Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

TIN BUỒN .

Anh ƯNG VĂN HỒ sinh năm 1953, nguyên là HSMN QUẾ LÂM , cấp II Nguuyễn Văn Bé, là cán bộ hưu trí, đã từ trần ngày 26 tháng 8 năm 2010 do bị bệnh hiểm nghèo. Hưởng dương 57 tuổi.
Lễ viếng từ19h 26/8/2010.
Lễ di quan ngày 30/8/2010. An táng tại nghĩa trang xã Điện Hòa, H. Điện Bàn. T. Quảng Nam.
Và nét tiểu sử:
Anh Ưng Văn Hồ ra MB năm 1968, học ở Quế Lâm từ 1969 đến 1972. Năm 1972, đang học lớp 6 NVB nhưng đã là một chàng trai 19 tuổi. Giai đoạn này cuộc chiến ở MN quê hương ta đang là thời điểm cao trào. Anh cùng các anh: Tiến Dũng (đã mất), Mỹ (đang sinh sống ở Đắc Lắc), Ánh (sinh sống ở QNĐN), Đức (Công an Tp HCM) trốn lên tàu về nước, đến Ga Bằng Tường thì bị giữ lại đưa về trường. Sau đó các anh có đơn tha thiết xin tình nguyện về MN chiến đấu nên BGĐ Khu GDHSMN QL đã cho phép và làm thủ tục để các anh về VN nhập ngũ, về MN tham gia chiến đấu. Các anh được huấn luyện và được nhận vào đơn vị quân báo (đơn vị mà thủ trưởng là bác Cung, cha của 3 Quế: Phong,Phú,Phương), và trở về MN tham gia chiến đấu tại chiến trường QNĐN. Sau giải phóng 1975, các anh chuyển qua Lực lương công an. Khi nghỉ hưu anh Hồ sống tại q. Liên Chiểu tp ĐN. Anh Hồ có 1vợ, 3 con.
Khi lâm trọng bệnh các Quế tại QNĐN dã đến thăm hỏi động viên, nhưng do bệnh quá hiểm nghèo, anh ƯVH không thể vượt qua được. Các anh em HSMN mấy ngày qua cũng đã đến viếng anh. Chiều 28/8 Đoàn cựu các Thầy-Cô_Má và Hội HSMN Quế Lâm tại Đà Nẵng do thầy Trần Văn Từ (đang ở thăm Đà Nẵng) và BĐD đã đến viếng anh ƯVH.

Tgtb

25 nhận xét:

  1. Xin chia buồn cùng gia đình a. Hồ , mong anh thanh thản nơi chín suối

    Trả lờiXóa
  2. Anh UVH học cùng khối lớp nhưng lớn hơn bọn chúng tôi.Vì lớn hơn lại có chí lớn muốn về quê hương tham gia chiến đấu với bà con MN còn gian khổ nên các anh đã lên tàu trốn về nước.Hồi ấy bọn nhỏ chúng tôi không hiểu làm sao các anh lại bí mật bàn bạc rồi thực hiện kế hoạch của mình mà không ai biết được cho đến khi bị bắt.Bọn chúng tôi ai cũng khâm phục ngay cả phía bạn(TQ) cũng tỏ lòng khâm phục các anh.Tuy vậy các thầy cô sợ có thể lan rộng phong trào trốn về nước nên ra sức động viên mọi người tiếp tục học tập tốt

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn TGTB đã thông tin, Quế Sài không biết anh UVH nhưng sự việc mấy anh trốn về VN với động cơ đi về miền Nam thì hồi đó Quế có nghe, lúc đó còn quá nhỏ để hiểu, bây chừ mới biết. Xin phép cho Quế Sài thắp nén nhang để tưởng nhớ anh.

    Trả lờiXóa
  4. Anh HỒ học cùng lớp với mình , hôm 40 năm có gặp lại anh tại ĐN . TGTB nhớ nhầm rùi , lần thứ 2 các anh ấy cũng trốn về chứ có ai cho đâu . Mình nhớ rõ lắm vì đợt trốn đầu tiên thất bại , các thầy cô hù dữ lắm và tuyên bố lớp nào có người trốn về sẽ bị xếp hạng bét . Cả lớp lo lắng mất ăn mất ngủ . Được 1 thời gian ngắn , các anh lại " vượt ngục " , lần này thì thành công và lớp đứng bét là cái chắc .
    Thế mà 2 người trong số các anh đã chia tay chúng ta vĩnh viễn . Xin thắp cho các anh nén nhang tiễn biệt .
    N.H.QUẾ

