Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Khác biệt? Hay những kẻ chưa được đồng hóa

Cuộc sống tập thể luôn có những người được gọi là "cá biệt"! Nhưng thế nào là "cá biệt"? Bạn có suy nghĩ thế nào về điều này?
Đó là một viên gạch lát sàn không đồng điệu? 

Là một chú chim cánh cụt có màu lông khác với đồng loại?

Là một cây hoa hướng dương có bông không hướng về một phía?

Đó là một người riêng một mình làm chuyện khác mọi người?

Đó là cây hoa hướng dương bị ngăn cách với cánh đồng hướng dương?

Đó là một trái chuối chín trước, khi các trài còn lại vẫn còn xanh?

Đó là một chú chim không quay cùng hướng?

Hay là người quay ngược nhìn xuống khi thang máy đưa dòng người đang cuốn lên?

Kẻ đến giờ tự học không muốn ngồi học mà muốn đi chơi để cờ đỏ ghi tên?

Hay người muốn ngủ tiếp mà chuông bắt dậy tập thể dục?
 

Trong hàng ngũ, kẻ không nghiêm túc khi duyệt binh qua lễ đài?
"Lạc giữa những kẻ to lớn, được yêu thương, sướng tê người! hi hi!"

"Cả đám nhìn mình mà không dám động đậy!"

"Màu lông thì giống nhưng sao vẫn thấy khác biệt làm sao ấy! ?"

Có "cá biệt" không, khi có kẻ chui vào một góc đọc sách,
 trong lúc ở ngoài kia đang chơi thể thao náo nhiệt?
 
Khác biệt không, giữa đám lít nhít lại có người cao vống lên, hay có người lùn tịt?
"Không lẽ đây là kẻ ăn trộm trứng của chúng mình à?"

"Cháu không không chịu cắt Amidan đâu! Cháu không phải là người dũng cảm!"

Làm tướng: "Có gì hãy cống nộp cho tao, nếu không muốn nhừ đòn!"

Không biết kẻ ngồi trong phòng thầy chủ nhiệm hay 3 trò ngoài kia ai là "cá biệt"?

"Cháu thích làm họa sỹ!"

Những đứa trẻ thích lêu lổng, thích đi bắn chim, leo trèo bắt chim sẻ,
bắt dế, nhổ su hào, đào khoai lang, đậu phộng...
 
KHÔNG lẽ chúng là những CÁ thể riêng BIỆT
khi sống chung trong môi trường nội trú nên được gọi tắt là "CÁ BIỆT"?

12 nhận xét:

  1. Đối với tuổi trẻ, cá biệt có thể là mầm mống của thiên tài hoặc tâm thần. Miềng cũng từng làm chút chút cá biệt khi người ta ngủ miềng trốn đi trèo núi, người ta ăn cỗ miềng đi trèo kho trường Võ Thị Sáu ... zưng mờ khi làm ráo, miềng cực với mấy tên cá biệt chừng nào thì chừ hắn nhớ tới miềng lâu chừng đó! Hổng thấy thằng nào làm thiên tài hay bị điên. :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. MF vẫn cá biệt theo nhận xét một người bạn âm thầm dõi theo MF. Một người thông thạo IT nhưng nói không với facebook. Không phải chúng ta không quý bạn bè. Vì chúng ta phải phân bổ thời gian cho trách nhiệm, cho tình yêu sống động bên ngoài thực hơn không gian phẳng . MF và Mộng Linh, Mười bạc, Minh Trí là những mẫu người nói ít trên mạng nhưng là những người đóng góp năng nổ giúp đỡ động viên bạn bè và sống rất có lý có tình. Đó là những cá biệt rất đáng yêu, vì họ không bao giờ nói về cá nhân mình. Điều gì họ làm được cho bạn bè thầy cô thì họ làm rất lặng thầm, không ồn ào. Đó là khiêm tốn.Tặng MF câu này mình sưu tầm từ net : "Họa phúc của một người còn phải xem người đó khiêm tốn hay kiêu ngạo.."

