Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

ĐÔI BỜ HIỀN LƯƠNG


   Sau Genève, lịch sử CM việt nam có một thời kỳ bi thương và thảm khốc nhất - giai đoạn “Đấu tranh thống nhất”( 54-59). Đó là lúc kẻ thù tiến hành “chiến tranh một phía”, tàn sát các chiến sĩ cộng sản và những người kháng chiến cũ ở MN ( 9/10 cán bộ, đv bị tổn thất).
 Bài “Câu hò bên bờ HL” ra đời vào lúc này. Lời ca, gai điệu da diết , trữ tình mà sao từ trong tâm khảm nghe cứ ai oán tựa dao cắt vào lòng ! Lúc này cả nước như sôi lên , nóng bỏng “ máu kêu trả máu, đầu van trả đầu”, nhất là bộ đội MN tập kết, siết chặt súng trong tay, sống quằn quại, day dứt trong cảnh “ngày Bắc, đêm Nam” mà chưa thể...
   Không khơi dậy hận thù, chỉ là một thoáng sương mờ của lịch sử. Cái giá trả cho ngày thống nhất thật khủng khiếp.
    Bốn mốt năm rồi nhỉ !  Biết bao thăng trầm, bao nhiêu máu và nước mắt ! Dân tộc đã trở về với dân tộc, đất nước vẫn giữ nguyên hình hài của nó. Nguyện vọng, ý chí thống nhất đã thấm đẫm vào trái tim, tình cảm sâu lắng, tha thiết  nhất của mỗi người VN. Nó  quá đỗi thiêng liêng vì thế !

                                                                                                 SG  30/4/2016

Cột cờ HL

Dàn loa dùng để "đấu khẩu" 2 bờ 

Cầu HL cũ được phục chế

Cổng vào cầu bờ Bắc

Cầu HL mới bên phải, cầu cũ bên trái

Từ cầu cũ nhìn sang bờ Nam

Bốt gác bờ Nam


"bảo tàng" bờ bắc

với những cái loa cỡ này thí đúng là cuộc chiến truyền thông.

Lô cốt thời Tây

Như vậy cầu HL công binh ta đã 2 lần làm lại !


Tượng Bác trong "bảo tàng".



6 nhận xét:

  1. Không hiểu do hoài cổ hay sao mà cứ phải nghe bài hát do Thanh Huyền trình bày thời ngày xưa nghe mới đã, tự dưng cảm giác trong khóe mắt nước mắt cứ đầy lên và chảy xuống má thành dòng.

    CÂU HÒ BÊN BỜ HIỀN LƯƠNG
    Sáng tác: Hoàng Hiệp

    Bên ven bờ Hiền Lương, chiều nay ra đứng trông về
    Mắt đượm tình quê đôi mắt đượm tình quê
    Xa xa đoàn thuyền nan, buồm căng theo gió xuôi dòng
    Bỗng trong sương mờ, không gian trầm lắng nghe câu hò
    Hò....ơi....ơi thuyền ơi, thuyền ơi có nhớ bến chăng
    Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
    Nhắn ai luôn giữ câu nguyền
    Trong cơn bão tố...., vững bền lòng son
    Ơi câu hò chiều nay, sao nghe nặng tình ai
    Hay là em bên ấy, trong phút giây nhớ nhung trào sôi
    Gửi niềm tin cho gió qua mấy câu thiết tha hò ơi

    Trông qua rặng Trường Sơn, miền quê xa khuất chân trời
    Mây lặng lờ trôi, mây đen lặng lờ trôi
    Xa xa một đàn chim, so mây giang cánh lưng trời
    Hỡi chim hãy dừng cho ta gửi đến phương xa vời
    Hò....ơ....ớ...ơ dù cho, dù cho bến cách sông ngăn
    Dễ gì chặn được duyên anh với nàng
    Rẽ mây cho sáng trăng vàng
    Khai sông đổi bến....cho nàng về anh
    Ơi câu hò chiều nay, tôi mang nặng tình ai
    Nơi miền quê xa ấy, em có nghe thấu cho lòng anh
    Tình này ta xây đắp, nên thủy chung quyết không hề phai.

    Trả lờiXóa
  2. Tiếng hát ấy, bài hát ấy không chỉ làm mềm lòng những người Miền Nam tập kết ra Bắc ngày đó, mà còn làm lay động những người phía bên kia chiến tuyến.