    Trả lờiXóa
  5. Xin thắp một nèn nhang cho anh Hồ
    Mình còn nhớ tên của các anh hồi ở Quế Lâm
    - Anh Ưng Văn Hồ có biệt danh : Hồ Bin Bin
    - Anh Nguyễn Văn Đức có biệt danh là Đức cống
    - Anh Ánh là Bùi Ngọc Ánh , quen với chị Nguyễn Thị Thành học lớp 7C ( năm 1973 )
    - Còn anh Tiến Dũng sao mình không nhớ là lớp nào năm 1972
    Chuyện mấy anh về nam chiến đấu, mình biết rõ, vì thấy mấy anh mua đồ ăn ở can tin về, chuẩn bị lương thực , tất cả để vào học tủ dưới giường của anh Bùi Ngọc Ánh ( giường ở Quế Lâm thường có 2 học tủ ở phía dưới , 1 cho người nằm tầng trên, 1 cho người nắm tầng dưới ), tồi nào cũng thấy các anh bàn bạc, thầm thì to nhỏ, mình nghĩa mấy ông này chắc có chuyện gì ? không ngờ mấy anh trốn về nam chiến đấu chống Mỹ
    Tới bây giờ mình vẫn không hiểu mấy anh đi ra ga Quế Lâm bằng cách nào ? rồi lên tàu bằng cách nào để đi về tới Bằng Tường
    Nhưng nghe kể lại lúc bị bắt, anh Hồ cứ ôm chặt lấy cái quoạt ở trên trần tàu không chịu xuống , các bạn Trung Quốc phải năn nỉ hết lời, các chú ở Ủy ban mùng 2 tháng 9 cũng thuyết phục, lúc đó mấy anh mới chịu về trường
    Lần trốn về thứ 2 thì mình không nhớ

    Trả lờiXóa
  6. Xin thắp một nén nhang để tưởng nhớ anh Ưng Văn Hồ. Tôi còn nhớ rất rõ khi còn ở Quế Lâm anh Hồ đã gây cho tôi ấn tượng khá mạnh. Khi các "em" (mình nhỏ nhưng học lớp trên mà) mới từ trường C1 dân tộc qua cấp 2 NVB, trong một lần chào cờ được nghe cái họ Ưng. Rất tò mò nên đã xuống tận phòng ngủ (còn nhớ rõ ở tầng 1, phía nhà ăn, quay mặt về sân trường) để biết mặt và hỏi nguồn gốc họ Ưng này. Sau này có chơi với nhau cùng với anh em Phong, Phú, Phương. Lần thứ 2 là cuộc trốn lên tàu về nước đòi về Nam đánh Mỹ. Lúc bấy giờ mình thực sự ngưỡng mộ hành động này. Khoảng thời gian này còn một cuộc "đào tẩu" bất thành nữa của Hồng "khô" (Hiện đang ở Quảng Ngãi), Đức Dũng (Đà Nẵng) và Hạ (không rõ hiện ở đâu). Cách đây vài năm, khi còn ở Đà nẵng vào dịp Tết đã được ngồi tại nhà anh ở Hòa Khánh để cùng anh uống rượu và ôn lại những năm tháng ở Quế Lâm. Mong anh được siêu thoát, phù hộ cho gia đình, những người thân và những người bạn của anh. Chúng tôi mãi nhớ anh cùng năm tháng HSMN.

    Trả lờiXóa
  7. Tiến Dũng lớp 6A có phải là Hoàng Tiến Dũng không ?
    Hoàng Tiến Dũng có người bạn là Trúc Hà hiện đang ở Gia Lai ?

    Trả lờiXóa
  8. @Nặc danh : không phải Hoàng Tiến Dũng , anh DŨNG này ra Bắc năm 68 ( hoặc 69 ), còn HTD là dân gia công ( bi giờ kêu là D mập hặc D đen , he he )

    Trả lờiXóa
  9. @Nặc danh : à quên , Trúc Hà hiện là bác sỹ bệnh viện C tại Đà Nẵng .

    Trả lờiXóa
  10. Thế là một số bạn HSMN Quế Lâm lại ra đi về cõi Vĩnh Hằng
    1. Ưng Văn Hồ
    2. Trương Khắc Hải
    3. Tiến Dũng
    4. .....

    Trả lờiXóa
  11. Lớp 5a (1972) cũng có bạn Long "vượt biên" đi bộ đội không thành , bi chừ nỏ biết bạn ở mô

    Trả lờiXóa
  12. Nghe tin anh UVH mất ,tôi cứ bứt rứt nghĩ về cuộc đời một số người trong đó có HSMN bị thiệt thòi trong cuộc chiến và sau đó là hòa bình.Họ thật nhiều nhiệt tình ,dũng khí và đầy mơ mộng...nhưng khi cuộc chiến kết thúc có người đùng đùng bỏ về quê cày ruộng rất cơ cực(không có chế độ gì) vì không biết nịnh bợ bon chen.Xin lỗi hương hồn anh H tôi không có ý nói về anh.Nhưng tôi biết có một anh bạn HSMN học ở Đông triều vì học không nổi nên đi lao động ở Tiệp.Sau giải phóng về lại MN,xin vào công an.May nhờ có anh ruột làm lớn cùng ngành nên nâng đỡ đến quận trưởng công an.Trong xã hội ta ,nhiệt tình bồng bột rồi sẽ qua đi.tài năng để lại đó vì nguy hiểm...chủ có "nhất thân nhì thế tam chế tứ quyền" thui.Gần đây có khái niệm "tư bản thân hữu" có nghĩa nhờ vào cánh hẩu ,lợi ích phe nhóm ...mà họ tạo ra các cơ hội để làm giàu.
    Xin anh an nghĩ thật yên lành vì trong lòng chúng tôi anh là người anh hùng.

