Đồng sen Tam Nông ( Đồng Tháp): Hai nhỏ này chắc trốn má đi hái sen? Tội nghiệp! Giữa trưa , nắng chang chang, tóc cháy vàng hết cả. |
Không phải lúc nào cũng được ngắm và cảm nhận cảnh trời nước mênh mang với những lọn sóng chữ chi của con thuyền đi trước |
Sao lại có những cành cây noel bám đầy tuyết ở đây? |
Rừng tràm Trà sư với bộ rễ đặc trưng. Quế hãy tới và tận hưởng thiên nhiên hoang dã. |
Người ta bắt đầu đưa giống tràm Úc( giống cây bạch đàn nhưng vỏ xốp , nhiều lớp) về trồng ở đây. Cực mau lớn, năng xuất gỗ cao. |
Không đâu Ngành "ráo" được tôn vinh bằng ở đây. Có thể ráo Quế sẽ cảm thấy tủi thân. Mỗi lần xe đò đổ xuống các "cô giáo" đếm ...mỏi tay luôn. |
Nhái thương hiệu? Hay Cô giáo Hảo là con Bà giáo Thảo? Dù gì thì cũng là nghề truyền thống của các ráo Châu Đốc! Bạn TGTB coi coi có phải đây là mô hình "Đầu tư ngoài ngành" đầy hiệu quả không? |
"Nhà" bà Chúa Sứ (còn nữa) |
@TM: Đặc sản mắm vùng này thấy ghê, số điện thoại như tỷ lệ các kiểu vàng ròng! 9999, 7777 ... zưng mờ vụ "Ráo" ở đây, đại ca hiểu hoàn toàn sai lệch, các "ráo" mần chi được "đếm tiền mỏi tay"? đó là việc của các cô Thoa cô Thương gì đó kìa, họ mới là bà chủ thực sự. Còn các "ráo", hic, bán thương hiệu cho họ để may lắm đến 20/11 họ tặng cho cái áo dài là cùng! Mà chắc chi đã có bà "ráo" nào, chỉ là "yi tín" của cái từ "giáo" mà thôi! Có điều các "ráo" có thể vui vì đây là một sự thể hiện tôn vinh ngành ráo thiệt, vì có "cô giáo, bà giáo" là chứng tỏ hàng này nghiêm túc, đáng tin cậy!
Trả lờiXóaỞ Huế, trên một con phố du lịch, có hai quán bánh lọc nậm sát nhau, hình như là anh em ruột. lúc đầu quán này chỉ một quán, nằm ở chỗ khác, tên gọi hàng Me, khá đắt khách. Rồi họ chuyển qua đây, chia thành hai quán. Không biết sự tình thế nào, một quán đề "Hàng Me Gốc", một quán đề "Hàng Me Mẹ". khách mà thắc mắc là chủ chỉ sang quán kia dấm dứ này nọ. Quán "Hàng Me Gốc" còn chạy được một cái bằng "Chứng nhận sở hữu trí tuệ" của Bộ Khoa học Công nghệ, treo uy nghi giữa quán, (MF thực tình bái phục, nhiều nhà khoa học trong đó có miềng, chưa dám mơ mình dám làm điều này vì thấy công việc mình quá nhỏ bé!). Rồi mấy lâu nay, thấy quán này đổi cái bảng tên thiệt to, thành quán Hàng Me Mệ (chính gốc). Mệ tiếng Huế nghĩa là bà.
Thiết nghĩ, ở Hội An, người ta không bà con chi, mà các quán gần nhau là nhường nhau theo lượt đón khách, vậy, người Quảng chân chất mà lịch lãm. Đây trên xứ thanh lịch, chỉ hai quán cạnh nhau, mà cứ cử người ra đứng ngoài đường tìm cách tranh khách của nhau. vậy, ...
Bình loạn kiểu này để chọc ghẹo các ráo thôi( "cô giáo" đếm... đã cho vào ngoặc kép). Sory! Ai cũng biết nỗi khổ cực của các thầy cô mà.
Trả lờiXóaPhải nói giới làm ăn quá siêu. Họ đã khéo léo chọn tên thương hiệu, đánh vào tâm lý người mua:
"Giáo"- làm người ta liên tưởng đến sự mô phạm, chuẩn mực, phẩm chất...
"Thảo"- hiếu thảo, ngoan hiền, thơm thảo, đoan trang, thùy mị. ..
Cho nên, dù sản phẩm đằng sau có là mắm đi nữa vẫn khiến khách hàng tin tưởng , cảm thông và chia sẻ... Hèn nào, xưa ở Vũng tàu có mắm ruốc Bà giáo Thảo nổi tiếng, giờ có thêm mắm cá nước ngọt BGT núi Sam! :D
Không còn lũ thì miền Tây sẽ " biến mất " lun . Hu hu
Trả lờiXóa@Ráo chị: Vô BTMT coi mùa lũ thiếu nước.
Trả lờiXóaTM