Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

NHẬP GIA TÙY TỤC


Ngày tôi về Đông triều (1972), chẳng là khóa tôi là khóa duy nhất về nước bằng đường ô tô sau khi đi tàu hỏa từ Quế lâm tới Đồng đăng, vì lúc này giặc Mỹ lại leo thang ném bom miền Bắc, chà chà đêm tàu về tới ga, bọn tôi đang say ngủ lắc lư, bỗng nổi lên tràng tiếng : Đan mạnh(bắc), tàu éo gì về chậm thế! Rồi tiếng búa gõ cành cạch vào bánh sắt tàu. Cả bọn nghe thấy ngồ ngộ (vì bọn tôi toàn xài tiếng Đan mạch nam), thằng Hữu Hải nhận ra liền reo lên : Về đến Việt Nam rồi chúng mày ơi, thế là cả toa tàu nháo nhác rùng rùng hò reo: Việt Nam rồi, Việt Nam rồi. Quê hương nó thân thương lắm mọi người à, nhà thơ Tố Hữu nói " Đêm khuya một tiếng bầu tiếng trúc, một câu hò... cũng động trong tim " (Miền Nam). Phải những người đi xa trở về mới thấm cái cảnh này, kể cả một câu chửi thề bằng tiếng quê mình cũng động trong tim, tôi thật.
Từ đây chúng tôi lục tục rời tàu, một đoàn xe ca liên vận chờ xa xa, í ới gọi nhau, te te xông tới để lên xe, cái không khí phòng không bắt đầu chạm vào chúng tôi, chiến tranh hiện hữu bằng xương bằng thịt rồi. Trong cái hân hoan cũng có cái ngơ ngác lắm, xe chạy cả bọn chả biết địa điểm tập kết là đâu, chỉ biết mỗi cái tên Đông triều thôi. Khoảng ba giờ sáng đoàn xe dừng lại ở Bắc ninh thì phải (sau này nghe mẹ tôi nói lại, chứ tôi biết đâu), lúc này chúng tôi vẫn gật gà trên xe, có một vài tiếng gọi vang lên Hùng con ơi, Minh con ơi, Đỗ Hà Bắc ơi...giật mình chúng tôi tự hỏi cái gì thế này nhưng vẫn lặng thinh chờ đợi.
 Tôi không còn nhớ thầy cô nào áp tải chúng tôi về nước đợt đởn, một lúc sau tôi cùng mấy đứa được gọi  tên, thầy áp tải nói có người nhà tới đón, lúc này trong ánh đèn lờ mờ tôi đã nhận ra mẹ tôi đang đứng đó cùng mấy cô nữa. Tôi chạy lại: Con là Hùng đây mẹ ơi! Phải nói người lớn ít thay đổi với thời gian hơn so với trẻ con, năm năm, mẹ tôi ớ người thằng nào mà cao lều nghều, giọng lại ồ ồ khàn khàn như vịt đực lai thế này (đang tuổi vỡ giọng mà). Rồi hai mẹ con cũng nhận ra nhau, mừng lắm. Hóa ra các cụ biết con về nên một nhóm các cụ hùn vào thuê hẳn một chiếc xe com-mang-ca đi đón. Oai phết.
 Líu ríu tạm biệt các bạn không có người nhà đến đón, thật khó diễn tả tâm trạng tôi lúc lủng, nửa vui vui, nửa hâng hẫng, nói chung là cứ bay bay thế nào ý. Mẹ thằng Bắc vân không đi được nên ủy quyền cho mẹ tôi đón giùm. Xe đi được một lúc cả mấy thằng mới sực tỉnh:  Còn thùng hàng đâu nhỉ, thì ra trong lúc chuyển giao chúng tôi chỉ kịp cầm theo cái túi xách nhỏ, thùng hàng vẫn theo đoàn xe liên vận. Biết chúng tôi áy náy cô Phán (má Minh núi) trấn an: Thùng hàng sẽ được bảo quản trong kho của trường ở Đông triều. Thế là an tâm, chúng tôi bắt đầu bi bô...
 Một anh ngố xuất hiện ở khu tập thể 28 Đ.B.Phủ HN, khà khà ngạc nhiên chưa, tôi, quần rộng thùng thình xắn móng lợn, đầu húi cua, dép rọ, áo đại cán bốn túi đi lại hùng dũng như thường vẫn. Nhưng thấy mọi người cứ chỉ trỏ rồi tủm tỉm là sao, là sao ta. Hỏi cô em gái, nó cũng cười rồi bảo: Mọi người gọi anh là tàu xì, ngố tàu gì đấy, em cũng cố giải thích cho mọi người hiểu. À thì ra là vậy, thôi kệ, ngố mãi cũng phải khôn . Chắc mấy thằng bạn tôi cũng trong tình cảnh đó, có sao đâu.
Tôi uống hết bát nước mắm ngay bữa cơm đầu tiên, ôi chà sao nó ngon thế, năm năm toàn xì dầu mà, cả nhà tròn mắt nhìn, ấn tượng  khó phai. Đêm nằm nhớ bạn, không biết mấy đứa về Đông triều giờ này ra sao. Rồi nửa tháng cũng qua, mẹ tôi và cô Phán lại dẫn đoàn quân lên trường.
Thời chiến việc di chuyển cả là một vấn đề nan giải, chen mua vé, chen lên xe, giành chỗ ngồi, nhọc phết đấy. Có hơn tám mươi cây số đường mà từ sáng tinh mơ đến gần tối xe mới tới Đông triều, lội bộ mấy cây nữa thì đến trường, tối mất rồi. Vào nhà khách ngủ đợi sáng mai lên.
Buổi sáng trời trong veo, man mát gió, mấy đứa tôi vươn vai ngam ngáp vọt ra ngắm cảnh trường, ui, sao không giống trường ở Quế nhỉ, mà  lại gợi cho tôi cảnh sơ tán xa xưa lúc tuổi chín mười. Rồi chúng tôi cũng ngộ ra, mình còn nghèo, làm sao mà sánh được, chấp nhận thôi.
 Đợi mở cửa kho hàng chúng tôi lao vào, thùng hàng tôi đây rồi. Ơ nhưng sao lại toang hoác thế kia, tôi nhớ chúng tôi gói kỹ lắm mà. Ngửa cổ nhìn mái ngói thấy thủng lỗ chỗ, moi ra thì hỡi ôi, quà cáp cho gia đình đã bay đi rồi, hì hì...chạy ra khoe mẹ: Quà nó chạy đâu mất rồi mẹ ơi, chỉ còn mỗi chăn màn, mới cả hai bộ quần áo, mới cả cái đèn bão thôi... mấy thằng kia cũng ríu rít khoe giống tôi vậy.
Và cuối cùng tôi được phân vào lớp 8b, đang sơ tán ở khu Hổ lao lại cùng lớp với Hồng khô, Vinh mập. Kể câu chuyện ở kho, chúng cười tô hô rồi bảo: Mấy anh mười chờ giải quyết giúp chúng mày đới. À ra vậy, quả nhập môn cũng giá trị chứ nhể. Tôi nghĩ, lại phải đợi mình lên mười chờ vậy, nhập gia tùy tục mà, he he...Nu, pa-ga-zi!
Sau này gặp lại anh Châu bản lồ mười chờ thời đó, hỏi anh gật, chính tụi anh, khà khà khà.
 Bài học: có một điều rất hay là các anh mười chờ không đụng đến vật dụng cá nhân nhé, để mấy thằng em còn tồn tại chứ, không như ở quê tôi, đi là đi cả thùng, nhân văn là đây chứ đâu.
 XH.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