      Xóa
    2. @ND: ai ... za! MF ngoa ngoắt ì xèo trên blog, zậy mà ... cảm ơn ND, hic hic, MF ôm lấy quà tặng mà ngậm ngùi cả "khiêm" lẫn "kiêu". Bởi vì, cho đến giờ, đi đâu, MF vưỡn bị người ta ngó như một ... cá biệt, MF cứ e ... miềng thiếu khiêm!

      Xóa
    3. Đọc cái còm trên của Nặc danh 20:01:00 , 26 thg 2 , 2016 mà mình thấy nhột kinh khủng . Có lẽ nhìu bạn cũng thấy vậy nên từ đó tới giờ chả ai dám nói gì nên blog này thành cái chùa bà đanh rùi .

      Xóa
  2. Chí Dân đật cái tiêu đề mình đọc và bật cười đó. Mình là Nặc danh 20:01:00, 26 thg 2, 2016. Mỗi ngày thăm bạn bè trên fb cũng thấy CD dạng cá biệt .hehe
    Mình thấy một bạn giảng viên Đh viết nhiều bài đọc xúc động lắm nhưng cách dùng từ hán việt bị sai rất nhiều.
    Ví dụ:
    - khi bạn ấy còm vào bài anh chị em HSMN nhậu họp mặt bằng cụm từ " uống rượu giao bôi" là rất tầm bậy, hehe. Rồi bạn dùng từ "tái giá" cho người đàn ông lấy vợ lần hai là bậy bạ hết sức. Theo mình biết phụ nữ lấy chồng lần sau mới dùng chữ "tái giá", còn đàn ông thì phải dùng từ " tái hôn" hay "tục huyền" (nếu vợ chết rồi lấy vợ khác).
    Mình tính còm góp ý nhưng thương bạn sợ bạn tự ái vì cũng là giảng viên đại học. Ngẫm nghĩ chuyện hoc vượt của chúng ta cũng có nhiều khiếm khuyết về kiến thức.Thà bạn làm ngành gì khác chứ đã là nhà giáo phải dùng từ thận trọng vì nó là thước đo tri thức để đánh giá mình có đủ lực đủ tầm đứng trên bục dạy dỗ con người ta hay khôn?! Cách dùng từ hán việt lại động đến nỗi đau ngàn năm đô hộ của giặc tàu. Bởi vậy mình đọc tực đề Chí Dân mình lại bật cười vì nói đề tài này từ cá nhân, đến cộng đồng hay đến đất nước là một đề tài khá rộng nếu ta thảo luận theo hướng mở.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quế mà, khác biệt về tính cách, nhưng hiểu nhau, đồng cảm và thông cảm cho nhau, như năm ngón tay, mỗi ngón một vẻ nhưng trên cùng một bàn tay. Người không cùng cảnh ngộ có khi không hiểu được.

      Xóa
  3. Hoàn toàn không hiểu bạn nặc danh muốn thảo luận gì ở còm thứ hai, thật là cá biệt quá đi mà😦😦😦😦😦

    Trả lờiXóa
  4. sorry vì gõ tắt bạn ko hiểu.ý là mình ko thích chơi fb nhưng muốn biết tin tức bạn bè có khỏe ko thì phải lên fb. Thấy bạn viết sai ko thích nói do cả nể sợ bạn tự ái lung tung vì bạn có học hàm học vị giỏi hơn mình. Nếu bạn không phải giáo sư là mình gõ: "á đù, mày viết bậy rồi con ạ ! hehe". Đưa vào đây vì liên tưởng đến chữ CÁ BIỆT và ĐỒNG HÓA của bạn CD đề cập. Mình nghĩ đến từ Hán Việt và sự đồng hóa giữa dân Việt và Tàu, ai đồng hóa ai đây? hic. Lan man còm ngang nên XH nói mình cá biệt là phải rồi

    Gửi XH vài cái link đọc rất hại não đây, kha kha. Hoàn toàn ko có ý lên án hay chê bai mạng xã hội. chấp nhận sự khác biệt luôn khiến ta bao dung với lỗi lầm bản thân và người khác và sống tích cực và tự hoàn thiện mình để sống hạnh phúc hơn thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. BBC Future

