Mấy ngày qua nhiều báo chí đưa tin về cuộc hội thảo và triển lãm ni. Công nghiên cứu thì của các thầy, nhưng việc thiết kế hình ảnh và kiến tạo panel thì của trò, tức là nhóm nghiên cứu sinh của Quế con tại Ancona (lính mới tinh-sờ -tuya).
Mời các cậu dì Quế xem!
Tư liệu hóa tháp Chăm bằng kỹ thuật số
15/04/2013 20:50
(TNO) Chiều 15.4, Bảo tàng Lịch sử và cách mạng tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Trường ĐH Bách khoa Marche (Italia) tổ chức cuộc triển lãm Đền tháp Chămpa. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ý.
Triển lãm trưng bày những hình ảnh về 19 điểm di tích tháp Chăm nổi tiếng dọc bở biển VN, được tư liệu hóa bằng kỹ thuật số thông qua máy quét laser 3D (3 chiều) và các phương thức đa phương tiện khác. Đây là kết quả của hoạt động nghiên cứu được thực hiện từ năm 2010 với sự tài trợ bởi Bộ Ngoại giao, Bộ Giáo dục đại học và Nghiên cứu Ý.
Đại diện Trường ĐH Bách khoa Marche cho biết thông qua hoạt động nghiên cứu và tư liệu hóa các di tích, nhóm nghiên cứu muốn đóng góp hữu ích cho các tài liệu kiến trúc và nền văn minh Chămpa, đồng thời tích hợp những gì đã có ở Ninh Thuận, Bảo tàng Bình Định và các bảo tàng khác của TP.Đà Nẵng.
Việc tư liệu hóa hình ảnh hoặc mô phỏng minh họa về các di tích Chămpa cũng giúp cho việc định hình rõ nét hơn mạng lưới du lịch văn hóa và theo tuyến đường dọc bờ biển miền Trung VN.
Một số hình ảnh về tháp Chăm tại cuộc triển lãm:
Cụm di sản tháp Chăm ở Mỹ Sơn (Quảng Nam) |
Tháp Chăm Hoa Lài (Ninh Thuận) |
Nhóm tháp Po Dam (Bình Thuận) |
Tháp Po Nagar (Nha Trang, Khánh Hòa) |
Cụm tháp Bánh Ít (H.Tuy Phước, Bình Định) |
Tin, ảnh: Gia Tân
http://dantri.com.vn/van-hoa/italia-mo-hinh-hoa-3d-doc-dao-19-thap-cham-co-tai-mien-trung-719960.htm
Italia mô hình hóa 3D độc đáo 19 tháp Chăm cổ tại miền Trung
(Dân trí) – Ngày 15/4, Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh TT-Huế, ĐH Khoa học Huế (ĐH Huế) và ĐH Bách khoa Marché (Italia) đã phối hợp tổ chức triển lãm và tọa đàm “Di sản văn hóa Chămpa ở miền Trung Việt Nam”.
Đặc biệt với nhiều điểm mới ở triển lãm, mô tả quá trình điều tra khảo sát và các tài liệu liên quan đến 3D của tháp Chăm pa được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu ĐH Bách khoa Marché, sử dụng 3 kỹ thuật khác nhau: Quét laser, điện toán đám mây dày đặc với thuật toán “Cấu trúc từ chuyển động (SFM) và kỹ thuật quan trắc đa ảnh (MISP).
Nguyên nhân của cơ sở việc làm này do ngày nay, quan trắc cự ly gần và quét tia laser trên mặt đất đã được chứng minh là những phương pháp hiệu quả, chính xác cho việc cung cấp tài liệu di sản 3 chiều. Sự kết hợp của 2 kỹ thuật này với những kỹ thuật khác như công cụ đo lường địa hình hoặc bằng tay cũng được cung cấp tiềm năng, tính linh hoạt cần thiết để thực hiện 1 tài liệu hướng dẫn đầy đủ các di sản Chămpa.
3 tháp Chăm được quét ảnh rất chi tiết ở mặt cắt đứng và mặt cắt ngang 3D |
Các nhóm nghiên cứu đã chọn 19 địa điểm tài liệu khảo cổ là 19 tháp Chăm độc đáo và gần như nguyên vẹn về mặt kiến trúc cho các thời kỳ nằm xuyên suốt dải miền Trung trên 5 dải bờ biển Việt Nam. Mỗi tháp đại diện cho sự hành trình, phát triển các phong cách và kỹ thuật xây dựng, đồng thời đã cho phép nhận ra mạng lưới du lịch văn hóa dọc biển miền Trung.