CHIM ANH CHẾT RỒI

Alô ! Anh hả ?
Anh đây vừa xuống sân bay ,có chi rứa?
Anh ơi chim anh...........(mất sóng)......rồi!
Cái chi, anh vẫn khỏe, anh đi tìm khách sạn đây ! Sáng nay anh đi ,chim cò bình thường mà.Em thấy rồi còn gì?
Không ,hồi hôm anh........bây giờ ....... không dậy được.
A lô mà anh ơi nó khỏe rồi !Em  lấy tay rờ rờ vào nó ngỏng cái đầu dậy.
Là sao anh không hiểu?
Mà này em không biết ,chim của anh ,anh chăm anh giữ,nó chết em không chịu đâu?.
A lô mà anh nó xỉu lại rồi. Thằng nhỏ nhà bên réo ngoài cửa ,cô ơi cô ,cho má em lấy chim của ba em gữi hôm qua...Trời ơi té ra chim người ta !



Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

THẦY LÀ VĨNH THỌ MÀ !

Thầy Thọ (Bí thư Đoàn trương HSMN số 1 ĐT,ngồi giữa hàng đầu)với bạn bè và học trò cũ.
  Đang họp nghe điện thoại báo tin nhắn cái chít ,bực mình vì nghĩ bọn tin rác nên không nghe.Mãi buổi chiều mới mở ra xem ,hóa ra P.Đ.Nhạn nhắn mời 10h30 ngày 21/9đến Việt Phố 49 Lê Quý Đôn gặp mặt nhân thầy Trần Vĩnh Thọ vào Tp HCM  .Âu cơ một cái để hắn trù bị ,nhỡ vung tay lại phí của giời!

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

THƠ TÌNH CHO MUỘI

Anh vẫn chờ em bên ngã tư đường
Mấy bông sứ trắng gió đưa hương
Anh thấy lòng đau như trái rụng
Không biết mai về có nhớ thương ?
                                       VŨ ANH VINH

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Trung Thu trong bão

Những ngày trước rằm nắng đẹp, bọn trẻ con háo hức sắm đầu lân, áo quần, thuê xe thuê trống ... ngày 11,12 đã có một vài đội múa thử, xem chừng chúng rút kinh nghiệm năm nào trời cũng mưa vào mấy ngày này. Ngày 13 trời đổ mấy cơn mưa rào, tụi trẻ ngước mặt lên trời cầu xin đừng có mưa nữa ... híc, ông trời không nghe, ngày 14 đẩy gió bão về, trời lúc tạnh, lúc mưa, làm tụi trẻ vẫn hy vọng. Tới sau 4 giờ thì niềm hy vọng chừng như đã tắt. MF có việc đến nhà tỷ Quế Minh Tâm, chồng chị là thầy giáo dạy môn học khá hóc xương là phân loại thực vật (ngày học thầy ở Đại học bọn trong lớp kêu thầy là "dũng sỹ diệt sinh viên", vì cái môn đầy chữ la-tin ngao ngán của thầy làm sinh viên thi rớt lỏng chỏng, vậy mà không biết sao thầy tán được trò là một tỷ Quế), thầy trò trao đổi về thảm thực vật của Thành Cổ QT. Mải trao đổi say sưa, khi bước ra khỏi nhà thầy mới thấy con Mazda bị ngập 2/3 chân, không thấy đường xuống tam cấp, MF trượt chân té cái rầm, ướt ráo trọi. Rồi cũng phải trèo lên xe, bò trong nước cho đến hết đường Võ Thị Sáu, ra Lê Lợi cao ráo, thoảng nghe đâu đó tiếng trống, mà nghĩ về Trung Thu, chợt thương bọn nhỏ, nghĩ về những ngày Quế con đi múa lân. Nhớ hồi í thấy nó múa lân đánh trống cho toe cả tay, bảo: thôi để mẹ cho ít tiền... nó bảo: nếu chỉ để kiếm tiền con không đi múa! Híc, đó chính là sự múa lân của tụi trẻ con ở Huế. Chúng không đi xin tiền, (xem trang báo ni thấy buồn (http://kenh14.vn/xa-hoi/bay-tro-mua-lan-chan-xe-xin-tien-nguoi-di-duong-20130918113749979.chn)), chúng đến múa những nơi chúng cho là họ có nhu cầu lân đến để may mắn, và họ sẽ cho chúng tiền! Tiền nhiều ít bất kể, lỗ lãi không thành vấn đề, miễn được vui, được chơi, được có một số tiền để sau những giờ múa mệt rã là có một nồi chè để xì xụp! Nhiều nơi chờ đợi lân đến! Các cửa hàng, của hiệu, các gia đình ấm cúng, các em bé ... ngóng chờ! Từ khi Quế con từ giã "nghiệp" lân, MF cũng ... chờ lân. Vì biết tụi nó cần những người chờ để được biểu diễn, diễn cho chủ nhà và diễn cho thiên hạ coi! Có điều, nếu cần lấy hên, lân phải đến tự nhiên mới hên thiệt, chứ hẹn hay mời chúng đến thì mất cả hay ho. Nhà MF sâu quá, chúng ngại vào hay sao mà thi thoảng mới có đoàn ghé qua. Đêm Trung thu nào cũng mở rộng cổng, bật đèn ngoài để chào mời chúng vào. Nhà nhà chở các em bé đi theo lân, để bé coi lân và cũng là niềm tự hào của các "lân" được các em bé hâm mộ. Những đoàn lân lớn, sau khi kết thúc những đêm trình diễn tại các cơ sở có thể kiếm tiền, chúng đến các ngã tư lớn, trình diễn miễn phí cho thiên hạ một màn thật ngoạn mục, rồi sau đó là đốt đầu lân.(ở Huế, sau khi múa đêm cuối, bọn trẻ đốt đầu lân, dù đầu lân làm rất công phu, chúng bảo rằng để năm sau hên hơn!)
Trở lại với ngày hôm qua, MF về đến nhà, mưa sầm sập, rồi mưa ngớt thì gió rít lên, mái tôn và cửa bắt đầu đập rầm rĩ, thế là "rồi" cái Trung Thu năm ni! MF thầm nghĩ thế. Không một tiếng trống, chỉ tiếng gió vật vã và mưa chao chát suốt đêm. Ngày hôm nay, không biết bọn trẻ đã đốt lân lúc nào, mà chiều, rồi tối, tịnh không một tiếng trống, mặc dù trời chỉ mưa lắc rắc. Tối lại nóng ruột, MF chạy xe máy một vòng, mới tầm một vài đám lân lớn biểu diễn. Hiện tượng hiếm có cho một Trung thu ở Huế. Chỉ vì cơn bão số 8!

