Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Lật lại những câu chuyện lịch sử “nhạy cảm” trong chiến dịch Mậu Thân 1968


(Dân trí)- Đã có nhiều nguồn tin trái chiều về những cuộc thảm sát trả thù đẫm máu bên trong thành Huế sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được cố đô. Chính sự đẫm máu thảm khốc, trong một thời gian dài, người ta né tránh nhắc đến chiến dịch Mậu Thân năm 1968.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của quân và dân ta đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc chiến với Mỹ. Vào thời điểm ấy, quân đội Mỹ đã hoàn toàn sa lầy trong cuộc chiến tranh với Việt Nam. Quân đội Mỹ không thể bình định được miền Nam Việt Nam, cũng không thể rút quân về nước. Trong tình hình đó, dư luận thế giới, dư luận của chính nội bộ nhân dân Mỹ phản đối chiến tranh tại Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt. Nắm lấy thời cơ này, Bộ Chính trị đã quyết định đánh một trận gây tiếng vang lớn, “Một cú đập lớn để tung tóe ra các khả năng chính trị” (Lê Duẩn). Chiến dịch Mậu Thân năm 1968 đã bất thần được quyết định như thế để tạo bước ngoặt lớn trong chiến tranh, buộc Mỹ phải xuống thang, đi tới đàm phán.
Sáng sớm ngày 31/1/1968, trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Thân, quân ta đã đồng loạt tấn công bất ngờ vào nhiều thành phố, trong đó có những thành phố lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế… Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 được đánh giá là một thắng lợi có tầm vóc lớn về chiến thuật của quân ta, tạo tiền đề quan trọng để Mỹ xuống thang chiến tranh, đi đến đàm phán tại Hội nghị Paris năm 1973.
Quân ta trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968
Quân ta trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968
Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài, nhiều nguồn thông tin nhiễu loạn đã khiến chiến dịch Mậu Thân năm 1968 trở thành câu chuyện lịch sử nhạy cảm, ít được nhắc đến. Những thông tin về các ngôi mộ tập thể được tìm thấy ở Huế, thông tin về những cuộc thảm sát đẫm máu mang tính trả thù cá nhân sau khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm được thành Huế… được lan truyền một cách ẩn ức trong dư luận suốt một thời gian.
Khi câu chuyện về chiến dịch Mậu Thân năm 1968 vẫn tồn tại như một câu chuyện lịch sử nhiều bí ẩn, một nữ đạo diễn Việt Nam đã âm thầm chuẩn bị tài liệu trong suốt 10 năm để lật lại, để truy tìm sự thật, để nói đến tận cùng về những câu chuyện “nhạy cảm” năm 1968.
Lính Mỹ trong thành cổ Huế năm 1968. Cuộc giao tranh 26 ngày đêm ở Huế diễn ra khốc liệt.
Lính Mỹ trong thành cổ Huế năm 1968. Cuộc giao tranh 26 ngày đêm ở Huế diễn ra khốc liệt.
Lý do của 10 năm đổ công sức, tiền bạc đi tìm tài liệu, đi tìm nhân chứng về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 của nữ đạo diễn Lê Phong Lan khiến người viết thực sự cảm động. Chị nói, “Có một động lực vô hình nào đó thôi thúc tôi đi tìm hiểu về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Trong quá trình đi tìm tài liệu, đi tìm những nhân vật là chứng nhân lịch sử của cả hai chiến tuyến, tôi đã nhìn thấy những tấm ảnh tư liệu ghi lại hình ảnh chiến sỹ giải phóng của ta hy sinh như thế nào, đổ xương đổ máu ra sao… Tôi không tin những người lính ấy lại có thể tạo ra những cuộc thảm sát”.
Theo đạo diễn Lê Phong Lan, “Lịch sử đã trải qua 45 năm, thời gian đã có đủ độ lùi để chúng ta nhìn nhận lại về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Thời thế đã đổi thay. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nói chuyện với nhau thật thẳng thắn về tất cả những câu chuyện xảy ra từ 45 năm trước. Trong 10 năm ròng, tôi đã đi, đã tìm kiếm, đã gặp gỡ, phỏng vấn, để xây cất nên 12 tập phim tài liệu về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Tôi gặp gỡ cả những người lính ở hai chiến tuyến, tôi gặp gỡ hỏi chuyện cả những người chỉ huy ở cả hai chiến tuyến. Ở cấp chỉ huy, ở cấp lính, mỗi người đều có cái nhìn khác nhau về cuộc chiến. Suốt 10 năm tôi đi và đi, phỏng vấn và phỏng vấn… Và tôi nghĩ, 12 tập phim tài liệu xây cất trong 10 năm ròng của tôi sẽ giúp khán giả giải mã được sự thật còn gây tranh cãi của chiến dịch Mậu Thân năm 1968”.
Lính Mỹ trong thành cổ Huế năm 1968. Cuộc giao tranh 26 ngày đêm ở Huế diễn ra khốc liệt.
Nữ đạo diễn Lê Phong Lan và nhà báo, nhà sử học Mỹ Stanley Karnow trong quá trình thực hiện bộ phim tài liệu 12 tập "Mậu Thân- 1968"
12 tập phim tài liệu với tựa đề “Mậu Thân- 1968” là sự nhìn nhận, đánh giá của chính những người trong cuộc sau độ lùi 45 năm thời gian. Tính đến thời điểm hiện tại, 2/3 số nhân vật được phỏng vấn trong 12 tập phim tài liệu của đạo diễn Lê Phong Lan đã ra đi. 10 năm không mệt mỏi để một nữ đạo diễn bươn chải, tìm cho bằng được những sự thật về “Mậu Thân-1968”.
Và với những gì tìm được, nữ đạo diễn trả lời, “Tôi đã gặp những nhà báo Mỹ, những người lính bên kia chiến tuyến, họ đã nói, tất cả những thông tin về vụ thảm sát năm 1968 tại Huế chỉ là sự vu cáo của Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa đổ lên đầu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Để khỏa lấp cho sự thất bại nặng nề, phía Mỹ và Việt Nam cộng hòa đã phát động những tin đồn nhảm gây nhiễu loạn như một cuộc chiến tranh tâm lý, và nó đã kéo dài trong một thời gian. Nhưng sự thật là sự thật. Chiến dịch Mậu Thân trải qua thời gian càng khẳng định là bản anh hùng ca vĩ đại của quân dân Việt Nam”.
Nước Mỹ đã khủng hoảng niềm tin sau Chiến dịch Mậu Thân 1968
Nước Mỹ đã "khủng hoảng niềm tin" sau Chiến dịch Mậu Thân 1968
“Tôi chỉ có một câu hỏi, “Tại sao cha ông chúng ta, thế hệ những người trẻ như tôi, như bạn thời ấy lại có thể sẵn sàng hy sinh mạng sống, hy sinh gia đình của mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc? Vậy, độc lập, tự do là gì? Tại sao người ta có thể hy sinh ghê gớm đến thế vì độc lập, tự do. Nếu các bạn cũng như tôi, đã đọc, đã tìm hiểu, đã nhìn tận mắt những hình ảnh về chiến tranh Việt Nam, các bạn sẽ thấy đó là một huyền thoại. Lịch sử Việt Nam đã được viết bằng những huyền thoại”- Đạo diễn Lê Phong Lan chia sẻ sự xúc động.
Nữ đạo diễn tin rằng, thế hệ trẻ bây giờ thờ ơ với lịch sử là vì họ không hiểu lịch sử, họ gần như không biết gì về lịch sử với những bài học giản đơn ở trường lớp. Nếu đã hiểu, họ cũng sẽ yêu vô cùng những huyền thoại đã được viết bằng máu của đất nước mình.
Máu đã viết nên huyền thoại về đất nước, nếu ai đã lắng nghe, đã thấu hiểu, cũng sẽ cúi đầu trước những huyền thoại ấy.
http://dantri.com.vn/van-hoa/lat-lai-nhung-cau-chuyen-lich-su-nhay-cam-trong-chien-dich-mau-than-1968-689127.htm

