quay về, ùa đến, xốn xang, sung sướng đến nghẹn thở, trào dâng nước mắt.
9 giờ 30: Nhà hàng Đông Hồ 2-3, trước cửa, thấy ngay
tấm biển đỏ với dòng chữ: Họp mặt cựu đội viên Liên đội Đồng Tháp Mười. Rất ý
nghĩa. Thầy trò tranh thủ đứng hai bên
chụp ảnh kỷ niệm. Vào trong, đã thấy Minh Trí, Đỗ Hà Bắc, Hùng đang tập hát
những bài truyền thống ngày xưa. Nghe mà thấy nôn nao. Nhìn quanh vẫn chưa thấy
đứa bạn cũ nào cả. Gọi điện cho thằng Phong, hắn bảo đến rồi song đang tìm
đường vào. Anh Thái Hà phải hướng dẫn chỉ lối lúc sau hắn mới đến được.
10 giờ: Không thấy Nguyệt Hồng đâu lại nghĩ hay hắn
cũng lặn rồi hay đến rồi mà mình không nhận ra. Thấy Hồng Lan, đến chào, hắn
ngơ ngác, tôi biết không nhận ra song
vẫn ậm ờ, mãi đến mươi phút sau hắn mới nhớ. Rồi Hoàng Anh, không khác xưa chỉ
có béo ra . Rồi lần lượt bọn Dũng đen,
Thanh Hải, Lê Thành, Mạnh Hòa, Thái Ngọc…cũng phải mất một lúc mới nhận ra và
rồi là những câu hỏi dồn dập không kịp trả lời .
Rồi cũng thấy Nguyệt Hồng đến, tôi nhận ra hắn ngay
ngoài cửa, thằng Phong kéo đến hỏi: nhận ra ai không, hắn suy nghĩ, cố nhớ, chỉ
khi tôi chào, hắn mới òa ra, gọi đúng biệt danh cúng cơm của tôi. Rồi hắn giới
thiệu cô em gái đi cùng. Chị em nó trông thật xinh, mỗi đứa một kiểu: Chị dịu
dàng, Ráo em sắc sảo. Lát sau, thằng Việt đến. Hắn nhận ra tôi ngay và nhắc luôn
chuyện năm lớp 6 tôi bị thầy Thịnh phạt chép 100 lần 1 câu thơ ( Hắn đọc luôn
mà tôi thì không sao nhớ nổi). Thật tình, chưa bao giờ nghe kể những tật xấu
của mình mà tôi vui đến vậy.
10 giờ 15: Chương trình bắt đầu. Trên sân khấu là
những gương mặt Ban chỉ huy liên đội ngày xưa cùng thầy Thái. Những mái đầu đã
điểm bạc đeo trở lại chiếc khăn quàng đỏ tươi và phù hiệu cấp bậc chỉ huy liên
đội thấy xúc động, thân thương quá. Năm tháng xưa như đọng mật lại ngày hôm
nay. Thằng Phong bảo nó chưa vào Đội, thực hư thế nào tôi không biết song tôi
cũng phải đến lớp 4 mới được vào mà Nguyệt Hồng bảo đấy là vì để làm thành tích
của lớp mới cho tôi vào đấy thôi. Chương trình thật vui, mọi người hát, kể lại
những kỷ niệm Đội ngày xưa. Minh Trí thật nhiệt tình trong vai trò tổ chức của
mình… Tôi thấy mừng vì mình đã quyết định đúng khi vào đây.
12 giờ: Không khí ngày càng náo nhiệt hơn. Mọi người
đang sống thật với chính con người mình. Minh Trí bảo tôi lên nói vài câu. Tôi
vội chối bởi tôi vốn ngại bày tỏ những tình cảm trước mọi người dù nó rất thật.