Đây là đoạn video MF quay bằng máy ảnh cùi tối nay.

Chờ lân

Chộp được đoàn lân 4 đầu
Lân không phải chỉ dành riêng cho ông chủ nhà hớn hở trong kia...
 Những con lân này không xin tiền, mà chủ nhà treo tiền làm phần thưởng,
chúng thưởng nhảy hoặc trèo đạt độ cao để lấy thưởng rất ngoạn mục!
Một vài nhóm lân nhỏ được tìm thấy còn "sống sót" đến hôm nay!

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

CẢM TẠ

Gia đìnhMinh Châu và Thái Ngọc chân thành cám ơn tình cảm , sự chia sẻ động viên thân tình của các bạn HSMN Quế Lâm đối với gia đình trước sự ra đi của người Mẹ kính yêu . Thật cảm động và không biết nói gì hơn , với Minh Châu và Thái Ngọc tình bạn HSMN là mãi mãi .

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2013

ĐÁM HỎI


Tôi vừa dự “Trù bị đám cưới” về. Bỗng dưng mình được diện comple, đeo cà vạt, đi giày tây, ngồi “chiếu trên” với các cụ, "oais" của nó. “Vì tương lai con em chúng ta”. Nhân ngày vui của gia đình NH, có mấy tấm hình xin chia sẻ cùng các bạn.
Hoành tráng
Sính lễ! "Voi 9 ngà, gà 9 cựa. ngựa 9 hồng mao" đang chờ mang đến.
Hai họ
Mẹ hiền, dâu thảo
Sướng!
"Chúng nó"đấy
Mọi người nhắm mắt lại!
Nghi lễ cấp quốc gia
Hai cháu cùng phù dâu và phù rể.
                                  


 

KHÔNG ĐONG ĐƯỢC ĐÂU


6h30 chuông điện thoại đổ, thằng Bắc vân réo, thôi chết tôi rồi, hôm nay hẹn nó đi đám tang mẹ cái cái Châu vợ Ngọc là bác Hồ Thị Huấn, cái tội hôm qua nhậu hăng quá đây mà, hỏi lại nó xe chạy chưa, nó bảo giống xe dù đang chạy vòng vòng bắt khách đây, cười mếu máo nó hối nhanh nhanh đi bố, bọn tôi cổ dài bằng sếu đầu đỏ rồi nè.
Tôi vội bái bai "con voi yêu quí của anh suốt đời" cái rồi vọt, 6h50 thì bước lên xe, xin lỗi rối rít, dòm mặt các chiến tướng, xem nào Quế giai gồm Bắc vân, Hùng ĐB, Quang lùn, tôi. Còn Quế gái, hà hà đang xí hổ, nhát nhìn sau. Bắc vân nói bác tài chạy qua câu lạc bộ hải quân đường N.H.Cảnh đón thêm ông Quốc lủi xong thẳng tiến.
Đủ mặt rồi tò mò tìm hiểu Quế gái, bốn đứa cùng khóa cái Châu hết, cái Hoa say xe được ưu tiên ngồi cạnh bác tài, tiếp sau là cái Vân bẹt, Vân Anh, cuối cùng là cái Thúy, ây dà tôi bắt đầu lúng búng khi nhận ra nó (cái Thúy ý) và trật tự nghe Hùng ĐB choang choác như vẫn, cùng sự tính toán chặng đường của Bắc vân.
Cái Thúy, trong một còm nào đó tôi có nói là tôi nhớ trộm một em dưới tôi hai lớp ý, là em ẻm đấy, hì hì nó chẳng biết tôi là ai, thế mới là nhớ trộm chứ, cái dáng đi của nó bao năm vẫn vậy, vẫn khềnh khoàng ấn tượng, nhưng gương mặt vẻ xinh hơn. Tôi lộ chuyện này ra cũng mong các ông Quế giai có bóng hồng nào tơ tưởng từ thời thởi thì mạnh dạn mà thò ra cho xôm nhé.
Biết đến Phan rang (350km) không kịp lễ động quan thằng Bắc vân phán luôn: Số tiền phúng điếu phải được đưa trước lễ. Bốc điện thoại nó gọi Ngọc: Mày ứng trước cho bọn này số tiền phúng điếu nhé, khi ra đến nơi bọn này trả lại coi như là tiền vay thôi. Như vậy không còn sợ phạm nữa, thằng LĐT chuẩn của nó.
Trưa đến Phan thiết, Đào Công Chiến đón lõng, dừng nghỉ ăn cơm 30 phút, tôi vẫn thói quen hóng trộm em Thúy, đầu bạc rồi mà vẫn thế, mắc cười quá đi. Rồi anh Chiến cũng bái bai vợ hiền lên xe xuôi theo anh em, từ đây trên xe rôm rả hẳn, anh Chiến độc thoại chuyện tình yêu, hà hà... quãng đường như ngắn lại. Bốc điện thoại anh dặn mấy đứa em ở vườn hái cho năm chục ký thanh long bỏ vào mười bịch, chở đến nhà anh, tối về anh lấy.
Xe đến Phan rang 15h30, không kịp rồi đám đã động quan và đến nghĩa trang cách nhà Châu 20km lận, đánh xe chạy theo lên, dọc đường thì Ngọc báo hạ huyệt rồi, thế là quay lại nhà chờ thôi. Cái Châu về nhìn thấy đám bạn mình từ trong này ra, nó khóc mẹ mấy ngày, nước mắt đã cạn, nhưng sao nhìn  khóe mắt nó ươn ướt, nhẽ nó cảm cái tình. Chúng tôi xin lên thắp nhang cụ rồi còn ngược, đường về xa xôi. Bùi ngùi tạm biệt.
Lên xe thằng Hùng ĐB nói: Từ lễ hội thế mà hay, bao giờ cũng lễ trước sau là hội, bọn mình viếng xong là phần lễ rồi, giờ là phần hội thôi, khà khà nó cười to như vẫn. Cái Thúy nói: Đây là chốn cũ của em, em mời cơm gà Phan rang. Đồng ý ngay, có người nhà dẫn đường đến quán, phải nói cơm ngon tuyệt, cảm ơn em Thúy. 18h15 chúng tôi rời Phan rang.
Anh Chiến điện hẹn anh Ngư khi xe về sẽ ghé thăm uống cafe ủng hộ quán luôn, 21h đến quán, quán cafe anh Ngư nằm ngay mặt tiền quốc lộ, anh Ngư hình như cùng khóa chị Thanh Thảo. Anh lặng người, cảm cái tình bạn bè thuở nhỏ. Không cho tính tiền, anh nói nếu tính tiền thì không phải là bạn. Đành thôi, rồi lại tạm biệt anh, biết bao giờ mới có dịp ghé nữa.
22h xe về đến Phan thiết, chạy vào nhà cái Hồng Vân, đến đầu ngõ nó phải ra dẫn đường, chạy te te, mừng lắm nó cười cả miệng cả mắt, cái cười dốc hết tình này. Nhà nó treo toàn ảnh Quế, đóng khung trang trọng lắm. Líu ríu rồi cũng phải chia tay thôi. 22h30, lúc này phải trả anh Chiến cho chính chủ rồi, anh bắt cả bọn vào nhà uống chén trà đã. Trà pha xong, không cầm lòng anh lại xách chai rượu, anh muốn níu thời gian ở bên nhau, một ly thôi nhé. Vậy mà cù cưa gần hết chai, rồi anh nói tặng mỗi đứa năm ký thanh long mà anh đặt khi chiều. Chia tay cảm động, cái bắt tay chặt chặt là, hẹn cuối năm gặp lại.
4h30 xe về đến ngã ba Cát lái, cái Vân bẹt đòi xuống để đón xe bus về nhà ở L.Đ.Của, trời mưa to, đường vắng ngắt, thằng Quốc lủi không cho, nó bảo cái Vân đi theo nó về chung cư nó lấy xe chở về. Chúng tôi vỗ tay, thằng này được, nó bảo hsmn là thế, có gì đâu, con thỏ vẫn còn hơi to, hà hà...
Bác tài cùng cỡ tuổi anh em mình, bác lẳng lặng chứng kiến chuyện của chuyến đi, sau gần 24h của chuyến đi, về chỗ trả khách bác nói nhỏ với tôi: các anh chị chơi mới nhau tốt  nhỉ, bạn từ bé mà còn nhớ nhau thế thật hiếm. Tôi cười tươi với bác: Cái tình của bọn tôi không đong được đâu...tình HSMN ý.

