" Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục
thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác "
Nơi gặp gỡ, giao lưu của các bạn cựu Học Sinh Miền Nam-Trường Nguyễn Văn Bé và các trường HSMN khác. Rất mong tất cả các bạn HSMN, các bạn thiếu sinh quân trường Trỗi và tất cả những ai đã có, dù chỉ là chút ít kỉ niệm với chúng tôi hãy tham gia đông đảo. Hy vọng rằng với sân chơi này chúng ta lại tìm thấy nhau dù đang ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này.
Mời bạn cho nhận xét của mình đối với bài viết. Nhận xét của bạn là đóng góp lớn lao cho ngôi nhà chung của chúng ta.
Dùng mã code dưới đây để chèn nguồn từ bên ngoài vào comment:
Link : <a href="Link URL">CLICK HERE </a>
Hình ảnh : [img]Link hình ảnh URL[/img]
Youtube clip : [youtube]Link video từ yotube[/youtube]
Nhaccuatui : [nct]Link nhạc từ Nhaccuatui[/nct]
• Về câu hỏi, thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trong một buổi nói chuyện về các vấn đề kinh tế ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vào cuối năm 2013, trả lời rằng đây là mô hình chưa từng có trên thế giới, đó là câu hỏi mà Việt Nam vẫn phải dò tìm trong tương lai:
Trả lờiXóa“ Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm.[8]
• Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập "định hướng xã hội chủ nghĩa" là phải bảo đảm sự công bằng tương đối về xã hội và chế độ an sinh xã hội phổ cập đối với người dân.[7] Điều này giống với mục tiêu của nền kinh tế thị trường xã hội của nước Đức, và khác với nền kinh tế thị trường tự do của nước Mỹ (ở Mỹ, Nhà nước không quản lý tập trung quỹ bảo hiểm xã hội và có tới trên 40 triệu người dân không có bảo hiểm y tế)[7] Tuy nhiên, có những thực tiễn vừa qua lại đi ngược lại, ví dụ như việc tăng phí bệnh viện và phí học đường đang trở thành gánh nặng cho người nghèo.[7] Hậu quả của việc không xác định mô hình kinh tế và duy trì các mối quan hệ không rõ ràng giữa Nhà nước và thị trường, sẽ biến các doanh nghiệp thành các chủ thể phụ thuộc ngày càng lớn hơn vào Nhà nước.[9]
“ Câu hỏi tại sao sau hơn hai mươi năm chuyển sang kinh tế thị trường mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn èo uột như vậy và chủ yếu lấy cơ chế xin-cho làm tôn chỉ hành động, không tăng được năng lực cạnh tranh... phải chăng đã tìm được câu trả lời từ chính sự mập mờ của khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" này? ”
• Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban cố vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời các thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, bàn về bức thư viết ngày 09/8/1995, tức 20 năm trước, của cố Thủ tướng Việt Nam, Võ Văn Kiệt gửi cho Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khuyến nghị, cảnh báo và nêu quan điểm về một số vấn đề được cho là có tầm chiến lược đối với Việt Nam vào thời điểm đó:
“ "Mặc dù Việt Nam cũng đã phát triển nền kinh tế của mình theo hướng thị trường, cũng theo đổi khá nhiều, nhưng Việt Nam cũng vẫn định hướng cho mình là một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và do quan niệm theo xã hội chủ nghĩa đó cho nên trên thực tế nó đưa Việt Nam tới tình trạng là 20 năm sau bức thư của ông Võ Văn Kiệt, 20 năm sau những cột mốc có thể tạo thay đổi cho Việt Nam thì Việt Nam cũng vẫn có một nền kinh tế nửa thị trường, nửa nhà nước chỉ huy. Do lý do này, Việt Nam đã ở một tình thế rất khó khăn ”
• Tại hội thảo "Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015- 2035", ôngBùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện chiến lược phát triển đánh giá rằng:
“ "quá trình đổi mới tư duy sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong vòng 15 năm vừa qua là hành trình “dò đá qua sông”. Quá trình này rất dò dẫm về lý thuyết, lý luận, nhận thức về mô hình mới vẫn chưa rõ ràng nên gây khó cho việc hoạch định chính sách." [10]