      Tính bầy đàn làm con người ngu xuẩn?
      Tầng trệt của một quán bia ở London có lẽ không phải là nơi mà hầu hết các chuyên gia tâm lý sẽ chọn để tổ chức một cuộc thử nghiệm về cách thức con người ta đưa ra quyết định. Thế nhưng với Daniel Richardson, nó là nơi hoàn toàn lý tưởng.
      Là một nhà nghiên cứu tại University College London, ông rất quan tâm đến cách mà con người bị tác động bởi những người xung quanh - ví dụ như việc quan sát quyết định của người khác làm ảnh hưởng đến quyết định của chính chúng ta.
      Để thử nghiệm điều này, ông cần một bối cảnh trong đời thực, nơi mà con người ta gặp gỡ và giao tiếp, thay vì một phòng thí nghiệm nơi mà họ thường bị cách ly.
      Tối hôm đó, khoảng 50 người chúng tôi đã có mặt tại câu lạc bộ Phoenix Arts ở Soho để tham gia vào thí nghiệm của Richardson.
      Không khí nơi khá vui nhộn. Richardson đứng trước mặt chúng tôi, xắn tay áo như thể đang trình diễn trên sân khấu. Tuy nhiên mọi thứ đều là một phần của một thí nghiệm khoa học nghiêm túc.
      Mỗi chúng tôi vào xem một trang web được thiết kế nhằm phục vụ cuộc nghiên cứu này, trong đó cho phép chúng tôi di chuyển một dấu chấm phía trên màn hình cảm ứng. Dấu chấm của mỗi người sẽ hiện lên trên một màn hình lớn hơn ở phía trước căn phòng.
      Như vậy, tất cả suy nghĩ của chúng tôi sẽ được trình chiếu ra cho tất cả mọi người, trong đó có cả Richardson. Khi tất cả mọi người di chuyển dấu chấm trên màn hình cá nhân của mình, những dấu chấm trên màn hình lớn giống như một đàn ong giận dữ.
      Khi chúng tôi đã bắt đầu thạo thao tác, ông bắt đầu hỏi câu hỏi đầu tiên: “Bạn đã bao giờ gian lận khi làm một bài kiểm tra nào đó chưa?”
      Những người trả lời ‘không’ di chuyển dấu chấm của mình sang bên trái, và những người trả lời ‘có’ di chuyển dấu chấm của họ sang bên phải. Ban đầu chúng tôi đưa ra câu trả lời một cách riêng lẻ, và các dấu chấm được ẩn đi trên màn hình lớn. Sau đó, chúng tôi trả lời theo nhóm.
      Richardson muốn biết là sự khác biệt này liệu có dẫn đến những kết quả khác nhau không. Liệu chúng tôi có trung thực hơn khi trả lời một mình và liệu chúng tôi có thay đổi câu trả lời của mình trước tác động của người khác hay không?
      Phần chính của cuộc thử nghiệm bắt đầu, và chúng tôi bắt đầu được hỏi ý kiến về những chủ đề khác nhau. “Anh quốc có nên rời EU không?” Richardson hỏi.
      Hầu hết các dấu chấm đều chạy qua bên trái, tức ‘không’.
      “Các cuộc đình công của công nhân tàu điện ngầm cần bị pháp luật cấm đoán.” Các dấu chấm bay loạn xạ vì chúng tôi đã tìm kiếm câu trả lời mà số đông có thể chấp nhận.
      “Người đi mua ăn cho bạn bè cần được chia phần nhiều hơn.” Cũng một chút hỗn độn trước khi các dấu chấm thi nhau chạy sang bên trái.
      Thế nhưng liệu có bao nhiêu người trong chúng ta tỏ ra lưỡng lự nếu những dấu chấm này được ẩn đi?
      Đáng tiếc là kết quả cuối cùng không được tiết lộ cùng đêm đó (bởi chúng sẽ được dùng như một phần trong bài luận lấy bằng tiến sỹ).
      Thế nhưng Richardson nghĩ rằng chúng sẽ giúp chúng ta thấy được tác động nguy hiểm của tính bầy đàn.
      Khi ở trong một nhóm, con người ta thường đưa ra những quyết định nặng về mặt định kiến và kém thông minh hơn so với lúc đưa ra quyết định một mình.
      “Khi con người ta tương tác, họ lại đồng ý với nhau và từ đó đưa ra những quyết định tệ hơn,” ông nói.
      “Họ không chia sẻ thông tin, họ chỉ chia sẻ định kiến. Chúng tôi đang tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến điều này và từ đó tìm ra cách để đưa ra một quyết định tốt hơn trong tập thể.”