18 nhận xét:

  1. Hết chuyện gì để viết vào blog rồi.

    Trả lờiXóa
  2. To nặc danh:Những chuyện như thế này cần phải nói nhiều hơn để mọi người như chúng ta không bao giờ quên,con cháu chúng ta biết rõ hơn một thời cha,ông nó đã đấu tranh giành độc lập cho chúng nó có ngày hôm nay!Tôi đã đọc "Giải khăn sô cho Huế"của Nhã Ca,đã nghe nhiều về Mậu Thân 68 tại Huế.Nhưng tôi cũng như đạo diễn phim và nhiều người khác không tin bộ đội ta lại có hành động tội ác như vậy đối với nhân dân khi mang danh "quân đội nhân dân".Tôi đã chứng kiến khi vào giải phóng Huế mùa xuân năm 75,bọn phản động ném lựu đạn vào đám đông nhân dân khi đang tập trung trong một cuộc họp tại Thuận An.Chuyện lịch sử sẽ phải luôn được nhắc lại bất cứ nơi đâu,bất cứ lúc nào!

    Trả lờiXóa
  3. To nặc danh 4-2-2013:Thật buồn bạn là ai mà vô cảm khi viết lên những suy nghĩ như vậy.(Bé Quế)

    Trả lờiXóa
  4. Nếu để tìm lại được sự thật thì không bao giờ là muộn. Cám ơn Nữ đạo diễn Lê Phương Lan đã thực hiện những công việc rất có ý nghĩa. Tôi cũng không tin những người lính Cụ Hồ (những người cùng thế hệ chúng tôi) lại có thể làm những việc mà một số kẻ tuyên truyền là " Thảm sát mậu thân năm 1968 tại Huế".