Tôi vốn vậy, luôn ôm nặng, mang những tâm sự trong lòng để tôn thờ, chiêm
ngưỡng, nhớ nhung nó chứ ít khi muốn phô bày cho mọi người xem. Hiểu tôi nên
Minh Trí không ép. May sao thằng Việt sách đỏ uống vào đã bốc lên hắn náo hoạt
cả hội trường. Phải công nhận hắn thuộc nhiều bài hát ngày xưa thế chẳng bù cho
tôi chẳng thuộc được bài nào, cũng chỉ bì bõm được một hai câu bài trường ca
cấp 1 Nguyễn Văn Bé. Còn mấy bài thằng Tàu thì tôi không còn muốn nhớ nữa.
12 giờ 30: Bất ngờ anh Xuân Hùng sau hồi tâm sự của
mình bỗng nhắc đến tôi với những lời cảm thông chia xẻ có cánh. Nghe thật cảm
động. song không ngờ anh lại giới thiệu tôi lên nói. Thật oái oăm. Mới chối từ
bạn xong bây giờ lại lên nói. Khó xử quá. Tụi bạn thì dô lên đẩy tôi lên phía
trước. Nói gì đây khi trước mặt tôi đây là những khuôn mặt chan chứa yêu thương
mà tôi đã bao nhiêu năm khát khao, mong mỏi, đi tìm, chờ đợi và giờ gặp mặt.
Xúc động, tôi không biết mình đã nói những gì chỉ biết cảm ơn hai đứa bạn đã
giúp tôi tìm lại và gặp lại mọi người. Đó là Nguyệt Hồng và Minh Trí.
14 giờ 30: Chị Quế MF chào về. Chị nhỏ nhắn xinh hơn
trong ảnh trên blog nhiều. Cầm tay chị ấm áp, tôi cảm nhận rõ được sự tin cậy,
chân tình. Nghe giọng Huế nhỏ nhẹ, lắng sâu đến hút hồn, tôi chợt nhận ra, bị
lôi cuốn bởi một vẻ đẹp trí tuệ và nhân
cách, tâm hồn chị tỏa sáng. Tôi bỗng hiểu vì sao chị giàu bạn đền như thế. Đứng
trước chị, Tôi thấy mình thật bé nhỏ và tội nghiệp. Và thú thật, tôi vào đây,
một phần cũng chính là muốn được gặp trực tiếp chị, người mà tôi chỉ biết
ngưỡng mộ và kính trọng qua những bài viết của chị trong Bantbe.
15 giờ: Chương trình kết thúc, tụi bạn lại kéo tôi ra
phía bên ngoài tiếp tục uống và chuyện mãi không hết. Thời gian trôi thật nhanh.
Hoàng hôn đã xuống. Tôi chào về. Lũ bạn cứ bảo đổi vé mai hãy bay. Nguyệt Hồng
thì bảo chủ nhật này vào dự tiếp cuộc gặp mặt truyền thống HSMN hàng năm, xem
hắn múa rồi hãy về. Mạnh Hòa vỗ vai: Từ ngày có hội, bọn tao luôn nhắc tìm mày
đấy chứ. Còn Lê Thành vừa cười vừa xoa đầu tôi thân thiết. Tôi cũng muốn lắm
chứ, đến nhà từng đứa, thăm cuộc sống chúng nhưng rồi công việc cuối kỳ đâu dễ
bỏ. Tình cảnh thật dùng dằng khó dứt. Thấy bùi ngùi, khôn nguôi.
17giờ 30: Mạnh Hòa đưa tôi về qua nhà cho biết, rồi
đưa ra sân bay. Tôi thấy yên tâm không lo lớ ngớ sợ máy bay bay mất như lúc vào
nữa. Nó làm mọi thủ tục rồi đưa tôi vào khu đợi của khách vip. Uống chén trà
nóng ấm áp tình bạn, điện thăm anh Tước đang ngoài Hà Nội cũng chờ bay vào,
thấy thật vui anh vẫn nhận ra mình. Mạnh
Hòa chờ tôi ra cửa lên máy bay mới ra về mà không quên dặn: đến nới điện vào
báo nhé.