      Xóa
    2. (tiếp theo)
      Nghiên cứu của Richarson về sự hùa theo tiếp nối những nghiên cứu về tâm lý đã diễn ra suốt 60 năm qua.
      Hồi thập niên 1950, nhà tâm lý học tại Harvard, Solomon Asch, đã chỉ ra rằng con người ta thường hùa theo quyết định của số đông ngay cả khi quyết định đó sai rõ ràng, và ngay cả khiến họ phải đi ngược lại lý trí của mình.
      Cũng trong thời gian đó, Read Tuddenham từ Đại học California chỉ ra rằng các sinh viên của ông sẽ đưa ra những câu trả lời quái gở đối với những câu hỏi đơn giản, ví dụ như các bé trai có tuổi đời trung bình là 25 năm - khi mà họ nghĩ rằng những người khác đã có cùng câu trả lời.
      Tính bầy đàn hoàn toàn đối lập với hiệu ứng ‘sự khôn ngoan của đám đông’ - khi mà ý kiến của số đông thường giúp đưa ra những câu hỏi hoặc dự đoán chính xác hơn là ý kiến cá nhân.
      Điều này chỉ xảy ra khi mà các cá nhân trong đám đông đó đưa ra quyết định một cách độc lập. Điều này chỉ hiệu quả khi có sự độc lập rõ ràng giữa các cá thể trong đám đông, và hiệu quả nhất khi đó là đám đông có các thành viên đa dạng. Trong một nhóm có nhiều điểm tương đồng, các thành viên có cùng nhân dạng và nhu cầu đoàn kết sẽ vượt lên trên tất cả.
      Vì vậy, khi Richardson đưa ra bức hình của một con cá heo sát thủ và hỏi chúng tôi về cân nặng của nó, ông nên dựa vào mức độ trung bình ở tất cả các câu trả lời của từng cá nhân, thay vì dựa vào những dấu chấm trên màn hình lớn.
      Đó là nói về mặt lý thuyết. Những dữ liệu từ cuộc thí nghiệm sẽ giúp Richardson và các sinh viên của ông kiểm tra lý thuyết này và tìm hiểu sâu hơn về việc sự diện của người khác sẽ tác động đến suy nghĩ của chúng ta ra sao.

      Ông đã để lại cho chúng tôi một suy nghĩ xa hơn về mạng xã hội: “Chúng ta nghĩ về Internet như là một siêu xa lộ thông tin. Thế nhưng nó không phải là vậy, nó là một siêu xa lộ những thành kiến. Twitter và Facebook là những công cụ chia sẻ thông tin tuyệt vời, nhưng vì chúng ta đang chia sẻ những định kiến của mình, nó khiến chúng ta trở nên ngu xuẩn hơn.”

      Xóa
    3. Khi đưa một vấn đề ra người ta luôn bàn hai mặt của nó. Luôn là như vậy cả. Tâm lý bầy đàn cũng rất tích cực khi ta tạo hiệu ứng : tình thương mến thương, kêu gọi từ thiện ...thì rất tích cực cho cộng đồng đề cao tính nhân ái. Ý tôi là vậy đó XH. Chúc bạn vui khỏe !

      Xóa
    4. @ND: Khổ cái, khi phong hàm nỏ thấy hội đồng nào chấm chính tả! :D :D

      Xóa

Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.

Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]