Xin mọi người có trải nghiệm gì thì kể ra nhé, càng dài càng tốt, hơ hơ...

XH              12/9/2013

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Bài của VUANHVINH


Thứ bảy, ngày 07 tháng chín năm 2013


BỐN CÂU HAI CHẦU NHẬU

Hôm nọ anh bạn của nhà thơ nổi tiếng kia sinh hạ được một cháu trai.Anh ta vô cùng  mừng rở,liền tổ chức một bửa tiệc linh đình để thiết đãi bạn bè.Anh ta đến mời nhà thơ và căn dặn:”Anh cố gắng đến dự và viết vào sổ lưu niệm cho cháu một bài khá khá.”Ăn nhậu no say,anh nhà thơ mở sổ ra viết:
Chúc cho chú mầy sinh được một trai
Nó giống chú mầy chẳng giống ai
Mong sao chóng lớn đi ăn cướp
Viết xong,nhà thơ gấp sổ để vào chổ cũ.Mọi người ăn nhậu no say lần lượt ra về,anh chủ tiệc thì lo dọn dẹp hậu trường.Hôm sau ,anh chủ mới mở ra xem,đọc xong anh ta đỏ mặt, tía tai, có vẻ giận lắm.Rồi tức tốc đến gặp nhà thơ mắng, anh nhà thơ cười ruồi rồi nói: - Hôm đó nhậu xỉn quá mới viết lưng chừng; để có một bài thơ hay cho cháu thì phải có them một chầu nhậu cho ra trò nữa thì mới có thơ hay. Anh bạn của nhà thơ nghe vây cũng đồng tình và tổ chức một chầu nhậu có vẻ hoành tráng hơn chầu trước nhiều.Bạn bè anh ta và nhà thơ đến nhậu đã đời ông địa, nhậu ngất ngư nhà thơ mở sổ ra chấm hai chấm(:) viết tiếp:
Cướp lấy thủ khoa giật bảng vàng
Kết quả  là có bốn câu thơ mà được hai bữa nhậu linh đình.Thế đấy , còn lũ tớ viết cả xứ chẳng được một giọt nhắm môi – buồn thiệt.
Thằng nhà thơ ở cạnh nhà tớ nghe lổm bổm làm thơ được nhậu, hắn  vờ qua nhà tớ thăm, mụ xã nhà tớ thấy hắn lịch sự đem trà thuốc mời hắn xơi. Hắn uống nước qua loa rồi nói: - Tôi có viết bài thơ tặng anh nhà rồi hắn vội ra về.
Mụ xã tôi mở ra đoc:
Nhà thơ ở cạnh nhà thờ,
Nhà thơ tắt thở nhà thờ rung chuông
Nhà thơ đi cạnh nhà thờ,
Nhà thơ ngã xuống nhà thờ dựng bia.
Zậy là từ đó mụ xã nhà tôi cứ lằm bằm:
Mấy cái thằng  nhà thơ nhà thẩn này chỉ có biết nhậu, bữa nào bà cho chúng nó một trận cho chừa cái tật làm thơ vớ vẩn.
Nghe chửi quá cái chị hàng xóm chạy sang khuyên can:
Chim khôn kiếm cây lành mà đậu
Gái khôn kiếp thằng nhậu mà nhờ
Mai kia nó chết bụi chết bờ
Đỡ tiền mai táng, đỡ lập bàn thờ tốn nhang.