19 giờ 35: Máy bay cất cánh. Tạm biệt! Sài Gòn hoa lệ
muôn ngàn ánh sao sáng đẹp đến mê hồn trong đêm lung linh mở rộng trải dài như
những tình cảm bạn bè dành cho tôi ngày
gặp mặt. Cảm ơn nhé các bạn của tôi đã cho tôi một ngày hạnh phúc nhất trong
đời! Giờ xa rồi, lại để nỗi nhớ không vơi, mênh mông theo năm tháng càng thêm
nặng trĩu.
Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012
CÁC CỰU ĐỘI VIÊN NGÀY ẤY - BÂY GIỜ .
H1 : BCH Liên đội Đồng Tháp Mười .
Từ trái qua : Người không thấy mặt là anh Công Sơn , liên đội trưởng đầu tiên của LĐ ĐTM năm 65 - Nguyền Chí Thành - Đỗ Hà Bắc -Hồng Minh Trí - thầy Nguyền Quốc Thái - LĐT Trần Quang Bửu - Võ Thị Kim Thanh - Bùi Lý - Lý Huấn .
Các hình còn lại là các cựu đội viên
![]() |
từ trái qua hàng ngồi : Hòa Phong - Vĩnh Thành - Tiến Dũng ( mập )- Chí Thành - Hòa Phương ( Trung úy Phương ) |
![]() |
Từ trái qua : Bích Phượng - Hà Gia - Hồng Lan - Hòa Phong - Thành Luân . |
![]() |
Từ trái qua : Xuân Bình - Thanh Xuân - Nguyệt Ánh - Hồng Vân - Lê Huệ . |
Trong khi chờ các phóng viên Quế cự phách đăng bài , Ráo đưa vài hình ảnh lên cho toàn dân chiêm ngưỡng . Tay nghề và chất lượng máy có hạn .
HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG HSMN ( 67 - 75 )
Trân trọng kính mời quí thầy cô và các bạn về dự họp mặt truyền thống HSMN ( 67 - 75 ) được tổ chức tại Nhà nghỉ - Khách sạn Công Đoàn Thanh Đa P.27 - Q. Bình Thạnh vào lúc 9h30 ngày 23/12/2012 .
Thay mặt BTC .
Hội trưởng : Nguyễn Khoa Khiêu .
Thay mặt BTC .
Hội trưởng : Nguyễn Khoa Khiêu .
Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012
Chim Quế Lâm !
Bây giờ, người ta chơi chim nhiều, thành phong trào,
thành hội. Nhiều lý do, mỗi người một kiểu, mỗi người một loại. Chơi, sở hữu một hay nhiều con chim, giống
chim cũng còn là tùy theo cái thị hiếu, cái niềm đam mê, hay một thú vui tiêu khiển, một cảnh trống
vắng cần bầu bạn và kể cả sự hợm hĩnh khoe giàu làm sang … Tôi cũng vậy, cũng nuôi
một con song lý do thì lại khác…
Chả là, hôm rồi, đang ở trường, chợt thấy thằng bạn
gọi điện bảo ra xem hộ nó một con chim lạ. Tôi nghĩ: thằng dở hơi, xưa nay tôi
có biết gì về chim cò đâu, vả lại, cái khiếu thẩm mỹ của tôi lại không được
sáng lắm. Không vậy mà lũ bạn cứ bông phèng: dưới cặp kính của nó thì cái gì
cũng trở lên đẹp, đáng yêu hết. Nghĩ thế song tôi cũng liền ra ngay hàng chim, nơi
hắn đang đợi. Thấy tôi, hắn cười rồi nói luôn: Mày trước ở Quế Lâm, chắc biết, xem
hộ tao con này có phải là chim Quế Lâm không?