    Nam Nguyễn

    Trả lờiXóa
  5. @ND: Nếu không cùng đồng cảm với những gì chúng tôi viết ra và cùng trao đổi thì ND nên lùi xa ra!

    Trả lờiXóa
  6. Đã từng nghe nói có những vụ thảm sát dân lành ở Huế, tôi không tin là do Quân giải phóng gây ra, vì ngày đó bộ đội bọn tôi hiền khô, quí dân như dân thương yêu che chở cho bọn tôi, cớ sao lại đi giết đồng bào được, đạo diễn đã minh chứng cho lẽ phải.

    Trả lờiXóa
  7. NX trên là của tôi, TK5

    Trả lờiXóa
  8. Chưa bao giờ tôi tin có "tắm máu" ở Huế năm 68 !Dù sao thì cũng rất cảm ơn chị P.Lan đã làm những thước phim thật giá trị

    Trả lờiXóa
  9. Cám ơn đạo diễn Phong Lan đã dành 10 năm đi tìm nhân chứng, cám ơn Q.MF đã tìm giúp bài này, cám ơn các bạn vì niềm tin có tính nguyên tắc của chúng ta đã được chứng minh là đúng.

    Trả lờiXóa
  10. Ông Quốc với ông Đạt thì anh em bên Trỗi biết quá rồi có gì mà lớn tiếng thế nhỉ???

    Trả lờiXóa
  11. Anh ND nói theo cách như thế không đúng với cách chúng tôi quan hệ với nhau đâu. Mong anh tập trung vào bài viết đừng nói tới những chuyện không liên quan.

    Trả lờiXóa
  12. Hôm nay đi thăm Ba về , đọc bài này mà Ráo ngạc nhiên quá đỗi. Sao lại có sự bịa đặt về Quân Giải Phóng như vậy . Và càng ngạc nhiên hơn khi thấy xuất hiện một nặc danh kinh dị trên bantbe .

    Trả lờiXóa
  13. @MF : cám ơn tỉ nhìu nhìu . Thời gian rùi muội bận quá không dám thăm blogs . May mà có tỉ .

    Trả lờiXóa
  14. Hình như "anh hùng" Nguyễn văn Bé cũng là giả đấy.Gống như Lê văn tám !

    Trả lờiXóa
  15. @ND 16:278/2/2013 Tôi định không comen,nhưng "ND quá đáng",Tập hợp" Trường Bé"là bạn Miền Nam ra Bắc trong khói lửa,để cha mẹ chúng còn chiến đấu ở MN,vậy hà tất phải đụng đến Anh Bé là AH thật hay giả nhỉ?Tôi không thích kiểu nói của bạn.Muốn còm thì vào,không thích thì tôi,đừng có xúc phạm nhé.Chúc các BẠN TB và các em Năm Mới vui vẻ,Khỏe mạnh,và Hạnh phúc!Cựu HSMNTrường 14 và 21 HP/thuybeuK4

    Trả lờiXóa
  16. @Anh Thủy K4 :Bọn em cám ơn anh nhìu nhìu . Hóa ra anh là HSMN chuyển qua Trỗi , thế mà lâu nay em cứ "vênh váo " là chỉ có Trỗi chuyển sang HSMN mà thôi
    @Anh TK5 :xin lỗi anh nha , em mới kiểm tra và sửa lỗi ngay rùi.
    Em cũng muốn nhốt nặc danh quái gở kia lại lắm ( dễ ợt à )nhưng chưa thèm chấp .

    Trả lờiXóa
  17. Tôi định "Ẩn" mà không "Ẩn" được, tôi cũng là dân Huế chính hiệu, lại là dân HSMN trường Nguyễn Văn Bé,cũng pcó cả ba, mẹ đã mất tại mảnh đất này,ở những thời điểm ác liệt nhất của cuộc chiến tranh. Chúng ta không cho phép bất ai, nhất là những
    Người con của những người ông bà, cha mẹ... Chúng ta chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cao cả này; không được phép sống vô cảm! Không được phép " lỡ miệng". Mỗi người chúng ta, có thể mỗi người mỗi nghề, mỗi ngành...., mỗi quan điểm khác nhau, nhưng chúng ta có một quãng tuổi thơ rất dài sống với nhau mà không có cha mẹ. Vậy nên, những cái gì lịch sử cha ông chúng ta để lại, dù thế nào chăng nữa nó cũng là xương máu, mô hôi, nước mắt vì giải phóng dân tộc, độc lập đất nước. Tôi cũng được biết nhà báo, nhà Văn Phong Lan viết về nghành của chúng tôi rất nhiều, có nhiều sự thật mà chỉ có bà mới biết đó là sự thật! Là HSMN con của những người cha, người mẹ chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng này, mong các bạn chứng kiến một lịch sử hào hùng để đặt niềm tin cho tương lai.

    Trả lờiXóa
  18. -ko bao giờ cho đến bao giờ lại có chuyện bộ đội CỤ HỒ "tắm máu" trong mậu thân ở Huế,ko ai được phép lỡ miệng về chuyện này.

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]