Được đăng bởi vuanhvinh lúc 21:07 

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

NÓI VỚI CON

       Nói với con
                                 
                                    Thanh Thảo

Dẫu biết rằng quy luật của muôn đời,
Con khôn lớn phải thành đôi thành lứa.
Mà sao hôm nay không giống như mọi bữa,
Mẹ thẩn thờ khi họ đến đón con đi.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

TIN BUỒN

Bác HỒ THỊ HUẤN thân mẫu của bạn Nguyễn Minh Châu ( lớp 7- 73/74 ) , nhạc phụ của bạn Thái Ngọc ( lớp 7- 72/73 ) , nguyên là cô giáo của trường HSMN , đã từ trần lúc 6h15 ngày 10/9/2013 ( dương lịch ) , hưởng thọ 94 tuổi . Lễ viếng bắt đầu lúc 17h ngày 10/9/2013 ( DL ). Động quan lúc 14h ngày 11/9/2013 ( DL ). An táng tại Phan Rang , Ninh Thuận .

BLL HSMN QL xin chia buồn với hai bạn Châu - Ngọc cùng toàn thể gia quyến .

Anh chị em nào đi viếng xin tập trung tại Nhà văn hóa lao động , Tp HCM - Xe khởi hành lúc 6h ngày 11/8/2013 , chiều về .

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Vài hình ảnh Đại Lễ của gia đình MF






















Bài phát biểu thay mặt Hội cựu HSMN chúc mừng  cụ Vũ  Soạn tại Đại Lễ của Gia đình Quế MF.

Huế, ngày 07 tháng 9 năm 2013.

                Kính  thưa  Cụ Vũ Soạn!
                Kính  thưa   Các đồng chí  lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế!
                Kính  thưa   Các đồng chí  lãnh đạo tỉnh Quảng Trị!
                Kính  thưa Tất cả các  Quý vị!

Thay mặt các cựu HSMN trước đây được nhân dân Miền Bắc yêu thương đùm bọc nuôi dưỡng nay đã trưởng thành đang  sống và công tác khắp mọi miền đất nước, là bạn học của con gái cụ Vũ Soạn – Tiên sĩ Võ Thị Kim Thanh, cũng là cựu HSMN, xin được chúc Cụ Vũ Soạn  - Nhà Cách mạng lão thành, người cộng sản trung  kiên, người con ưu tú của mảnh đất “địa linh nhân kiệt” -  quê hương Trị Thiên anh hùng: VUI ĐẠỊ THỌ, MẠNH KHỎE, SỐNG HẠNH PHÚC cùng con cháu!
Xin chúc mừng và chia sẻ niềm hạnh phúc lớn lao này của  gia đình chị Võ Thị Kim Thanh!

Kính thưa các quý vị!

Từ làng quê nghèo Triệu Phong, nhận thấy sự bất công của chế độ Phong kiến, sự áp  bức đày ải của thực dân, chàng trai làng Vũ Soạn đã sớm giác ngộ, tham  gia hoạt động cách mạng, rồi gia nhập Đảng Cộng sản Việt nam từ đầu những năm 40 của thế kỷ 20.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, bước chân anh chiến sĩ trẻ Vũ Soạn gắn liền với những chiến công của mãnh đất Bình Trị Thiên khói lửa cũng như vùng đất quê lúa Thái Bình. Và vinh dự cũng là mong ước đã đạt được của  anh chiến sĩ trẻ Vũ Soạn là được đến Chiến khu Việt Bắc - Quê hương của Cách mạng - để trực tiếp báo cáo với Trung ương Đảng, với Chính phủ,với Hồ Chủ tịch về kinh nghiệm tổ chức chiến tranh du kích qua những chiến công mà ông và đồng đội  lập được ở chiến trường.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người chiến sĩ ấy lúc này là cán bộ nòng cốt của Khu Trị Thiên – mãnh đất đạn bom ác liệt, thấm đẫm máu xương nhưng anh hùng bất khuất.. Trong những chiến công hiển hách của của quê hương Trị Thiên anh hùng đều có bóng dáng của nhà cách mạng lão thành Vũ Soạn.

Trưởng thành từ chiến sĩ thành người chỉ huy, rồi cán bộ lãnh đạo, ở bất kỳ vị trí công tác nào cụ Vũ Soạn cũng cống hiến hết mình cho cách mạng, cho quê  hương, cho Tổ quốc, xứng đáng là người cộng sản trung kiên.

Khi  đã nghỉ hưu cụ vẫn nhiệt huyết với công việc nghiên cứu,  tổng  kết lịch sử về mảnh đất mà cụ đã suốt đời gắn bó, chiến đấu hy sinh – quê hương Trị Thiên yêu thương. Tuổi già sức yếu nhưng được làm việc nghiên cứu đóng góp sức mình cho quê hương luôn là niềm vui hạnh phúc của cụ.


Với  những cống hiến lớn  lao của cụ Vũ Soạn trong suốt hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta, Vinh dự to lớn đã đến với cụ đó là:
-         Đảng Cộng sản Việt Nam  đã ghi nhận sự đóng góp của cụ Vũ Soạn cho Cách mạng Việt Nam bằng việc trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi đảng.
-         Nhà nước ghi công cụ Vũ Soạn bằng việc tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh – Huân chương cao quý nhất của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
90 tuổi đời, 70 năm tuổi đảng cụ Vũ Soạn đã  sống trọn vẹn đôi đường với Tổ quốc và Gia đình. Cụ  có quyền tự hào về chặng đường đời mà cụ đã đi qua, về những cống hiến của cụ cho quê hương, đất nước.
Chúng con – lớp con cháu – luôn tự hào về cụ và các bậc lão thành cách mạng. Thế hệ con cháu hôm nay luôn lấy cụ làm tấm gương để soi mình, để sống tôt hơn, để góp phần nhỏ bé của mình  vào công cuộc phát triển và đổi mới của quê  hương, đất nước; để luôn xứng dáng với sư phấn đấu hy sinh cống hiến của cụ cũng như các thế hệ cha ông đi trước mớicó được những thành quả hôm nay.

Một lần nữa thay mặt cho các cựu HSMNxin kính chúc cụ Vũ Soạn – Cây đại thụ của mãnhđất Trị Thiên anh hung bất khuất: TRƯỜNG THỌ,  sống hạnh phúc cùng con cháu và quê hương, đất nước!
Chúc tất cả quý vị mạnh khỏe, hạnh phúc!

Xin cám ơn!