Tôi chợt lặng người: Quế Lâm? Phải, cái tên ấy mỗi lần
nghe ai nhắc, dù chỉ là vô tình cũng mang lại cho tôi những cảm xúc xốn xang, mênh
mang, sâu lắng. Mảnh đất ấy, ngôi trường ấy, những người bạn ấy…lại hiện lên
chập chờn, thân quen, xa xôi mà gần gũi, da diết…đến lạ. Ừ, có những trưa hè mênh
mang nào đó, không ngủ, mấy thằng rủ nhau lẻn đi leo tường lên núi tìm chim,
hay đuổi lũ chím trên cánh đồng lúa mì đang chín vàng rộ…Rồi những chiều nào đó
đi phố về qua vườn thú có cơ man là chim, rất nhiều loại… nhưng là lâu lắm rồi,
ký ức mỏi mòn không thể nhớ là chim gì nữa. Nhưng quả thật, dù có lục tung, cày
xáo cả ký ức lên, tôi cũng không sao tìm được một cái tên như thế. Ờ… Quế Lâm? chim
Quế Lâm… sao không thể nhớ nhỉ?
Tôi nhìn con
chim bé nhỏ với những sắc màu giống như chim Ngũ sắc đang nhảy nhót trong lồng.
Nó cỡ bằng con chim sẻ có chiếc mỏ đỏ thật nổi bật. Quanh phía dưới đầu là những
mảng màu đỏ cam và một vòng vùng sáng quanh cặp mắt đen nhánh của nó. Phủ dọc
xuyên suốt cả mình chim là những mảng màu xanh vàng sáng tự như Vành khuyên, dưới họng quấn thêm
một dải yếm nửa màu cam tươi nửa màu vàng trông thật yểu điệu. Ở đôi cánh, phần
đầu là một mảng đỏ nằm cân đối giữa thân chim, thật sự là điểm nhấn nổi bật.
Trên sống lưng nơi đôi cánh khép lại giao nhau là hai ống lông trắng thanh
mảnh, kết hợp với cái đuôi vểnh lên với những chiếc lông được tô một đường
trắng kẻ nhỏ băng ngang như vạch chỉ nẹp duyên dáng. Màu lông chim Quế Lâm đẹp
bởi các sắc màu phối khá hài hòa, vừa dịu lại vừa tôn từng vẻ đẹp nơi mỏ, khóe
mắt, đầu cánh, ức, đuôi… dễ làm người ta thích thú mà mềm lòng, không cần nghĩ
đến giá tiền chỉ muốn mua và sở hữu luôn một chú chim đáng yêu là vậy.
Mày sao thế, thằng bạn tôi gọi giật. Tôi chợt tỉnh: Ờ…
Quế Lâm, đúng nó đấy, tôi nói theo phản xạ bằng nỗi nhớ sâu thẳm mà không biết
đúng hay sai. Nghe tôi nói vậy, tay bán chim cười toe toét: đấy, em bảo mà bác
ấy không tin, Cái giống chim này chỉ sinh sống ở vùng đất Quế Lâm của Trung
Quốc thôi, hàng em mới nhập về đấy. Rồi hắn búa xua luôn: Các bác xem phim Tàu
thì biết, cánh vua chúa, quan lại hay bọn nhà giàu vẫn hay nuôi con chim này
trong chiếc lồng nhỏ, chạm trổ tinh vi và luôn mang trên tay mỗi lúc đi thưởng
ngoạn đấy, chim này quý lắm, bác nuôi trong nhà tha hồ mà danh giá…Nghe đến đây,
tôi biết tay này xạo rồi song cũng thấy vui, không phải vì những lời ba hoa của
hắn về con chim mà vì cái tên Quế Lâm kia lại gợi cho tôi một niềm thương nhớ,
ấm áp vô cùng. Thế là thằng bạn tôi hồ hởi mua luôn hai con. Hắn đưa cho tôi
một con bảo: cho mày để mà hồi tưởng nhớ mảnh đất ngày xưa đầy kỷ niệm của mày
nhé.