Những kết quả đáng chú ý, ĐH Marché đã phát minh kỹ thuật quan trắc toàn cảnh hình cầu đa hình ảnh. Hình ảnh được chụp 360 độ từ 1 điểm duy nhất. Các hình ảnh chồng lên nhau được phản chiếu trên hình cầu. 19 tháp tiêu biểu nhất ở miền Trung Việt Nam đã được chụp 30.000 bức ảnh và 600 bức vẽ.
Phương thức quét 3D của các điểm khảo cổ tháp Chăm được tiến hành bằng máy quét laser pha Z+F Imager 5006h (Z+F). Nó đã tạo ra đám mây điểm dày đặc có chứa hàng triệu điểm và cung cấp các hình ảnh màu sắc 3D cực kỳ chi tiết của tháp Chămpa, với tốc độ từ 1.016.027 điểm/giây.
Tuy có một số khó khăn về mặt tiếp cận, rong rêu… nhưng một số tháp đã được vẽ chính xác, giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về hình học của tháp Chăm, hình thành cơ sở dữ liệu lưu trữ quý giá về mặt hình học toàn khối của tháp Chăm.
Miền Trung với "đặc sản" tháp Chăm dày đặc. Xưa kia, đây đã từng là đất của người Chămpa, quá trình mở cõi của chúa Nguyễn, vua Nguyễn đã đẩy người Chăm về phía Nam và sống rải rác đến ngày hôm nay |
Ngoài ra, 1 tour du lịch ảo các tháp Chăm tại miền Trung Việt Nam với phương pháp quay trực tiếp từ 1 máy ảnh kỹ thuật số. Mọi khung cảnh (ở trong nhà hay ngoài trời) được quay thành những mảng chữ nhật, sau đó kết nối lại để có được một mảng hoàn chỉnh. Bổ sung thêm các yếu tố đa phương tiện khác như hiệu ứng âm thanh, âm nhạc, tường thuật, văn bản… thì sẽ thành 1 tour du lịch ảo độc đáo, được sử dụng rộng rãi truy cập khắp mọi nơi qua internet. Vì vậy, tour du lịch ảo tháp Chăm Việt Nam sẽ trở nên vô cùng thú vị cho bè bạn thế giới.
Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 30/4 tại Bảo tàng Lịch sử & Cách mạng tỉnh TT-Huế, số 1 đường 23 tháng 8, TP Huế:
Địa điểm tháp Chăm Phú Diên (Mỹ Khánh) tại Huế qua không ảnh và thực tế |
Những hình ảnh 3D ấn tượng với việc mô tả từ tổng quát đến chi tiết mỗi một tháp Chăm |
Tháp bà Ponagar độc đáo tại Khánh Hòa |
Mỗi phần của tháp Chăm được phân tích, chỉ ra cụ thể và rất khoa học |
MF kính nhờ các tổng quản bỏ giùm cái highlight.
Trả lờiXóaỦa , MF nói highlight là chuyện gì vậy ? Muội nghĩ nó là phần nổi bật của topic . Nhưng là chỗ nào ?
Trả lờiXóaRáo: MF mày mò sửa được rồi, trước nó bị các hàng chữ được bôi trắng vì "tội" copy đóo!
Trả lờiXóaQuế con làm được vậy là tốt lắm, cậu ưng cái bụng, chứ bằng tuổi Quế con như chừ, cậu và các dì đây còn mải lo kiếm miếng cắn bỏ miệng vất lắm. Nhà có nóc rồi. Cố lên nhé các Quế con...
Trả lờiXóa- MF: Cũng là một gợi ý. Dự án "Thành cổ Quảng Trị" có mần cái ni??
Trả lờiXóaTM
@XH: Thì Quế con cũng đang học cách tìm đường "kiếm miếng cắn bỏ miệng" đó mà cậu! Các cậu dì xem rồi dạy dỗ thêm vô!
Trả lờiXóa@TM: Dự án "Thành Cổ Quảng Trị" cũng mần như rứa và nhiều hơn rứa đại ca à!