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

CÁ TRƯỢT LÀ CÁ TO


Như đã kể, H.A sau khi nhuận để làm nòng cốt cho lớp kế cận,  lên lớp 6 tưởng xong ai ngờ lại xuất hiện hai ông tướng mới nhuận, đó là Võ Hồng (Hồng khô) tướng trưởng và Thân Trọng Long (Long rồng) tướng phó, ui, so mặt bằng thể lực thì hai ông này to vật hơn hẳn bọn phiến quân tụi tôi. Và trật tự được lập lại ngay, khỏi đánh đấm, chế độ một thủ trưởng bắt đầu.
 Hồng khô làm tướng nhưng với tụi tôi có lẽ đó là tướng tài nhất, không tạt tai đá đít nữa, nhớn rồi, ai lại làm thế, phỏng? Đầu tiên là việc tăng gia trồng trọt, nó thường dẫn chúng tôi lang bạt kỳ hồ khắp nơi trong làng của dân Choang tìm nhặt phân bò, trâu, cứ tay mà hốt, hốt bằng tay là thể hiện sự yêu lao động quên mình (học tập các gương anh hùng Đại trại, Vương kiệt...). Nó cũng bày cách làm phân xanh nữa. Cái cây rau sống bạc hà là nó phát hiện ra, mang về trồng rồi nhân rộng ra đấy. Có nó sản lượng cây trồng lớp tôi tăng vọt, sướng tê người, thế mới tài.
Sáng sáng ngủ dậy đứa nào cũng lục tục lo vệ sinh đánh răng rửa mặt, chen nhau chí chóe, riêng Hồng khô nó cứ nằm thẳng queo trên giường đợi bữa sáng. Bạo dạn tôi hỏi: Sao mày không oánh răng vậy? Hề hề, rồi nó thủng thẳng: Chúng mày dại, oánh xong lại ăn ngay là vô tác dụng, còn tao ăn xong tao oánh luôn thể, thơm mồm cả ngày nhé, lại đỡ chen nhau. Tôi ớ người, vẻ hợp lý.
Nhưng có một điều nó và Long rồng không giúp được lớp tôi, đó là việc đá bóng với bọn lớp a, vẫn hợp tác xã toàn thua. Mặc dù khi đó đội hình tiêu biểu trong năm của lớp tôi nổi tiếng toàn trường luôn. Đây đội hình: thủ môn Hải chọt, hàng hậu vệ Hồng khô, Long rồng, Minh núi, tiền vệ  Hà Bắc, Bình chôn thịt, hàng tiền đạo Xuân Hùng, Vinh mập, Bùi Lý, Đình Tiến, Mạnh Long. Chúng tôi toàn sử đội hình chiến thuật 3-2-5 cho nó máu chiến đấu vật. Tôi nói đội hình nổi tiếng toàn trường là vì sao, vì lớp tôi lúc lủng có nhõn 11 chú. Chấp các đội khác thay người, bọn tôi không thèm ( mà thèm cũng chả được), chấn thương thì ra nghỉ một lúc rồi vào chiến tiếp, vô tư đi.
Được làm đệ tử của Hồng khô không phải dễ nhé, nhiều thằng cầu cạnh nhưng nó chỉ chọn hai thằng lớp tôi là Đình Tiến và Bình chôn thịt là ruột thôi, còn bên lớp a là Tá Vinh. Hồng khô nuôi một con chim sẻ khôn lắm, nó bắt  từ lúc còn nhỏ, hàng ngày ngoài cho ăn châu chấu, cơm, thỉnh thoảng nó lại nhè tý nước bọt cho chú sẻ uống, nó bảo như thế chim mới nhớ hơi mà trung thành. Đi đâu con chim sẻ cũng tung tăng bên cạnh, nó huýt sáo phát là chú chim lại sà xuống vai đậu ríu rít, bản lãnh của ông tướng là đây chứ đâu. Rồi không nhớ đứa nào trong đệ tử nó vô tình giẫm chết chú se sẻ yêu, chúng nó buồn da diết mấy ngày liền, đám tang chú chim sẻ được cử hành ở đằng sau chuồng lợn, nghe nói long trọng lắm...
Chủ nhật hàng tuần các lớp thay nhau xuống làm bếp giúp má Luận, lần lẩn tôi Hồng khô và Đình Tiến đến lượt, chúng tôi phải xếp lại kho củi sau bếp ý, trong đầu lâu Hồng khô luôn nẩy những ý tưởng táo bạo. Nó bảo: Ê, chuột cống ở đây to lắm, chúng mày xua nó ra tao đập nhé. Chúng tôi làm theo xua ra cho nó đập, nhanh gọn, nhẹ nhàng nó đập được ba chú ú nụ, toàn ăn của ngon vật lạ mà.
 Công việc xong xuôi bọn tôi được thả sớm, bó ba chú chuột vào giấy, rồi luồn trong áo, nó bảo hai thằng tôi theo nó. Ba thằng âm thầm kéo xuống xưởng mộc ông Kinh, nó gọi: Bác Kinh ơi mở cửa, nói thêm tý ông Kinh là du kích Ba tơ, đồng hương với Hồng khô nên hai bác cháu có vẻ thân nhau lắm. Ông Kinh mở cửa, ba thằng tôi lẻn vào, nó nói cháu có ba ông chuột đây, xả thịt làm bữa tươi nhé bác, ông Kinh ngoạc mắt nhìn nó một lát, rồi gật.
Củi lửa được bắc lên, tôi mới Đình Tiến lăng xăng điếu đóm một cách hồ hởi, nuốt nước bọt xoèn xoẹt vì mùi thơm, Hồng khô phụ ông Kinh nấu nướng vẻ sành sỏi. Dọn mâm lên, xoa chân ngồi xuống như người lớn, toàn ăn cơm theo kẻng rồi, ngồi ăn kiểu gia đình vầy, tâm trạng  bùi ngùi lạ. Ăn ngon một cách tò mò (làm gì biết chuột cống không hợp vệ sinh đâu) chén tới tấp. Chỉ một nhoáng là sạch sẽ, xong cũng là lúc kẻng cơm trường vang lên, bọn tôi lại te te chạy nhanh về tay ghế, tay bát xếp hàng đi ăn như vẫn, không ai biết. Bữa thịt chuột đầy ấn tượng. (Sau này tôi không còn dám ăn thịt chuột cống nữa vì sợ, he he...)
Hè năm ý lại một loạt thằng về nước, trong đó có đệ tử ruột của Hồng khô là Đình Tiến, vẫn theo truyền thống quý báu chúng nó cũng được tặng mỗi thằng một con vịt con để nối nhớ thương. Âm thầm Hồng khô leo lên xe đi cùng ra ga, nó ngồi lẫn trên xe tải cùng chúng bạn, người lớn không ai biết. Ra ga nó lẳng lặng leo tàu, nhằm vượt biên về nước luôn.
 Ở nhà điểm danh thấy Hồng khô mất tích, cả bọn tá hỏa đi tìm, không thấy, đêm thao thức rì rầm bàn tán, Hồng khô ơi mày ở đâu. Hai ngày sau nó được thầy Tường dẫn về trao trả, vẫn nguyên hình khuôn khổ, không rách rời chắp vá, chỉ hơi khô hơn tẹo. Xúm lại hỏi, nó bảo: Tao tính vượt biên về để đi lính, nhưng đến Bằng tường thì bị tóm, xui quá xui quá. Hỏi sao liều thế? Nó cười hiền: Ờ mình xin đi bộ đội thì chính đáng quá còn gì... Thế đấy, lòng yêu nước vận vào tụi nó từ bé. (Sau này còn một đợt vượt biên nổi tiếng nữa là của các đ/c Mỹ, Ánh, Đức...)
Lên lớp 7 thì hết tướng, vì mấy anh dân tộc học hè vượt lên, mấy anh lớn tuổi to cao lừng lững, bọn chúng tôi tuổi gì mà sánh, hai nữa cũng nhơn nhớn rồi còn nhiều điều thú vị đáng để mắt hơn...
Khi được về nước một cách công khai thì Hồng khô lại âm thầm mang mớ hạt giống dưa lê, hạt cải, bí đỏ, qua mặt hải quan để về trồng  thử ở Việt Nam, một ý tưởng đáng nể...và hình như nó đã đạt được ý nguyện.
Còn một đứa thứ hai cũng tài, đó là thằng Minh núi. Thằng này nó có cái đam mê nuôi súc vật, mà nó nuôi mát tay tợn. Tuy nhiên nó cũng có tật, tật thích móc rốn, từ hồi lớp hai nó vẫn hay tự móc rốn nó, hôm nào được nằm cạnh thằng Bắc vân thì nó móc thôi rồi. Thằng Bắc vân mấy lần mếu máo khoe: Minh núi làm tao nhiễm trùng rốn rồi chúng mày ơi, hề hề, không phét nhé.
Tôi có cảm tưởng nếu cùng nuôi gà đẻ trứng, thì gà người ta nuôi ngày đẻ một trứng thì gà nó nuôi phải đẻ ngày hai trứng chứ chả đùa. Cái hố xí hai ngăn ngay trước lối xuống khu tăng gia ý, hồi hổi lớp b tôi một ngăn, lớp a một ngăn chỉ để nuôi gà, vịt thôi.
Chúng tôi có con gà mái bị rù, thằng Minh núi nó thương lắm, không thể để chết, nó nhét vào họng con gà một vốc tỏi to, con gà khỏi nhưng bị điên, thỉnh thỏang nó lại quay mòng mòng một chỗ vui mắt lắm, đến người ăn còn bốc hỏa lên, huống chi là gà. Mà cũng lạ, điên nhưng nó vẫn đẻ đều đều, trứng nó ấp ra nở tuốt không thối quả nào, nhẽ nó khờ nên mấy ông gà trống dễ dụ hay sao ý, tôi thật.
 Nó truyền lòng đam mê ấy sang cả chúng tôi, buổi trưa nếu không lén bổ tường cùng thằng Vinh mập đi bắt cá lia thia, thì nó cũng mò ra chuồng gà, cái môi dưới bặm lại, nó ngẩn người ngắm nhìn mê mệt. Một lần tôi theo nó, mở nắp dưới hố xí, nhìn qua cái lỗ nhỏ thông lên, nó xuỵt bảo trật tự để xem gà đẻ, hai thằng lúi húi rình từ lúc chú gà bắt đầu rặn đẻ, mặt chú gà đần dần, đít hạ xuống ổ, quả trứng từ từ thò ra còn ướt hôi hổi, một lúc mới khô lại. Đợi con gà nhảy ra cục ta cục tác, ú òa, nó liền xông vào ôm quả trứng đem cất chờ ngày ấp, ngoạn mục như chơi công an bắt gián điệp.
 Nuôi vịt thì con vịt của nó khỏe nhất, lông mượt nhất, bọn vịt chúng không biết uống nước bọt, nếu biết nó cũng cho uống ngay để nhớ chủ ý chứ. Hàng ngày bọn chúng tôi cả lớp a, lẫn lớp b thường ngồi trên triền cỏ mà ngắm đàn vịt rồi bình loạn, tên vịt được đặt theo tên của các nhà lãnh đạo Campuchia, thế mới hài...
 Sau ra trường ngoài học, nhà nó ở số 53 Hàng giấy HN, gần chợ Đồng xuân, mỗi lần tôi đến toàn thấy nó lang thang ở hàng chim cá cảnh trong chợ, rồi nó lúi húi đóng chuồng nuôi bồ câu, thế nào mà bồ câu các nơi khác cứ ùa về chuồng nó đông vật, nó nói ăn cháo chim ra ràng phát ớn luôn, oách chưa, và tôi tin.
Thật tiếc chúng nó có sự đam mê và năng khiếu vậy mà cả hai thằng đều theo học nghành kỹ thuật, nếu có hướng nghiệp đi theo ngành nghề mà chúng đam mê thì biết đâu lại có thêm ông Lương Đình Của mới thì sao, cứ ước thế đi cho hoành nhề, ai đánh thuế đâu, tiếc tiếc là...
(Còn nhiều năng khiếu đáng tiếc trong HSMN lắm, mời mọi người hùa vào móc ra nhé).