Tôi đem về nhà, nâng niu, treo ngay trong phòng khách,
cũng là tạo thêm được nét sống động, đỡ vắng cho căn phòng này. Từ ấy, nó suốt
ngày nhảy nhót và hót, thấy cũng hay hay. Chim Quế Lâm có một giọng hót với
nhiều giọng điệu du dương. Tiếng chim hót mới nghe thoảng như tiếng Họa mi. Mỗi
lúc nó đi tiếng gió, líu dài thấy êm tai nghe cũng thú vị. Không có được tiếng
hót trong vắt, nhiều cung bậc như Họa mi, Quế Lâm hót giọng nhỏ hơn, ngắn hơn
song bù lại hay hót cứ thấy người là tung giọng ngay, cứ ríu rít cả ngày. Thật
vui!
Song không phải lúc nào cũng vậy. Có chiều về, khi
nắng bắt đầu tắt, hoàng hôn buông, phủ nơi cuối trời, chim Quế Lâm bỗng hót đổi
giọng, âm lúc trầm xuống thổn thức, lúc lại rúc lên cao tức tưởi. Cứ thế, điệu ngắn,
điệu dài, chiều rơi nghe buồm man mác, thấy bâng khuâng như thiếu vắng một cái
gì đó sâu thẳm, xa vời vợi mà thương nhớ nặng lòng. Như một trưa hè nào yên ả
nơi miền quê xa, nằm nghe tiếng cu gáy bổ ba, đều đều, vọng từ nơi cuối bãi bỗng
thấy da diết khôn nguôi. Như một đêm nào khuya khoắt, chợt thấy thu về xa vắng,
bước ra đầu hè, nghe tiếng chim lạc đàn vỗ cánh trên không, theo bầy bay về
phương Nam, cất tiếng kêu dồn gọi bạn mà thổn thức, nôn nao…Người ta bảo đó là
lúc nó nhớ bạn nên cất lên tiếng gọi thương, gọi nhớ. Chim Quế Lâm thường sống
có đôi, theo bầy nên có con, vì quá mang nặng nghĩa thủy chung, càng hót, giọng
càng sầu đi, vài ngày sau bung lông, nhịn ăn, xác xơ mà chết. Không biết có
phải vậy không? Nhưng tiếng hót thì đúng là thật.
Nghe Quế Lâm hót gọi bạn, chợt nghĩ đến mình: cả một
thời trai trẻ chỉ tất bật, lần đuổi theo những hư danh, ảo ảnh ở đời mà chẳng
kịp nhìn ai, tìm ai, nhớ ai. Để bây giờ, xế chiều rồi mới chợt tỉnh, thấy xót
xa, trống vắng: tất cả chỉ là hư vinh, là bèo bọt. Thấy bỗng thèm cái tuổi vô
tư đùa nghịch ngày xưa, cười đấy, khóc đấy như nắng, như mưa bất chợt; thấy bỗng
quý cái tình bạn trẻ thơ không hề biết toan tính, vụ lợi, không có cái TÔI
chềnh ềnh nơi cửa ngõ trái tim; thấy bỗng khao khát có những ngày gặp bạn tay
bắt mặt mừng xẻ chia những kỷ niệm. Và như Quế bạn tôi nói: “Xa nhau tuổi nào
thì gặp nhau tuổi nấy”…Ừ, phải rồi! Cần lắm, quý lắm bạn ơi mà thời gian thì
thử hỏi còn có bao nhiêu?
Tiếng hót chim Quế Lâm cũng là những vũ điệu tình khúc
đời người: Buổi sáng khát khao, trong trẻo, buổi chiều tương tư sầu cảm. Có
phải vậy mà người ta còn gọi nó là: Tương tư mỏ đỏ!
Giờ, tan
trường, tôi lại về nhà, ngồi cho nó ăn, ngắm nó tắm táp, chải chuốt bộ lông,
nghe nó tung giọng hót du dương như tỷ mẩn chăm sóc, ngắm nhìn một kỷ vật đẹp gợi
nhớ một thời không thể quên.
Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012
BÀI CA LIÊN ĐỘI ĐỒNG THÁP MƯỜI
Chuẩn bị họp mặt cựu Đội Viên Liên Đội Đồng Tháp Mười, chắc chắn chúng ta sẽ hát bài ca truyền thống của Liên đội, MF chỉ nhớ lời bài hát được một đoạn như sau, đề nghị các Quế bổ sung để ghi lại cho hoàn chỉnh, sau đưa vào sử sách Quế :)
Nhạc: Bùi Đại Huyền
Lời: Nguyễn Quốc Thái
Đoạn I:
Liên đội thiếu niên Đồng Tháp Mười chúng em
Gồm những đứa con đất Thành đồng về đây họp lại
Liên khu Năm, Nam Bộ, Đồng Tháp, hay Mũi Cà Mâu
Chúng em đều là cháu Bác Hồ!
ĐK:
Ca vang lên, chúng em gắng thi đua
Vì miền Nam, vì Chủ Nghĩa Xã Hội
Vâng lời Bác chúng em làm nghìn việc tốt
Chống Mỹ xâm lăng, có chúng em sẵn sàng!
Đoạn II: (QMH bổ sung)
Tên trường chúng em trường 11 mến yêu
Đội ngũ chúng em như gia đình là con của Đảng
Thương yêu nhau, chúng em đoàn kết
Giúp đỡ cùng nhau chúng em học tập chăm sớm chiều.
ĐK:
Ca vang lên, chúng em gắng thi đua
Vì miền Nam, vì Chủ Nghĩa Xã Hội
Vâng lời Bác chúng em làm nghìn việc tốt
Chống Mỹ xâm lăng, có chúng em sẵn sàng!
Nhạc: Bùi Đại Huyền
Lời: Nguyễn Quốc Thái
Đoạn I:
Liên đội thiếu niên Đồng Tháp Mười chúng em
Gồm những đứa con đất Thành đồng về đây họp lại
Liên khu Năm, Nam Bộ, Đồng Tháp, hay Mũi Cà Mâu
Chúng em đều là cháu Bác Hồ!
ĐK:
Ca vang lên, chúng em gắng thi đua
Vì miền Nam, vì Chủ Nghĩa Xã Hội
Vâng lời Bác chúng em làm nghìn việc tốt
Chống Mỹ xâm lăng, có chúng em sẵn sàng!
Đoạn II: (QMH bổ sung)
Tên trường chúng em trường 11 mến yêu
Đội ngũ chúng em như gia đình là con của Đảng
Thương yêu nhau, chúng em đoàn kết
Giúp đỡ cùng nhau chúng em học tập chăm sớm chiều.
ĐK:
Ca vang lên, chúng em gắng thi đua
Vì miền Nam, vì Chủ Nghĩa Xã Hội
Vâng lời Bác chúng em làm nghìn việc tốt
Chống Mỹ xâm lăng, có chúng em sẵn sàng!
Nhãn:
Q.MF,
Quế bạn,
Quế Lâm,
Thầy cô,
thầy Nguyễn Quốc Thái
Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012
Bài báo về một HSMN
http://dantri.com.vn/su-kien/ba-bai-hoc-tu-ong-nguyen-ba-thanh-671509.htm
Ba bài học từ ông Nguyễn Bá Thanh
Nhiều năm qua trên báo chí, ông Nguyễn Bá Thanh - Bí thư của Đà
Nẵng - là nhân vật có sức thu hút người đọc cả nước. Nhiều người gọi là “Hiện
tượng Nguyễn Bá Thanh”.
Mấy ngày qua, nhiều
thành phố và các tỉnh họp HĐND, nhưng cuộc họp của Đà Nẵng có nhiều tin
tức nổi bật nhất. Các đại biểu của TP.Đà Nẵng đi họp đầy đủ, nghiêm
túc, chất vấn và trả lời chất vấn cặn kẽ. Đặc biệt là vai trò điều hành của vị
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Bá Thanh quá xuất sắc.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng
Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Internet
Hiện tượng Nguyễn Bá
Thanh nói lên điều gì? Vì sao ông được dư luận cả nước đặc biệt hoan nghênh?