    Bài hát gợi đến nỗi nhớ bởi sự ngăn cách,
    "Nhắn ai luôn giữ câu nguyền
    Trong cơn bão tố...., vững bền lòng son"

    Trả lờiXóa
  3. Có ai đặt lại câu hỏi: cuộc chiến với trên 4 triệu sinh mạng người dân thường Việt Nam nên có hay không? Như nước Đức thống nhất, như Triều Tiên cứ để chia cắt cho đến giờ?

    Ngày đó, lẽ ra đất nước tạm thời chia đôi, chờ Tổng tuyển cử thống nhất đất nước, ai đã mong muốn chia cắt Việt Nam bằng giới tuyến tạm thời theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 với lý do "không tin bầu cử ở miền Bắc Việt Nam sẽ diễn ra công bằng", trong khi "Báo cáo của CIA cho Tổng thống Mỹ Eisenhower thấy rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành, và không ai có thể thắng Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng Tuyển cử tự do".

    Ai đã thẳng tay đàn áp, khủng bố, giết, giam cầm những người kháng chiến cũ không theo "Quốc gia" và "Trong thời gian từ 1955 đến 1960, theo số liệu của Việt Nam Cộng hoà có 48.250 người bị tống giam,[119] theo một nguồn khác có khoảng 24.000 người bị thương, 80.000 bị hành quyết hay bị ám sát, 275.000 người bị cầm tù, thẩm vấn hoặc với tra tấn hoặc không, và khoảng 500.000 bị đưa đi các trại tập trung".

    "Con giun xéo mãi cũng quằn", rồi đất nước thống nhất. Đến bây giờ ở Triều Tiên sự chia cắt hai miền vẫn còn, nỗi đau còn đó, chiến tranh vẫn rình rập đâu đó. Nam Triều Tiên (Đại Hàn dân Quốc) có tiền xây dựng lại đất nước có phần nhờ vào việc "bán máu, sinh mạng" lính Nam Hàn tại Việt Nam, bằng giết sạch, ăn gan, xẻo tai,... người dân Miền Trung Việt Nam.

    Đất nước đã thống nhất, mong sao người Việt Nam cũng gác lại quá khứ, hận thù mà cùng nhau chung tay xây dựng Việt Nam, Dân tộc Việt Nam giàu, mạnh. Đó chính là người yêu dân tôc, đất nước Việt Nam chân chính.

    Trả lờiXóa
  4. Ai đó vẫn cứ lập lờ: sao lại phải có 30 năm đổ máu ... ai muốn? MF nghe những người từng bên kia chiến tuyến nói với nhau rằng: nếu VNCH thắng, không có những ngày thanh bình như bây giờ đâu!
    "gác lại quá khứ, hận thù mà cùng nhau chung tay xây dựng Việt Nam" MF rất nhất trí với ND, người dân Quảng Trị hơn ai hết chịu nỗi đau da diết của miền giới tuyến, đến giờ còn chưa hết đạn bom đâu đó, khắc phục vết thương trong nghèo khó lâu dài. Nhưng hơn ai hết, người Quảng Trị nhanh chóng bỏ qua quá khứ, vì hầu như mỗi gia đình đều dính dáng đến cả 2 bên CS và VNCH, bây giờ chỉ có thương yêu nhau và cùng xây dựng ...
    Bài này là bài tủ của muội đó đại ca TM!

    Trả lờiXóa
  5. Ngay khi Mỹ không ký vào hiệp định Genève, các cường quốc bàn nhau "chia xẻ" lợi ích trên lưng đất nước này, chúng ta đã sớm biết điều gì phải đến. Không chút ảo tưởng, mơ hồ!
    VN đã trả giá cho ngày thống nhất! Vì hơn ai hết, chúng ta hiểu thống nhất là vô giá. Nhưng đích đến của TN là gì, nếu không phải để người VN được gắn bó, đoàn kết, yêu thương nhau hơn vì sự phồn vinh và trường tồn của dân tộc? Kẻ thù luôn khiếp sợ điều đó!

    Trả lờiXóa
  6. Cây cầu nối hai bờ Bắc - Nam, giới tuyến chia cắt tạm thời, phải 21 năm mới có thể bước qua hai bờ, ung dung chụp hình. Mặc dù chiếc cầu bây giờ là phục dung - cây cầu cũ đã bị dỡ bỏ - nhưng dù sao cũng để người Việt Nam nhớ lại một thời đã qua.

    Trả lờiXóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]