 XH

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

THAY LỜI CHÚC MỪNG

   Trên đường xuôi Nam (trong chuyến xuyên Việt), tôi đã may mắn được gặp “người cha VN anh hùng” của MF.
    Cụ thuộc lớp người “vừa làm thơ vừa đánh giặc”. Cái thời mà chủ nghĩa yêu nước, tinh thần lạc quan CM hòa quyện vào nhau biến thành nguồn cảm hứng thi ca đầy lãng mạn và bi tráng. Con người lúc ấy đương đầu với gian khổ, hiểm nguy mà sao lòng cứ nhẹ tênh, thanh thản.
  Một thời, vâng một thời lịch sử đã để lại dấu ấn vàng son, để rồi hôm nay ta lại chợt chạnh lòng: sao hồi này các cụ ít làm thơ thế nhỉ?
   Tôi ngồi tiếp chuyện cụ khá lâu. Người ta nói, người già sống bằng hồi ức chắc là đúng. Những tháng năm kháng chiến lần lượt hiện về như khúc phim quay chậm. Tôi không nhớ được nhiều, nhưng chắc chắn có một câu còn đọng lại: “mình đã gắng sức chiến đấu thật nhiều, thật nhiều chỉ để mong được gặp Bác Hồ”.
  Cái cách “để gặp Bác” của Cụ thật phi thường và “niềm mong mỏi” đó đã biến thành động lực thôi thúc . Năm 1953(?) Cụ đã được ra Việt Bắc báo cáo thành tích đánh Tây với Bác. Tôi không nói, hẳn các bạn cũng biết tấm huân chương HCM có ý nghĩa thế nào với Cụ?
   Nhân ngày “đại hỉ” của gia đình MF, tôi xin chia sẻ mấy tấm hình.