Một là ông thể hiện rõ một cán bộ chống quan liêu, luôn
luôn đi sát cuộc sống, nhận rõ sự thật, nói đúng sự thật. Ông chưa bao giờ tỏ
ra là người giỏi lý luận. Sức thuyết phục lớn nhất của ông không phải là lý
luận mà là sự thật. Ông hỏi ông giám đốc Sở TNMT: “Anh có biết trong nội thành
còn có khu dân cư nào không có thùng đựng rác và họ đã xử lý rác như thế nào?”.
Ông giám đốc lúng túng mãi không đáp được. Ông Thanh nói: “Sau cuộc
họp này anh nên chịu khó đến khu dân cư Mân Thái (huyện Sơn Trà) để
biết về tình trạng này và mau chóng giải quyết cho bà con”.
Khi ông giám đốc Sở GDĐT viện dẫn Thông tư 17 của Bộ GDĐT để
trả lời khó khăn trong việc xử lý dạy thêm, ông Thanh nói “Anh không phải bộ
trưởng. Vấn đề của anh là trả lời câu hỏi của Đà Nẵng. Thành phố có hay không
có chuyện các giáo viên tiểu học lên lớp dạy chính khóa, nhưng không chịu
truyền đạt hết kiến thức cho các cháu mà để dành cho dạy thêm”.
Hai là ông khuyến khích sự công khai minh bạch trong mọi
việc không sợ vì thế mà mất uy tín của mình cũng như của cấp ủy, ủy ban. Qua
chất vấn về tình trạng mãi lộ của CSGT chưa ngăn chặn được, ông đề nghị lắp đặt
camera giám sát các mối đường để loại bỏ ngay CSGT nào chặn xe giữa đường.
Về tình trạng các ngân
hàng làm khó DN đòi lãi suất trên 15%, ông yêu cầu ông GĐ ngân hàng TP.Đà Nẵng
ngay buổi chiều phiên họp công bố 10 ngân hàng còn thu lãi suất trên 15%.
Về tình trạng không ngăn
chặn nổi tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, ông kết luận: “Công khai tên các
chủ tịch phường còn để lấn chiếm lòng lề đường, lần đầu kỷ luật cảnh cáo, nếu
để tái phạm sẽ bị cách chức ngay”.
Ba là tôn trọng luật pháp, đồng thời đòi hỏi luật pháp phải đi sát
cuộc sống đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc sống, phục vụ lợi ích lâu dài của số
đông người dân. Lâu nay Đà Nẵng có ý kiến khác về quy định nhập cư, theo quan
điểm của ông Thanh và được HĐND TP.Đà Nẵng đồng tình thì phải giải quyết việc
nhập cư sát thực tế. Chính sách đặt ra không phải để nói cho êm tai mà
phải thực hiện được, đi dần từ thấp lên cao không vấp váp.
Trong việc ngăn chặn tình trạng dạy thêm ở cấp tiểu học, ông Thanh
đề nghị nếu thông tư của Bộ GDĐT không đủ thì HĐND TP.Đà
Nẵng nên có quyết định của mình bổ sung những chỗ còn kẽ hở.
Ông còn đòi hỏi chính
quyền phải bình đẳng với DN và người dân, khi kết luận vụ thành phố không giao
đất cho Công ty Khải Hoàn Nguyên, ông nói: “Nếu tháng 12 mà chính quyền Đà Nẵng
không giao đất thì CT Khải Hoàn Nguyên nên kiện ra tòa”. Làm sao để những bài
học từ ông Nguyễn Bá Thanh có thể nhân ra cả nước? Đó là mong mỏi của nhân dân
đối với những người lãnh đạo.
Theo Tống Văn Công
Lao Động
Mấy ngày qua, nhiều thành phố và các tỉnh họp HĐND, nhưng cuộc họp của Đà Nẵng có nhiều tin tức nổi bật nhất. Các đại biểu của TP.Đà Nẵng đi họp đầy đủ, nghiêm túc, chất vấn và trả lời chất vấn cặn kẽ. Đặc biệt là vai trò điều hành của vị Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Bá Thanh quá xuất sắc.

Đăng ký:
Bài đăng (Atom)