    Trả lờiXóa
  13. Bạn Huỳnh Hữu Phương học chung lớp với anh Ưng Văn Hồ ( hình nhu là rất thân ) không biết bạn có biết tin này chưa ?

    Trả lờiXóa
  14. Trường NVB lúc ấy chỉ có 2 người tên Phương hay sao đó:
    -Nam:Hoàng Hải Phương
    -Nữ : Nam Phương

    Trả lờiXóa
  15. Khối lớp 7 ( 72/73 ) ngoài 2 người tên PHƯƠNG đó ra , còn chị PHƯƠNG dũng sỹ diệt mỹ nữa . Các khối khác thì tên PHƯƠNG còn nhìu như trung úy PHƯƠNG đó . Còn Huỳnh Hữu Phương nghe lạ quá .

    Trả lờiXóa
  16. Chắc là Hoàng Hữu Phương ( lớp 7C năm 1972 ) Phương này ngủ giường tầng trên, tầng dưới là Quang tể ( Quang tể hiện nay là bí thư Huyện uỷ huyện Hoà Vang - Đà Nẵng )
    còn trung uý Phương là Phương em của Phong , Phú

    Phương đang ở Hà Nội
    Phú đang ở Đà Nẵng
    Phong đang ở thành phố Hồ Chí Minh

    Trả lờiXóa
  17. Người mà ngủ giường trên Quang tể là mìn,Hoàng Hải Phương.Khi ở DN .mìn hay gặp Q.tể ,hình như Q chỉ làm PCT Mặt trận quận Thanh khê thôi.Lúc đó ,khi học ở khu Dân tộc có bạn gái dân tộc tên Xuân Phương.Ở trường NVB còn có bạn gái Việt kiều (ta hay gọi là Phương chệt).
    Mìn vẫn nhớ cái dáng cao cao,hiền lành,nhường nhịn (nhất là bọn nhỏ hơn như mình)...của anh H.
    Mong anh nhẹ nhàng ra đi thật thanh thản.

    Trả lờiXóa
  18. Mình nhớ Hoàng Hải Phương hồi đó hay ngồi trên giường trên, lấy va li làm bàn để suốt ngày nghỉ chỉ viết văn , làm thơ
    Phương bây giờ chắc trở thành nhà thơ rồi ?
    Hồi ở Quế Lâm phải nói trường Nguyễn Văn Bé cũng có nhiều người tài giỏi chứ :
    - Trần Công Tước : giỏi toán
    - Nguyễn Mạnh Hoà : giỏi lý
    - Hoàng Hữu Phương : giỏi văn
    - Bùi Đức Vĩnh : giỏi thổi sáo
    - Trần Hải Hà : giỏi vẽ tranh
    - Lê Quang Công : viết chữ đẹp
    - Nguyễn Thị Từ Vân : hát hay
    - Nguyễn Thị Chính : kéo violon giỏi
    - Chung Thế Dũng : đá banh hay
    - Nguyễn Văn Trọng : đánh bóng bàn giỏi
    - Hoàng anh : đánh bóng chuyển hay
    - Phạm Long Trận : chơi xà đơn , xà kép giỏi.
    - Huỳnh Thái Hà : thổi kèn hay

    Trả lờiXóa
  19. Ơ, mình cũng hay mà không có ai khen hay, he ha...

    Trả lờiXóa
  20. @Nặc danh:Trời ạ ,bạn có trí nhớ quá tốt.Ngay mìn cũng chẳng nhớ mìn như thế nào lúc ấy.Lúc nào bạn vào SG nhớ liên lạc .
    Mìn chỉ tham gia làm vài bài thơ ,truyện ngắn...dự thi ở trường khi ấy thui chứ thực ra lại khoái toán nên nằm trong đội HSG toán với TCT,H,T,S.Nhưng do lẫn lộn toán văn nên chỉ đứng xa nhìn...nhà thơ thui vì hãi hội này lắm.
    @TGTB:mìn không biết ở DN có một hội Quế ,lại sinh hoạt đều đặn vậy chứ.Như vậy công tác "tuyên truyền"
    của ta có vấn đề đấy.

    Trả lờiXóa
  21. @HHP : chủ nhật tới ( 12/9 ) nhớ đến ĐẤT TIÊN SA nha .
    N.H.QUẾ

    Trả lờiXóa
  22. Tới ĐTS gặp nhiều bạn bè không ?

    Trả lờiXóa
  23. @ Nặc danh : Có trời bít , zì lũ QUẾ bận mần ăng zữ lém

    Trả lờiXóa
  24. Trốn về nước vào nam chiến đấu hồi đó còn có anh Hạ nữa, Ảnh cũng trốn lần đầu với anh Hồ, lần sau không trốn nữa. 73 về học Đông Triều, đang học dở lớp 8 đi học nghề bên Đông Âu

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]