" Trụ sở Văn phòng Thành ủy t/p Huế"
Cận cảnh
Gặp gỡ cán bộ lão thành CM.
Nghe tin bạn Trỗi đến, Cụ đã "áo bỏ trong thùng"
ngồi chờ"khách" cả tiếng đồng hồ, thật cảm động.
Các bạn phóng to dùm
Chiến sĩ +thi sĩ làm bọn đế quốc ,
thực dân thằng nào cũng ngán
Đã có người nói hộ ta
Chúc cụ sống lâu , vui vẻ cùng con cháu

                                                                                          SG 4/9/2013

NHẮN TÌM ĐỒNG ĐỘI


"Nặc danh nói...
Em gái anh Sơn là bạn Minh Nguyệt học chung lớp với tụi em nhóm Quế Bé 1975.Sau khi anh Sơn mất,bạn ấy về nước.Nghe nói hiện đang sống ở TP.HCM và gia đình đã đưa anh Sơn về rồi.Các anh chị tìm hiểu kỹ lại xem.
11:46:00 06-06-2013 "

Chị Nguyệt Hồng - đt 0908 918 669 cần liên lạc gấp với nặc danh có tin nhắn trên . Liên lạc với chị ngay nhé , rất cần đấy em ạ . Thân .

Tin nhắn

Tôi là thân nhân anh Nguyễn Văn Hòa, học sinh K7 trường Trỗi mất năm 1967 tại Quế Lâm. Tôi cần liên hệ với thân nhân gia đình anh Nguyễn Ngọc Sơn trường Bé (mất năm 1968 tại Quế Lâm).
Các anh chị trường Trỗi và trường Bé nếu có thông tin về gia đình anh Sơn, xin cho tôi biết.

Thông tin liên lạc của tôi:
Nguyễn Thị Tuyết Mai
Số điện thoại 0904214997-hoặc: 0438512783
Email: ducle320@yahoo.com.vn
Xin cám ơn nhiều!

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Thư mời

Nhân dịp được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
Nhân dịp được BCH TW Đảng trao tặng Huy Hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Nhân dịp con cháu làm lễ Mừng Thọ 90 tuổi.
Phụ huynh Quế gửi lời trân trọng kính mời: các anh chị và các bạn HSMN, các anh chị Trỗi
Đến dự để chia sẻ niềm vui với gia đình.
Thời gian: 16 giờ ngày 7 tháng 9 (thứ 7) năm 2013 (nhằm ngày 3 tháng 8 năm Quý Tỵ)
Địa điểm: Nhà hàng Festival 11 Lê Lợi - Tp. Huế

Sự hiện diện của quí vị là niềm vui và sự vinh hạnh cho phụ huynh và gia đình!

Q.MF

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

DỊ BẢN GIÓNG

Dị bản Gióng

5 tháng 12 2012 lúc 14:14
     Thời Hùng vương đệ lục  có Xú cô, sau khi ướm thử dấu chân to về nhà thì "càm động" sau ba năm sinh ra một thằng bé câm, đặt tên là Gióng.
     Năm lên ba tuổi, đang ngủ, nghe sứ giả  nhà Vua gọi loa tìm người tài ra đánh giặc Ân um sùm thì bực bội, tức mình vì không ngủ được nên biết nói !. Phán với xứ giả: về tâu với vua cho mỗi thứ một cái hoặc con đều bằng sắt ngựa, gậy, áo, nón... ta sẽ đánh tan giặc Ân. Y hẹn, Vua Hùng đệ lục cho người gởi đủ các món trên cho Gióng ( nhưng không biết đó là sắt cốt beton, bây giờ hiện đại hơn bọn quan hoạn làm beton cốt tre, không biết do công xưởng, nhà máy nào gia công). Khi xung trận, tất cả những trang bị dỡm đều bị gãy rách, nên phải đánh giặc bằng bụi tre !!
     Kết quả: ta thắng , địch thua. Gióng về nhà chạy bộ lên Sóc sơn ( ngựa cốt beton chít òi ) để về trời kịp mai dự khai giảng lớp mẫu giáo trên Sky Garden ( Cháu lên ba cháu vô Mẫu giáo chứ không phải  là  để vui thú điền viên). Quan cận thần của Hùng vương đệ lục chặn lại bảo phải viết báo cáo , tổng kết, làm đơn để bình công, phong thưởng. Gióng là người trời, sợ tụi hạ nhân gian làm cho rách việc, thì ba chân bốn cẳng chạy thẳng về trời, từ đó không nghe nói còn dám xuống nhân gian một lần nào nữa !!
    Vì thương nhớ con và do tuổi già cô quạnh, Xú Cô thành Xú lão bà.
     Sau lại nghe một giai thọai:  Có hai con vịt  Cồ đi trên hè đất Phong châu Đô thành của Văn lang, kháo nhau là Gióng bị khép tội vô tổ chức, vô kỷ luật, tự động về quê không báo cáo tổ chức, đào ngũ nêu gương xấu cho các thế hệ mai sau ( Gióng là người VN đầu tiên Đào ngũ mà ), mọi công trạng về cả triều đình. Vì có đứa con đào ngũ nên mẹ Gióng cũng không được bình xét phong tặng là: Bà mẹ Văn lang anh hùng ! Cạc..cạc..cạc

Kết quả thi cử của Quế con

Các Quế chớ có bỏ qua tin tức ở trang này:
http://trancongquelam.blogspot.com/
Hãy chúc mừng cho Quế con, không biết năm nay còn những Quế con nào thi đỗ nữa không nhỉ? Thông báo cho các bố mẹ Quế để chờ TGTB chiu đãi cho luôn mồ hôi đi!

Thông tin từ Quế Ráo: Con trai Lê Huệ cũng đậu đại học y Phạm Ngọc Thạch! Chúc mừng Lê Huệ và Quế con!